Hướng dẫn chi tiết cách trồng địa lan sato

07:43:16 27/04/2023

Địa lan sato được nhiều người chơi lan săn đón vì vẻ đẹp và màu sắc đặc trưng của hoa. Vậy làm thế nào để trồng được loại hoa xinh đẹp này? Cùng VNFarm tìm hiểu cách trồng địa lan sato ngay trong bài viết này. 

Xem nhanh

1. Đặc điểm của địa lan sato


Địa lan sato là loại cây thân thảo có kích thước khoảng 0.3 - 1.5m, hoa có dạng hình khum khum giống quả trứng, sau một thời gian hoa sẽ nở bung. Lá địa lan sato mọc thành lùm hình dải và sừng. Cuốn hoa to bản và có từ 7 - 15 bông. 

Hoa địa lan sato có màu vàng, họa tiết vân kẻ sọc hoặc các đốm màu đỏ, cam, đồng, nâu, trắng xen kẽ với nhau. Hoa mọc thành từng cụm dài có độ uốn nhất định. Hoa thường nở kéo dài khoảng 2 - 3 tháng và chỉ nở 1 lần trong năm chủ yếu là vào tháng 1, 2 lúc thời tiết mát mẻ. 

2. Hướng dẫn cách trồng địa lan sato đúng kỹ thuật ngay tại nhà

Các bước chuẩn bị và hướng dẫn cách trồng địa lan sato sẽ được VNFarm bật mí ở dưới đây:

2.1. Chậu trồng địa lan sato


Để trồng địa lan sato bạn nên chọn những chậu có dáng cao để lá và hoa có thể rủ một cách thoải mái. Địa lan sato có nhiều thân nên chọn những chậu có đường kính lớn. Nên chọn những chậu có lỗ ở đáy để đảm bảo việc thoát nước cho cây khi trồng. 

2.2. Giá thể trồng địa lan sato


Bạn có thể sử dụng những nguyên liệu như vỏ đậu, vỏ trấu nung, dớn mềm, dớn xơ, xơ dừa, vỏ thông, vỏ cà phê nung,... Bạn có thể sử dụng riêng lẻ hoặc trộn các nguyên liệu trên với nhau. Giá thể phải đảm bảo có khả năng giữ ẩm (40 - 60%) và thoát nước tốt, phân hủy chậm để tránh trường hợp bị mụt nát gây tích nước và giảm độ thoáng. 

3. Chi tiết từng bước về cách trồng địa lan sato


Bước 1: Rửa sạch khóm địa lan sato với nước sạch rồi đặt vào rổ để ráo. Lưu ý khi rửa nên thực hiện một cách nhẹ nhàng và tránh làm tổn thương tới rễ và mầm cây. 

Bước 2: Tiến hành bón phân lót vào đáy chậu với độ dày khoảng 5 - 7 cm, tùy thuộc vào chiều cao của chậu và kích thước của bộ rễ. Tiếp theo, cho giá thể đã chuẩn bị vào chậu và cho cây xuống. Sau khi lắp giá thể, bạn nên phủ một lớp rêu mỏng lên bề mặt chậu. Khi lấp đất cần chừa một phần hở để tạo độ thông thoáng cho cây. 

Bước 3: Tưới đẫm nước bằng bình phun cho cây. Khi tưới kết hợp với làm sạch môi trường và chậu trồng.

Bước 4: Đặt chậu địa lan sato đã trồng ở nơi râm mát, thông thoáng, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp và nước mưa trực tiếp để cây nhanh hồi sức. 

4. Hướng dẫn cách chăm sóc địa lan sato sau khi trồng 

Áp dụng tốt cách trồng địa lan sato thì quá trình chăm sóc sau khi trồng sẽ đơn giản hơn rất nhiều, cho tiết các bước chăm sóc như sau:

4.1. Tưới nước cho địa lan sato


Tưới nước cho cây khoảng 1 - 2 lần mỗi tuần vào lúc sáng sớm hoặc chiếu tối Số lần tưới nên giảm lại vào mùa mưa khi thời tiết ẩm ướt. Bạn nên chú ý đến độ ẩm của đất, nếu quá khô thì cây có thể sinh trưởng và phát triển chậm. 

4.2. Vị trí đặt chậu cây địa lan sato

Sau khi thực hiện cách trồng địa lan sato thì nên đặt cây ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, sử dụng giàn che mưa và che nắng. Bạn có thể đặt lan tại những nơi có điều kiện môi trường thích hợp như ban công, hiên nhà, cạnh cửa sổ hoặc phòng khách,... 

4.3. Ánh sáng và nhiệt độ phù hợp với địa lan sato


Xem thêm:

Địa lan sato sẽ phát triển tốt khi nhiệt độ duy trì 20 - 30 độ vào buổi sáng và 10 - 15 độ C vào buổi tối. Cây ưa nắng nhưng nếu gặp nắng gắt hoặc nắng quá yếu cây lan sẽ sinh trưởng kém thậm chí là cây sẽ chết. 

Nếu ánh sáng quá gắt cây sẽ chuyển sang màu vàng nhạt, còn nếu ít nắng như trong phòng tối và bóng râm nhiều cây sẽ chuyển sang màu xanh đậm. Cây sẽ khó ra hoa nếu ở trong mỗi trường ánh sáng không ổn định và phù hợp. 

4.4. Thay chậu định kỳ cho cây

Nếu bạn trồng địa lan sato trong chậu có chứa than và đá ngay từ đầu thì sau khoảng 4 - 5 năm bạn nên thay chậu mới 1 lần, vì than và đá có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt nên cây sẽ không bị úng nước. Tuy nhiên, nếu bạn trồng giá thể là vỏ dừa hoặc vỏ cây thì bạn nên thay chậu sau mỗi 2 năm. Sau khi thay chậu mới, bạn nên ngưng tưới nước trong khoảng 1 - 2 tuần, sau đó bạn có thể tưới nước và bón phân để cây nhanh hồi sức. 

4.5. Phòng trừ bệnh cho địa lan sato


Cách trồng địa lan sato dễ hơn các loại lan khác vì giống lan này ít khi gặp sâu bệnh hại. Tuy nhiên, bạn không nên lơ là khi chăm sóc cây nhất là trong giai đoạn phát triển, cây sẽ mắc các bệnh như đốm nâu, bệnh thối rễ, thán thư, cháy nắng,... ở giai đoạn cây ra mầm hoa. Khi gặp phải những bệnh này bạn có thể sử dụng thuốc sinh học Trium để trị bệnh cho lan. 

Khi sử dụng thuốc nên phun vào buổi sáng hoặc buổi chiều lúc nhiệt độ thấp. Tiến hành phun toàn diện, đều, bao gồm mặt lá, lưng lá, mép chậu. 

5. Một số lưu ý khi chăm sóc địa lan sato 


Khi chăm sóc địa lan sato bạn nên lưu ý những điều sau đây: 

  • Tuyệt đối không nên đổ bã cà phê, bã chè vào chậu cây, luôn giữ mặt chậu cây thoáng, nếu trồng trong nhà thì mỗi tháng một lần nên mang chậu cây ra ngoài trời một tuần. 

  • Khi địa lan sato xuất hiện các lá bị vàng, lá bị úa hoặc lá héo thì phải cắt bỏ đi ngay. 

  • Không đặt chậu cây dưới nắng trực tiếp vì ln rất sợ nắng và khô. 

Trên đây là cách trồng địa lan sato vô cùng đơn giản bạn có thể tự trồng mà không cần quá nhiều công đoạn phức tạp. Chúc bạn thành công trồng được một chậu địa sato xinh đẹp để trang trí cho không gian sống. Ghé VNFarm thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về cách trồng và chăm sóc các loại hoa nhé! 


Liên hệ