Cách trồng và chăm sóc cây vú sữa ra trái ngon ngọt

04:48:09 15/03/2023

Hiện nay trên thế giới chỉ có Việt Nam chọn trái vú sữa để xuất khẩu. Được các quốc gia khác như Mỹ đánh giá cao về chất lượng của vú sữa Việt Nam, điều này giúp cho vú sữa trở thành loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Và sau đây cách trồng và chăm sóc cây vú sữa mà VNFarm cung cấp cho bà con có thể dễ dàng làm theo.

Xem nhanh


Vú sữa là cây gì?

1. Vú sữa là cây gì?

Cây vú sữa có tên khoa học Chrysophyllum cainino, thuộc họ Hồng xiêm, nguồn gốc xuất xứ từ đảo Antilles và châu Mỹ nhiệt đới. Cây vú sữa là cây thân gỗ, thân cây dẻo, tán lá rộng, chiều cao từ 10 đến 15 mét.

Là loại cây lưỡng tính tự thụ phấn, hình dáng quả vú sữa tròn, lớp vỏ bên ngoài có thể là màu xanh hoặc màu tím tùy vào giống. Cây thân gỗ khi trưởng thành có thể đạt đến chiều cao 15m, vỏ cây xù xì, tán lá rộng.

>>> Bệnh phấn trắng sầu riêng và cách đặc trị bệnh

2. Trồng cây vú sữa bao lâu có trái? 

Đối với cây vú sữa bằng hạt thì sau 5 đến 7 trồng thì cây sẽ bắt đầu cho trái, đối với cây cành chiết thì mất 3 năm trồng thì có thể thu hoạch trái. Cây sẽ cho trái trên 20 năm tuỳ vào cây giống, cách chăm sóc.

3. Điều kiện để cây vú sữa có thể phát triển 

Nhiệt độ: Cây vú sữa có thể phát triển tốt ở nhiệt độ là từ 22 đến 34 độ C, ra hoa và phát triển tốt ở nơi có 2 mùa mưa nắng rõ rệt.

Đất đai: Cây trồng có thể phát triển tốt ở các vùng đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ, khả năng thoát nước tốt, đất ít chua.

Mật độ trồng: Tuỳ vào địa hình đất cao hay thấp, và điều kiện mương liếp thì chúng ta bố trí mật độ như sau: khoảng cách 6x8m với mật độ khoảng 200-220 cây/ha. Đối với vùng đất cao thì bố trí khoảng cách 6x6m theo kiểu nanh sấu với mật độ 250 đến 270 cây/ha.

Thời vụ: Trong kỹ thuật trồng cây vú sữa thì thời vụ trồng vú sữa là quanh năm, chỉ cần đảm bảo đủ lượng nước tưới cây khi trồng.

Giống trồng: 3 giống vú sữa được nhiều hộ gia đình trồng nhiều nhất hiện nay đó là vú sữa Lò Rèn, vú sữa Tím, vú sữa Nâu.


Những điều kiện để cây vú sữa phát triển

Xem thêm: Bệnh phấn trắng trên dâu tây

4. Quy trình kỹ thuật trồng cây vú sữa 

Dưới đây là toàn bộ quy trình kỹ thuật trồng cây vú sữa do VNFarm tổng hợp từ những kinh nghiệm thực tế của bà con trồng vú sữa, chi tiết cách trồng như sau:

4.1. Bước 1: Chuẩn bị đất trồng và cây chắn gió

Trước khi trồng khoảng 20 ngày thì cần đào những hố có độ sâu khoảng nửa mét, chiều sâu từ 20 - 25 cm. Trộn đều đất với phân hữu cơ. Để dễ quản lý, chăm sóc và ghi chép nhật ký canh tác bà con nên vẽ sơ đồ vườn theo mương.

Cây vú sữa dễ bị bật gốc và tét nhánh nên cần trồng những cây chắn gió xung quanh, đặc biệt là những vườn ven sông. Bên cạnh việc chắn gió cho cây thì còn có tác dụng giữ ẩm cho vườn, quang hợp tốt và dễ dàng thụ phấn hơn.

4.2. Bước 2: Chọn cành chiết

Ưu tiên chọn những cành chiết từ những cây từ 6 - 10 năm tuổi để tạo ra những cây con khỏe nhất. Trên cây cần chọn những cây bánh tẻ không bị sâu bệnh, khoảng từ 14 - 16 tháng, lưu ý không dùng các cạnh vượt làm cành chiết.


Cách trồng cây vú sữa đúng kỹ thuật

4.3. Bước 3: Kỹ thuật trồng cây vú sữa

Kỹ thuật trồng cây vú sữa có những tiêu chuẩn riêng và những yêu cầu cần được đảm bảo thực hiện. 

  • Đặt cây thắng đứng, vị trí mặt bầu nằm ngang với mô đất. 

  • Loại bỏ đi phần vỏ bầu và sau đó lấp đầy hỗn hợp trên đất rồi nén chặt. 

  • Cắm cọc cố định cho cây rồi sau đó tưới nước. 

  • Dùng rơm rạ hoặc các lá mục phủ lên phần gốc đảm bảo giữ ẩm cho đất 

5. Cách chăm sóc cây vú sữa nhanh lớn, nhanh ra trái

Để cây vú sữa nhanh lớn và cho trái nhiều, bà con cần thực hiện tốt cách trồng và chăm sóc cây vú sữa, chi tiết cách chăm sóc cây vú sữa như sau: 

5.1. Tưới nước cho cây vú sữa

Tưới bổ sung nước vào mùa khô, hoặc giai đoạn trái đang lớn sắp thu hoạch. Cách chăm sóc cây vú sữa và tưới nước cho cây cần chú trọng hơn vào những năm đầu khi cây đang trong quá trình phát triển.


Cách chăm sóc cây vú sữa nhanh ra trái

Xem thêm

5.2. Phòng trừ cỏ dại cho cây vú sữa

Dùng biện pháp phủ gốc để tránh tối đa tình trạng cỏ mọc dại bằng cây phân xanh. Sau mỗi đợt mưa to và kéo dài cần xới phá váng. Tiến hành xới gốc 3 lần/ năm và làm cỏ 2 vụ xuân và thu.

5.3. Cắt tỉa và tạo hình cho cây vú sữa

Những năm đầu tiên cần tỉa bớt cành át gốc, chỉ chừa lại vị trí các cành mọc ở trên cao, phân cành đều hướng giúp cho tán cây trong hơn và hạn chế được cây mọc quá cao. Cần phải cắt bỏ những cành vượt bên, cành bị sâu bệnh và ốm yêu. Giúp đảm bảo tán thông thoáng, đồng thời cũng kích thích ra thêm chồi mới được thực hiện tốt.

Bỏ 1 - 2 cành ở trên cao, có ít là hoặc sinh trưởng kém sau mỗi vụ thu hoạch vú sữa. Cưa cành chỉ chừa lại khoảng nửa mét, vết cưa khi thực hiện lưu ý có độ nghiêng khoảng 45 độ để tránh đọng nước. Sau khi cưa cần sơn phết lên các phần chưa cưa hết.

30 ngày sau cưa thì sẽ xuất hiện các chồi mới mọc lên, tỉa bớt chỉ để lại 2 - 3 chồi khỏe, đảm bảo phân bố đều các hướng. Khi chồi đạt chiều cao khoảng 50cm thì bấm đọt để kích thích chồi phân cành dễ hơn.

5.4. Bón phân cho cây vú sữa

Bón phân đầy đủ, đúng yêu cầu giúp tạo điều kiện cho cây phát triển tốt nhất. Cách trồng và chăm sóc cây vú sữa cần thực hiện đúng theo kỹ thuật thì mới mang lại hiệu quả cao nhất.


Thường xuyên bón phân cho cây vú sữa

  • Giai đoạn năm đầu tiên: Sử dụng phân bón NPK 16-16-8 và hòa cùng với nước tưới đều mỗi ngày, tỷ lệ 2 kg phân bón : 200 lít nước. 

  • Giai đoạn 5 năm sau trồng: Giai đoạn này là giai đoạn kinh doanh, cây cho trái ổn định nên cần chú trọng vào việc bón phân hơn. Những thời điểm nên bón phân là khi ra hoa, đậu quả, quá trình nuôi quả và trước thời điểm thu hoạch 1 tháng.

Lưu ý là mỗi lần bón cách nhau khoảng 2 tháng để mang lại hiệu quả cao nhất. Khi tiến hành bón phân chúng ta làm sạch vật liệu ủ gốc, xới rãnh khoảng 5-10 cm. Sau đó ủ lại vật liệu lên góc và tưới nước hàng ngày. 

5.5. Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây vú sữa

  • Sâu đục trái: Gây hại vào thời điểm trái có đường kính 2cm trở lên. Cách phòng chống là phun thuốc Leven khi thấy bướm xuất hiện và ngưng khi trước thu hoạch 1 tháng.

  • Sâu ăn bông: Ở giai đoạn trổ bông sẽ gây hại cho cây. Phòng trừ bằng thuốc trừ sâu Leven và phun khi thấy bướm xuất hiện.

  • Rệp sáp: Gây hại vào mùa khô là chủ yếu và ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận của cây. Phòng trừ bằng cách sử dụng Vansi để phun phòng và tiêu diệt rệp sáp.

  • Sâu đục cành: Dấu hiệu nhận biết là thấy các mọt đổ từ cành. Diệt trừ bằng cách sâu bằng cách sử dụng thuốc Leven, chuyên đặc trị sâu đục cành.

  • Bệnh thối trái: Gây hại từ lúc trái còn non đến thu hoạch, triệu chứng xuất hiện các  đốm nhỏ hình tròn có màu nâu hoặc nâu đen sau lan dần ra, các đốm kết hợp với nhau thành những đốm lớn hơn và có thể lan ra xung quanh trái. Cách phòng trừ bệnh là vệ sinh vườn thoáng mát kết hợp với phun thuốc Venri, đây là thuốc chuyên phòng trừ bệnh thối trái trên cây vú sữa

  • Ruồi vàng: Hay xuất hiện trong giai đoạn ra trái, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả. Để phòng ngừa bệnh ruồi vàng thì có thể sử dụng chế phẩm sinh học Disa chuyên phòng ngừa, tiêu diệt ruồi vàng. 

  • Nấm phấn trắng: Mùa mưa cây vú sữa hay mắc các bệnh về nấm phấn trắng để điều trị bệnh bà con có thể tham khảo chế phẩm Venri.

Cách trồng và chăm sóc cây vú sữa đúng cách, đúng kỹ thuật là yêu cầu cơ bản cần được đảm bảo. Tìm hiểu được những thông thông tin chính xác, có chọn lọc để trồng cây vú sữa giúp người nông dân có thêm nguồn thu nhập cho gia đình.


Liên hệ