Cách trồng và chăm sóc cây thiết mộc lan tại nhà

09:55:59 26/04/2023

Nhiều người lựa chọn trồng cây thiết mộc lan để trang trí không gian sống. Đây không chỉ là cây phong thủy, mà còn là một loại cây cảnh có khả năng thanh lọc không khí. Mang đến một không gian sống xanh mát và tươi mới. Cùng VNFarm tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây thiết mộc lan qua bài viết dưới đây nhé.

Xem nhanh

1. Thiết mộc lan là cây gì?


Cây thiết mộc lan hay còn gọi là cây phát tài khúc, cây phất dụ thơm, có tên khoa học là Dracaena fragrans. Đây là cây thân gỗ, có nhiều lá và có nguồn gốc xuất xứ ở Châu Phi.

Một điều độc đáo của cây thiết mộc lan đó là khi cắt hoặc cưa phần thân thì phần thân sẽ tiếp tục đâm chồi ở quanh vị trí bị cắt. Lá cây màu sẫm, bóng mượt và có hình nơ. Phiến lá màu nhạt và có sọc rộng. Lá cây dài 1m, rộng 10cm. 

Trong môi trường tự nhiên, cây thiết mộc lan có thể phát triển cao đến 6m. Hoa thiết mộc lan có mùi thơm đặc trưng và có màu trắng. Cây thiết mộc lan chỉ ra hoa vào mùa xuân, do đó trong dịp tết thường thấy hoa mọc. Cây thiết mộc lan có khả năng thanh lọc không khí, mang đến nguồn không khí trong lành trong nhà.

2. Ý nghĩa phong thuỷ của cây thiết mộc lan


Trong phong thuỷ, thiết mộc lan được đánh giá là cây đem lại nhiều sinh khí, may mắn, tài lộc cho gia chủ. Hoa thiết mộc lan nở là dấu hiệu tài lộc đang đến với bạn. Người hệ Mộc đặt cây hướng  Đông hay Đông Nam sẽ đem lại nhiều may mắn.

3. Thiết mộc lan hợp với mệnh gì? Tuổi gì?

Theo phong thuỷ ngũ hành thì cây thiết mệnh lan hợp với người mệnh Mộc, mệnh Hoả. Nếu gia chủ mệnh này trồng cây thiết mộc lan trong nhà sẽ đem đến nhiều may mắn tài lộc trong cả sự nghiệp, cuộc sống.

4. Các bước chuẩn bị tiến hành trồng thiết mộc lan

Đối với cách trồng và chăm sóc cây thiết mộc lan thì giai đoạn quan trọng nhất đó chính là giai đoạn chuẩn bị, chi tiết các bước chuẩn bị như sau:

4.1. Chuẩn bị đất trồng thiết mộc lan


Cây thiết mộc lan không kén đất trồng và có thể trồng được trên đa dạng đất. Để cây phát triển tốt, đất trồng phải đảm bảo các yêu cầu:

  • Dễ thoát nước, không ngập úng

  • Giàu chất dinh dưỡng, mùn

  • Độ pH trong khoảng 5-6,5

Nếu đất trồng thiết mộc lan quá nghèo dinh dưỡng thì bạn có thể bón bổ sung Nemon cho đất.

4.2. Chọn giống thiết mộc lan


Chọn nơi cung cấp cây giống tốt, cây không bị nhiễm bệnh và phát triển ổn định. Cây phải có tán lá tốt, phân bố đều quanh thân cây. Đốt cây ngắn và có khả năng phân nhánh. Khi chọn cây giống phải chọn cây có từ 3 năm tuổi trở lên. Không được chọn cây ít năm tuổi vì thân non, thường không đủ nước để kích thích cây mọc mầm.

4.3. Thời vụ thích hợp để trồng thiết mộc lan


Cây thiết mộc lan nên trồng vào đúng thời vụ để sinh trưởng và phát triển xanh tốt. Các vùng khác nhau sẽ có điều kiện khí hậu khác nhau. Do đó, nên chọn thời điểm trồng thích hợp với nơi bạn sống để thực hiện cách trồng và chăm sóc cây thiết mộc lan:

  • Khu vực miền Đông Nam Bộ: trồng vào tháng 4 - tháng 8

  • Khu vực miền Tây Nam Bộ: trồng vào tháng 6 - tháng 9

  • Khu vực miền Trung: trồng vào tháng 8 - tháng 9

  • Khu vực tây Nguyên: trồng vào tháng 5 - tháng 7

4.4. Chọn chậu để trồng thiết mộc lan


Loại chậu và kích thước chậu phụ thuộc vào vị trí trang trí. 

  • Chọn những loại chậu có kích thước nhỏ, nếu trồng cây để trang trí bàn làm việc. 

  • Nếu trang trí cây thiết mộc lan trong văn phòng hoặc ở gốc nhà nên chọn chậu có kích thước lớn hơn để phù hợp với không gian. 

  • Màu sắc của chậu trồng phù hợp với không gian sẽ mang đến tính thẩm mỹ cao hơn. Ngoài ra có thể lựa chọn chậu có màu sắc hợp với mệnh của người trồng. Điều này sẽ tạo sự phù hợp với phong thủy của gia đình, mang đến những điều may mắn. 

Mỗi năm nên thay chậu một lần để có thể loại bỏ những tàn dư nấm bệnh và cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây. 

4.5. Vị trí trồng cây thiết mộc lan


Có thể thực hiện cách trồng và chăm sóc cây thiết mộc lan ở bất cứ nơi nào bạn thích. Sau 1 tuần trồng thì nên chuyển cây ra vị trí có ánh sáng mặt trời, không khí thoáng mát. Khi trồng, nên tránh để chậu cây ở nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp vì sẽ làm lá bị cháy.

5. Hướng dẫn chi tiết cách trồng cây thiết mộc lan làm cảnh tại nhà


Trên thị trường ngày nay, cây thiết mộc lan trồng sẵn được bán rất phổ biến. Nhưng nếu muốn có một cây thiết mộc lan do mình tự trồng thì tham khảo cách trồng và chăm sóc cây thiết mộc lan bằng cách giâm cành sau:

Bước 1: Sử dụng dao hoặc cưa để cắt ngang đầu cây. Dụng cụ cắt phải sắc bén để đầu cây cắt được bằng và đẹp.

Bước 2: Sử dụng nước vôi pha loãng hoặc sơn chống thấm bôi lên đầu cây vừa cắt. Cách này giúp bảo vệ cây tránh khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn và không bị thấm nước. 

Bước 3: Giâm cành thiết mộc lan xuống đất trồng và dùng tay nhấn chặt đất để cây đứng vững. Tưới nước và đặt chậu trồng thiết mộc lan 2 ngày ở ngoài trời.

6. Hướng dẫn cách chăm sóc cây thiết mộc lan trong nhà

Thực hiện cách chăm sóc cây thiết mộc lan trong nhà đúng cách sẽ giúp cây nhanh phục hồi và nhanh ra lá sau khi trồng, chi tiết cách chăm sóc cây như sau:

6.1. Tưới nước cho cây thiết mộc lan


Xem thêm:

Trước khi tiến hành tưới nước cho cây thiết mộc lan bạn nên kiểm tra độ ẩm của đất. Nếu đất khô, tiến hành tưới đều cho toàn bộ mặt đất. Mục đích của việc này đó chính là giúp rễ cây ngấm đều nước tưới. Không tưới nước cho cây thiết mộc lan khi đất còn ẩm. Đáy chậu phải có lỗ thoát nước tốt, không để nước ứ đọng trong chậu.

6.2. Bón phân cây thiết mộc lan mới trồng


Bón phân là bước quan trọng trong cách chăm sóc cây thiết mộc lan trong nhà. Cây thiết mộc lan cần một lượng phân bón để duy trì các chất dinh dưỡng nuôi cây. Sử dụng NPK, bón cho cây 2-3 tháng một lần. Lượng phân bón sử dụng vừa phải, nên bón quá nhiều. Rải phân cách gốc cây 5-10cm, tưới nước để phân có thể ngấm đều vào đất giúp cây dễ dàng hấp thụ dưỡng chất. Có thể hòa tan NPK với nước và tưới đều lên gốc cây thiết mộc lan.

6.3. Cắt tỉa, tạo hình cho cây thiết mộc lan


Thường xuyên nhặt bỏ lá bị úa vàng, cắt tỉa những lá bị héo và tạo dáng cho cây thiết mộc lan. Khi cắt tỉa lá cho cây, nên cắt tỉa theo hình dạng của chiếc lá để tăng tính thẩm mỹ cho cây. Không nên sử dụng tay để tước lá, nên dùng kéo cắt sát thân. 

6.4. Kiểm soát côn trùng gây hại ở cây thiết mộc lan


Cây thiết mộc lan trồng trong nhà thường ít bị côn trùng gây hại tấn công. Chỉ có sâu cuốn chiếu thường xuyên xuất hiện và tấn công lá. Loại sâu này làm cây mộc lan bị khô vằn lá. Nếu cây mộc lan xuất hiện bệnh vằn lá, chỉ cần tiến hành bắt sâu và tiêu diệt chúng là được. Có thể cắt bỏ những là sâu để phòng trừ sâu bệnh cho cây thiết mộc lan.

VNFarm hy vọng qua chia sẻ trên, bạn sẽ biết cách trồng và chăm sóc cây thiết mộc lan. Tự tay trồng cho mình một chậu thiết mộc lan thật đẹp để trang trí không gian sống. Dành chút thời gian chăm sóc cây cảnh cũng là một cách giúp bạn giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi sau giờ làm. Chúc các bạn sớm trồng thành công chậu cây thiết mộc lan thật xanh tốt nhé.


Liên hệ