Hướng dẫn cách trồng hoa cúc đơn giản ai cũng làm được

09:52:33 04/05/2023

Hoa cúc không chỉ được trồng vào ngày Tết mà ngày thường vẫn có thể trồng để làm đẹp không gian nhà. Với nhiều màu sắc khác nhau hòa quyện cùng hương thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng. Hoa cúc đã trở thành sự lựa chọn của rất nhiều hộ gia đình. Hiểu được điều đó VNFarm mách bạn cách trồng hoa cúc đúng kỹ thuật ngay trong bài viết sau đây!

Xem nhanh

1. Đôi nét về hoa cúc


Hoa cúc có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc. Và điều đặc biệt, tại Nhật Bản thì hoa cúc được xem như một loài hoa quý và được ví như quốc hoa của quốc gia này. Ngày nay, cúc được trồng phổ biến ở nước ta. Sắc hoa góp phần làm các dịp đặc biệt như lễ cưới, ngày Tết, phòng làm việc, không gian nhà,... thêm nổi bật và sinh động hơn.

Cúc phù hợp với nhiều phong cách trang trí vì hoa cúc có nhiều màu sắc khác nhau, hình dáng hoa cũng đa dạng. Theo như ước tính, hiện nay tại Việt Nam có hơn 50 giống cúc và trên thế giới có đến 600 giống cúc bởi loài hoa này rất dễ nhân giống. 

Và một điều đặc biệt, khi cắm hoa trong bình thì hoa cũng lâu tàn và khi tàn cũng không rơi rụng trên sàn nhà nên được nhiều người ưa chuộng. 

2. 3 giống cúc trồng phổ biến tại Việt Nam

2.1. Cúc họa mi 


Cúc họa mi tại những vùng có khí hậu lạnh, hoa mọc dại ở ven đường. Với dáng hình mỏng manh, yếu đuối nhưng lại tràn đầy sức sống. Khi cây hoa ở giai đoạn vươn cao có nhiều cành nhánh. Ở phần đầu thì mọc thành nhiều hoa có dạng hình nhỏ, mềm. 

Hiện nay, trên thị trường có cúc họa mi màu tím, trắng, đỏ,... tùy thuộc vào sở thích mà bạn lựa chọn loại hoa cho phù hợp. Hoa thường sẽ nở vào cuối thu khoảng tháng 10 đến tháng 11 hằng năm. Khi cúc họa mi nở, có nghĩa mùa đông đã sắp đến. 

2.2. Cúc mâm xôi


Cúc mâm xôi rất được ưa chuộng vào ngày Tết tại Việt Nam. Đặc điểm hoa nở chi chít và chúng nở liên tục. Hoa cúc nở có thể để rất lâu, 2 - 3 tháng sau tết thì hoa mới bắt đầu tàn. 

Vào ngày Tết hoa được sử dụng để trang trí đường phố, nhà cửa,... thể hiện được sự sung túc, ấm no, đầy đủ cho cả một năm. Với những cánh hoa nhỏ và dày, tạo hiệu ứng thích thú cho người ngắm. Đây là sự lựa chọn mà bạn không thể bỏ qua. 

2.3. Cúc kim cương


Loại hoa cúc này nghe khá lạ lẫm, đây là loài hoa đơn bông. Hoa được xếp vào dạng to có màu vàng, tím, trắng đa dạng, dễ dàng cho người lựa chọn. Các cành của hoa cúc to và có cao từ 60 đến 100 cm. Nhưng yếu tố này còn phụ thuộc vào cách chăm sóc của người trồng. 

Hoa cúc chủ yếu bắt gặp trong các dịp thờ cúng, đặt trên bàn thờ ông bà, tổ tiên. 

Bên cạnh đó vẫn còn đa dạng các loại cúc khác như: cúc 7 màu, cúc huân chương,... tùy vào địa hình, khí hậu mà bạn có thể lựa chọn loại hoa cho phù hợp. 

3. Các bước chuẩn bị tiến hành cách trồng hoa cúc tại nhà

Chi tiết thực hiện cách trồng hoa cúc như sau:

3.1. Lựa chọn hạt giống hoa cúc


Như đã đề cập ở trên, có đa dạng các loại hoa cúc khác nhau. Khi thực hiện cách trồng hoa cúc tại nhà bạn cần xác định được khí hậu và thổ nhưỡng ở nơi mình sống. Ví dụ, cúc họa mi tuy đẹp nhưng chủ yếu sống ở những vùng có khí hậu lạnh từ 20 đến 25 độ C. Khi đã xác định được loại hoa mình thích, bạn hãy đến các cửa hàng vườn ươm hoặc sàn thương mại điện tử để mua hạt giống hoa cúc. 

Chú ý xem kỹ thông tin trên bao bì và hạn sử dụng của hạt giống để khi gieo tỷ lệ nảy mầm sẽ cao hơn. 

3.2. Chuẩn bị đất trồng hoa cúc


Đất có độ tơi xốp, trên bề mặt phẳng và có độ thoát nước tốt, đồng thời đất thịt nhẹ, có độ pH đạt từ 6 đến 6.5 là phù hợp để thực hiện cách trồng hoa cúc. Trước khi gieo trồng, nên nhổ cỏ sạch tiêu hủy hết những tàn dư thực vật, nhớ xới đất kỹ để hoa đạt chất lượng cao. 

3.3. Thời vụ trồng hoa cúc


Xem thêm:

Đối với cách trồng hoa cúc tại nhà, tùy vào giống hoa cúc mà có thể trồng vào các mùa vụ khác nhau. Riêng đối với các loại hoa cúc trồng đến kịp Tết Nguyên Đán thì thời gian gieo rơi vào khoảng tháng 11 và phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh khác. 

3.4. Kỹ thuật gieo trồng hoa cúc tại nhà


Trong kỹ thuật trồng hoa cúc thì cách gieo trồng hoa cúc là yếu tố quyết định cây hoa có nảy mầm và đạt chất lượng hay không. Bắt tay vào gieo hoa cúc cùng VNFarm ngay nào!

Tiến hành lấy đất cho vào giá thể ươm cây. Giá thể ở đây có thể là tro trấu, mụn xơ dừa. Lấy cốc nhỏ hoặc khay vuông nhỏ để ươm cây ươm trước. Khi cho hạt vào thì lấp một lớp đất mỏng lên trên sau đó tưới nhiều nước lên trên. 

Trong quá trình đợi hạt lên cây con thì lưu ý cung cấp đủ ẩm để hạt được nảy mầm, đặt cốc hoặc khay ở nơi có ánh sáng và thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. 

Nếu tiến hành theo đúng như thông tin phía trên, chỉ khoảng 10 ngày sau hạt sẽ nảy mầm. Đợi đến ngày 20 - 25 khi cây con đã cứng cáp thì chuyển cây sang một chậu mới. Cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển. 

4. Hướng dẫn cách chăm sóc hoa cúc nhanh ra hoa

Áp dụng đúng cách trồng hoa cúc thì quá trình chăm sóc cây hoa sau khi trồng sẽ đơn giản hơn rất nhiều, chi tiết cách chăm sóc hoa như sau:

4.1. Tưới nước cho hoa cúc


Giai đoạn đầu trồng hoa, nên tưới nước ướt đẫm cho cây. Hành động này với mục đích để cây nhanh bén rễ. Hoặc để tiết kiệm thời gian cho quá trình cây nảy mầm có thể mua cây con đã nhân giống sẵn tại các vườn ươm cây. Cây con lớn còn hạn chế được tình trạng sâu và bệnh gây hại trên hoa. Tỷ lệ hoa nở cũng cao hơn. 

4.2. Bón phân cho hoa cúc


Có 2 giai đoạn cần bón phân để hoa được nở to và rực rỡ: 

  • Sau khi đã trồng cây con được 5 đến 10 ngày thì hòa tan phân NPK, cứ 1g phân thì 1 lít nước rồi tưới cho cây. 

  • Giai đoạn trước khi cây ra hoa, trong thời gian ra hoa vẫn có thể bón thêm phân NPK, Delta folia để kích thích hoa ra to hơn. 

4.3. Tỉa và bấm ngọn cho hoa cúc


Sau khoảng 15 đến 20 ngày trồng thì có thể tỉa đi những cành, lá hoa bị héo tạo sự thông thoáng cho cây. Để tập trung chất dinh dưỡng nuôi những cành khỏe mạnh. Một số mẹo mà bạn có thể tham khảo VNFarm:

  • Nếu bạn muốn cây hoa cúc chỉ ra một cành duy nhất, thì hãy để cây phát triển tự nhiên. Nhưng đến lúc cây bắt đầu ra nụ và phân nhánh ở chồi nách lá. Thì để lại nụ chính cho cây tập trung toàn bộ chất dinh dưỡng nuôi nụ chính. 

  • Nhưng nếu bạn chỉ muốn cây có từ 4 đến 6 nụ to thì bấm bỏ đi ngọn thân chính, chỉ chừa lại 4 đến 6 cành phụ. Mỗi cành như vậy sẽ chỉ ra một nụ chính, bấm hết đi các nụ ở chồi.  

  • Đối với bạn có sở thích muốn ra nhiều hoa nhỏ thì tiến hành bấm ngọn thân chính và các cành phụ để hoa được phát triển tự nhiên. 

4.4. Sâu gây hại trên hoa cúc

4.4.1. Sâu xanh


Đây là loại sâu thường gây hại trên nụ và hoa. Chúng thường ăn hết phần thịt lá và chỉ chừa lại phần biểu bì. Từ 2 tuổi trở lên thì bắt đầu đục nụ và ăn hoa, nếu không phát hiện sớm chúng sẽ ăn hết nụ của hoa. Khi đã có đủ sức sống chúng sẽ chui xuống đất để kén hóa nhộng. 

Ban đêm là thời gian hoạt động của loại sâu này, thường ẩn nấp dưới lá cây hoặc các bụi cỏ. Trưởng thành sẽ đẻ nhiều trứng rải rác trên các lá non, nụ hoa, đài hoa. 

Để phòng và diệt trừ loại sâu này:

  • Luân canh trồng hoa cúc với các loại cây trồng khác họ khác. (trường hợp bạn trồng hoa cúc với quy mô lớn và để kinh doanh). 

  • Sử dụng Leven để phòng trừ sâu xanh.

4.4.2. Sâu khoang


Sâu này thường vũ hóa vào buổi chiều và đến tối thì bay ra bên ngoài hoạt động. Ban ngày chúng thường ẩn nấp ở bờ cỏ, bụi cây. Sâu sẽ đẻ trứng thành từng ổ ở dưới các mặt lá. 

Sâu khoang non khi mới nở thì sống tập trung ở trên hoa, dưới lá hoặc ăn các biểu bì lá non. Khi đã trưởng thành chúng sẽ ăn khuyết lá và đục rỗng bên trong hoa cúc, sâu lớn tuổi thì ẩn nấp dưới các gốc cây hoa, đến khi đẫy sức thì chui xuống đất hóa nhộng.

Biện pháp phòng trừ sâu khoang:

  • Thường xuyên luân canh hoa cúc với các cây trồng khác họ

  • Dùng các loại chế phẩm sinh học Leven để phòng trừ sâu khoang

4.5. Bệnh hại trên hoa cúc

4.5.1. Bệnh đốm đen


Bệnh đốm đen chủ yếu do nấm gây ra, lúc đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ màu nâu đem, sau vết bệnh này lớn lên và biến thành những đốm tròn bầu dục, đường kính từ 5 đến 10mm. 

Nếu để bệnh nghiệm trọng hơn thì các đốm sẽ liên kết liền nhau và tạo thành những vết cháy lớn, phía trên sẽ có nhiều chấm nhỏ màu đen, là dần chuyển sang màu vàng, rụng. Sau đó cây sẽ sinh trưởng kém và hoa rất nhỏ.

Biện pháp phòng trừ 

  • Quá trình chọn giống cần kỹ càng, chọn lọc các giống ít nhiễm bệnh. 

  • Luân canh với các loại cây trồng khác. 

  • Sử dụng chế phẩm sinh học trị bệnh đốm đen Venri, với cơ chế sử dụng nấm đối kháng để chống lại nấm gây hại. Venri là sự lựa chọn số 1 trong việc đặc trị bệnh hại trên cây hoa cúc

4.5.2. Bệnh đốm nâu


Bệnh thường lan từ mép lá vào trong phiến lá. Có dạng hình tròn, nhưng đôi lúc không có hình dạng nhất định. Vết có màu nâu đen hoặc nâu xám, khi vết bệnh phát triển mạnh sẽ làm lá vàng rất dễ rụng. 

Biện pháp phòng trừ

  • Bón phân cân đối, không dư cũng không thiếu

  • Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng và thu gom tiêu hủy sạch các lá bị nhiễm bệnh

  • Sử dụng Venri để điều trị và phòng ngừa bệnh đốm nâu trên cây hoa cúc.

Trong cách trồng hoa cúc nếu kiểm soát được sâu bệnh thì bạn sẽ có một mùa vụ trồng hoa bội thu, hoa nở to, đẹp.

Chắc hẳn qua bài viết này của VNFarm bạn đã hiểu hơn về cách trồng hoa cúc. Hy vọng những kiến thức trên hữu ích với bạn đọc. Chúc bạn sẽ có được một vườn hoa cúc thật xinh đẹp và rực rỡ. VNFarm vẫn ở đây để cập nhật cho bà con nông dân nhiều kiến thức hay về cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh ở các loại hoa.


Liên hệ