Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cúc cổ Sơn La
Cúc cổ Sơn La là một loại cây trồng lâu năm, ít bị sâu bệnh và có khả năng phát triển nhanh. Đây là một trong các loại cây nở hoa vào dịp Tết Nguyên Đán. Thời gian hoa nở rất lâu, kéo dài khoảng 30 ngày. Vậy hãy cùng VNFarm tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cúc cổ Sơn La ở bài viết này nhé!
1. Cúc cổ Sơn La là hoa gì?
Cúc cổ Sơn La là một loài cây có nguồn gốc lâu đời và trồng rất phổ biến ở Sơn La. Hoa cúc nở thành từng chùm, có màu đỏ đô. Màu đỏ đô của hoa cúc cổ Sơn La phụ thuộc rất nhiều vào quy trình chăm sóc và điều kiện thời tiết.
Hoa sẽ có màu đỏ đậm trong thời tiết rét đậm, thời tiết ấm áp hơn thì màu sắc của hoa sẽ nhạt hơn. Nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, màu hoa cũng sẽ đậm hơn so với cây bị thiếu chất dinh dưỡng. Cây cúc cổ Sơn La sẽ có màu đậm hơn trong môi trường nắng nhiều và ngược lại.
Thân cây cúc cổ Sơn La có màu tía và phân cành phân nhánh rất tốt. Lá mọc so le nhau, ở mỗi nách là sẽ có 1 chùm hoa.
Rất nhiều người thắc mắc cúc cổ Sơn La sống được bao lâu. Có thể tự tin khẳng định rằng, cúc cổ Sơn La là một loài cây sống được lâu năm. Cây cúc cổ đỏ Sơn La rất dễ chăm sóc, có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Cho nhiều hoa và hoa rất bền đẹp.
2. Ý nghĩa của hoa cúc cổ đỏ Sơn La
Ngoài có tác dụng trang trí nhà cửa hoa cúc cổ đỏ Sơn La còn mang nhiều ý nghĩa phong thuỷ tốt đẹp cho gia chủ.
Màu đỏ trong là biểu tượng của sự may mắn, nếu gia chủ sở hữu một cây cúc cổ Sơn La trong dịp năm mới thì sẽ có một năm may mắn và nhiều tài lộc.
Hoa được trồng nhiều trong sân vườn, trên ban công căn nhà. Ngoài ram hoa được sử dụng để cắm hoa thắp hương hoặc trang trí trong nhà. Hương thơm dịu nhẹ của cúc cổ Sơn La sẽ giúp xua tan căng thẳng mệt mỏi sau một ngày làm việc mát mẻ.
3. Hoa cúc cổ Sơn La ra hoa vào mùa nào?
Cúc cổ Sơn La ra hoa vào mùa Đông. Nếu chăm sóc tốt, cây trưởng thành có thể ra lứa hoa thứ 2 kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Trồng càng lâu thì hoa sẽ nở càng to, màu hoa đỏ thắm, ở nơi khí hậu nóng hoa có màu đỏ hơi cam.
4. Chuẩn bị vật dụng gì khi tiến hành cách trồng cúc cổ Sơn La?
Đối với cách trồng và chăm sóc cúc cổ Sơn La thì công đoạn chuẩn bị là quan trọng nhất nó quyết định trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, chi tiết như sau:
4.1. Thời vụ thích hợp để thực hiện kỹ thuật trồng cúc cổ Sơn La
Thực hiện kỹ thuật trồng cúc cổ Sơn La quanh năm. Tuy nhiên, thời điểm trồng chính tốt nhất tùy thuộc vào điều kiện thời tiết của từng vùng miền. Ở các tỉnh phía Bắc, thích hợp trồng vào mùa xuân từ tháng 2-4 dương lịch. Còn ở các tỉnh phía Nam, thích hợp trồng đầu hoặc cuối mùa mưa, khoảng tháng 8-10 dương lịch.
4.2. Chuẩn bị giá thể và dụng cụ trồng hoa cúc cổ đỏ Sơn La
Đối với cách trồng và chăm sóc cúc cổ Sơn La thì đất trồng cây cần trộn chung với trấu hun, phân hữu cơ và mụn dừa. Đất trồng phải đảm bảo độ tơi xốp và thông thoáng để không làm cây bị ngập úng. Trong môi trường đất đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cây cho nhiều hoa có màu sắc đẹp hơn.
Để trồng hoa cúc cổ Sơn La, bạn có thể sử dụng chậu với các kích thước khác nhau để trồng. Kích thước của chậu cần phù hợp với số tuổi cây cúc cổ Sơn La. Nếu cây đã lớn tuổi và có nhiều cành thì ưu tiên nên chọn chậu có kích thước lớn hơn. Nếu cây mới trồng được 1 năm thì nên sử dụng chậu có kích thước từ 15-20 cm.
4.3. Chọn giống hoa cúc cổ Sơn La
Giống trồng cây cúc cổ Sơn La, thì có thể mua trực tiếp ở các đơn vị nhà vườn uy tín. Khi lựa chọn cây giống, bạn cần tuân thủ một số tiêu chí như sau: Cây sinh trưởng phát triển tốt, không có dấu hiệu của nấm bệnh, phần gốc khi cấu nhẹ có màu xanh không bị thâm đen. Nếu quan sát thấy phần gốc bị thâm đen, cây có thể bị bệnh.
5. Hướng dẫn cách trồng cúc cổ Sơn La tại nhà
Kỹ thuật trồng cúc cổ Sơn La cực kỳ đơn giản. Có thể áp dụng phương pháp giâm cành hoặc tách mầm từ cây cúc cổ Sơn La mẹ.
-
Phương pháp tách mầm từ cây mẹ: Chọn những cây mẹ to khỏe và có khả năng sinh trưởng tốt. Chỉ tiến hành tách mầm trồng trong vụ đông xuân.
-
Phương pháp giâm cành: Cũng như các phương pháp giâm cành cây khác. Khi giâm cành cúc cổ Sơn La cũng lựa chọn những cành bánh tẻ. Sau đó cắt ngắn một đoạn khoảng 5cm. Đem giâm cành ở nơi đất ẩm và phải che mát một thời gian. Khi cành giâm mọc rễ, có thể đem ra chậu để trồng.
6. Hướng dẫn cách chăm sóc cúc cổ Sơn La
Áp dụng đúng cách trồng và chăm sóc cúc cổ Sơn La thì cây sẽ nhanh ra hoa, chi tiết cách chăm sóc như sau:
6.1. Tưới nước cho hoa cúc cổ Sơn La
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách trồng hoa cúc nở hoa kịp tết
- Hướng dẫn cách trồng hoa cúc vàng chi tiết và chính xác nhất
Tùy vào điều kiện thời tiết mà điều chỉnh lượng nước tưới cho cây cúc cổ Sơn La. Trong thời điểm cây mới trồng cần phải tưới đủ nước cho cây. Phải tưới nước ngay khi đất trồng quá khô và ngược lại. Nếu trời mưa to, không cần tưới nước cho cây cúc cổ Sơn La.
6.2. Bón phân cây cúc cổ Sơn La
Bón phân cho cây cúc cổ Sơn La thường xuyên sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Đối với phân dạng nước, nên tiến hành tưới cho cây mỗi tuần 1 lần. Đối với các loại phân dạng khô nên bón cho cây 2 lần mỗi tháng. Có thể sử dụng phân gà, phân trùn quế, phân dê,... để tưới cho cây.
Ngoài ra cũng có thể sử dụng các loại phân vi sinh định kỳ bón cho cây 1 lần mỗi tháng. Nếu cây cúc cổ Sơn La có nụ và có hoa nên bón cho cây một ít phân đầu trâu (loại 701, 702). Cách 10 ngày tiến hành bón cho cây một lần.
6.3. Kiểm soát côn trùng gây hại trên cúc cổ Sơn La
Đối với cách trồng và chăm sóc cúc cổ Sơn La, cây rất thường xuyên bị tấn công bởi các loài côn trùng gây hại. Một số loài điển hình như là: Nấm lá, rệp, rầy,... Cần phải phát hiện kịp thời để đưa ra các biện pháp phòng trừ hiệu quả, để hạn chế sự lây lan sang các cây khác.
-
Nấm lá: Loại nấm này tấn công sẽ làm cây bị xấu đi và phát triển kém. Cần phải trồng cây ở những nơi thoáng mát, môi trường đất trồng phải được khử trùng bằng bột vôi hoặc khi cây nhiễm bệnh có thể sử dụng Venri để phun.
-
Rầy, rệp: Hai loài côn trùng này thường bám ở ngọn cây cúc cổ Sơn La. Sử dụng Vansi để phun cho cây cúc cổ Sơn La nếu rầy, rệp tấn công quá nhiều
6.4. Cắt tỉa hoa cúc cổ Sơn La
Có thể tự do cắt tỉa, tạo dáng cúc cổ Sơn La theo sở thích cá nhân. Thường xuyên cắt tỉa các cành quá nhỏ và bấm ngọn để tán cây được xum xuê và cho nhiều bông hơn. Có thể lựa chọn một trong 3 dáng sau để tỉa cho cây cúc cổ Sơn La: Dáng bụi, dáng thác đổ, dáng 1 thân.
-
Dáng bụi: Đây là dáng thông dụng nhất của cây cúc cổ Sơn La. Cách tạo dáng bụi cho cây cúc cổ Sơn La cũng rất đơn giản. Chỉ cần chăm chỉ bấm ngọn cây sẽ có thể trồng được một cây cúc cổ Sơn La dáng bụi cực kỳ đẹp
-
Dáng thác đổ: Muốn tạo dáng thác đổ cho cây cúc cổ Sơn La phải tiến hành vít ngọn cây xuống khi cây còn nhỏ. Vì khi cây còn nhỏ, thân ngọn mềm rất dễ dàng để tạo dáng. Tiến hành bấm ngọn cho cây cúc cổ Sơn La sau khi vít ngọn xuống. Cây và chậu là hai yếu tố quan trọng quyết định độ ngắn dài của thác. Sử dụng chậu có dáng cao khi có ý định tạo dáng đổ cho cây cúc cổ Sơn La sẽ mang tính thẩm mỹ cao hơn.
-
Dáng 1 thân (dáng thân tree): Tùy vào sở thích muốn đoạn lộ thân dài hay ngắn mà tiến hành cắt bỏ hết các nhánh xung quanh thân gốc. Sau đó mới thực hiện thao tác bấm ngọn để tạo tán cây cân đối.
Nếu áp dụng cách trồng và chăm sóc cúc cổ Sơn La một cách hợp sẽ giúp cây ra hoa đúng dịp tết. Đây là thời điểm cây cúc cổ Sơn La cần phải nở thật nhiều hoa với màu sắc thật đẹp để mang đến nhiều tài lộc và may mắn.
Có thể thấy được cách trồng và chăm sóc cúc cổ Sơn La không quá khó khăn. Mong rằng với những thông tin mà VNFarm chia sẻ ở trên có thể giúp bạn trồng được một chậu cúc cổ Sơn La tuyệt đẹp.
Cập nhật thêm nhiều thông tin hay về cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại trên các loại hoa thì hãy theo dõi các bài viết mới nhất của VNFarm nhé!