Hướng dẫn cách trồng sắn dây cho củ siêu to
Củ sắn dây là củ gì? Thời vụ thích hợp để trồng sắn dây. Cách trồng sắn dây có khó hay không? Tất cả đều sẽ được VNFarm bật mí nhanh qua bài viết bên dưới đây. Đón xem ngay nhé!
Sắn dây vô cùng quen thuộc trong đời sống của gia đình Việt. Có thể dùng chúng như loại thuốc trị cảm sốt, nhức đầu và có tính mát để trị các loại mụn nhọt, nóng trong. Bên cạnh đó củ sắn dây còn có thể chế biến thành nhiều món ăn như chè, bột sắn dây pha nước…Biết được những công dụng tuyệt vời này thì chắc hẳn bạn cũng rất tò mò cách trồng sắn dây đúng không nào.
Bài viết này VNFarm sẽ hướng dẫn chi tiết cách trồng sắn dây to củ để bạn có thể tham khảo và thực hiện theo.
1. Củ sắn dây là củ gì?
Củ sắn dây là củ gì?
Sắn dây là cây dây leo thuộc họ đậu, có tên khoa học là Pueraria thomsonii. Cây được trồng nhiều ở Việt Nam, dùng để làm thức ăn và làm thuốc. Thời điểm thích hợp để thu hoạch sắn dây là vào mùa đông, mùa xuân lúc này sắn dây nhiều thịt và rất ngọt.
Sắn dây là củ sống lâu năm, thân dây leo có thể dài đến 10m. Rễ phát triển thành củ. Lá kép mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Cụm hoa mọc chùm có màu xanh tím và tỏa hương thơm. Quả giáp dẹt có màu vàng nhạt và lông mềm, thắt lại giữa các hạt.
2. Thời vụ thích hợp để trồng sắn dây
Thời điểm thích hợp để trồng sắn dây củ to
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách trồng củ sắn ngay tại nhà
- Bật mí kỹ thuật trồng bắp mỹ năng suất cao ngay tại nhà
Thời điểm nhân giống sắn dây là vào tháng 2. Thời điểm thích hợp để trồng sắn dây là vào tháng 3 và thời gian thu hoạch sắn dây là từ tháng 10 đến tháng 11.
3. Hướng dẫn cách trồng sắn dây củ to
Chi tiết các bước cách trồng sắn dây to củ như sau:
3.1. Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và xử lý giống
Những dụng cụ cần thiết cho kỹ thuật trồng sắn dây các bạn có thể dùng thùng xốp, bao tải, chậu, khay. Lưu ý nếu các bạn dùng chậu hoặc khay thì phải có lỗ thoát nước.
Nhân giống củ sắn dây
Loại sắn địa phương hoặc sắn ta thường có 2 cách để trồng:
-
Nhân giống bằng củ
Cách trồng sắn dây củ to là các bạn chọn những củ tốt, không bị sâu bệnh để trồng . Sau đó cắt củ thành từng khoanh dài rộng từ 5 - 7cm, rải tro bếp lên mặt cắt rồi để ở nơi khô ráo. Khi mặt cắt khô lại thì có thể đem trồng
-
Nhân giống bằng hom
Dùng những cành bánh tẻ rồi cắt 1 đoạn sao cho có từ 2 - 3 mắt mầm tiếp đến là giâm vào trong bầu đất từ 1 - 1,5 tháng. Kiểm tra cây đã phát triển rễ hoàn chỉnh rồi đem trồng.
3.2. Bước 2: Làm đất
Cây sắn dây tương đối dễ trồng, thích hợp nhất đối với loại đất mùn, tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng. Các bạn có thể mua đất sẵn hoặc trộn với phân gà, phân trùn quế, xơ dừa, than bùn hoặc mùn hữu cơ,…. Kỹ thuật trồng sắn dây đúng chuẩn là nên bón lót trước khi trồng từ 15 - 20 ngày và tiến hành phơi ải để xử lý mầm bệnh trong đất.
3.3. Bước 3: Trồng cây
Cách trồng củ sắn dây
-
Trồng từ củ
Cách trồng sắn dây từ củ: đào các hố có kích thước 0,8 x 0,8 chiều sâu tầm 0,3 - 0,5m và các hố cách nhau 2m. Đổ các lớp mùn rơm, rạ và lá cây hoai mục xuống đáy hốc. Rắc lớp đất bột dày 5 - 10cm lên lớp mìn rồi đạt cây giống và phủ đất lên trên cùng, lấp qua củ.
-
Trồng từ giâm hom
Cách trồng sắn dây từ giâm hon: cắt những đoạn cây dài 1m và quấn thành vòng tròn có đường kính 20 - 25cm. Giâm chúng vào bầu đất ẩm và kiểm tra sau 1 tháng.
Tất tần tật cách trồng sắn dây củ to đơn giản tại nhà được VNFarm tổng hợp từ bà con có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng sắn dây với quy mô lớn.
4. Hướng dẫn cách chăm sóc sắn dây củ to
Cách chăm sóc sắn dây củ to
4.1. Làm giàn cho sắn dây
Sắn là loại thân leo nên khi dây có chiều dài trên 20cm thì các bạn cần làm giàn để cây bám vào. Khi thân cây cao khoảng 1m thì cuộn dây lại và phủ đất mùn lên để tạo tầng củ thứ 2.
4.2. Bón phân
Các bạn nên chia ra bón phân làm 2 đợt theo chu kỳ phát triển của cây.
Đợt 1: 1 tháng sau khi trồng thì dùng urê pha loãng và tưới nước bổ sung theo tỷ lệ 2 muỗng cafe/8 lít.
Đợt 2: 3 tháng sau khi trồng thì bón NPK 16 - 16 - 8 và 5-10 kg phân chuồng cho từng gốc.
4.3. Tưới nước
Cây sắn không cần tưới nước quá nhiều, chỉ khi thời tiết nắng nóng kéo dài thì cần tưới.
4.4. Phòng trừ sâu bệnh ở cây sắn dây
Phòng trừ sâu bệnh trên cây sắn dây
Trong quá trình thực hiện cách trồng sắn dây thì việc xuất hiện sâu bệnh hại là điều không thể tránh khỏi. Một số bệnh thường thấy ở cây sắn dây đó chính là sâu ăn lá, rầy rệp, nhện đỏ, khảm lá,...
Khi cây bị sâu cuốn lá thì dùng Leven để phòng trừ sâu bệnh.
Đối với rầy rệp, nhện đỏ thì có thể phun phòng bằng sản phẩm Venri.
Đối với bệnh khảm lá thì có thể sử dụng Tabi để phòng trừ bệnh.
5. Thời gian thu hoạch sắn dây
Thời gian thu hoạch sắn dây
Khi lá trên cây chuyển màu từ xanh sang vàng thì các bạn có thể thu hoạch được. Thời gian hợp lý để thu hoạch là khoảng 8 - 9 tháng sau trồng. Thu hoạch là giai đoạn mà nhiều người cảm thấy hào hứng và phấn khởi nhất trong suốt quá trình thực hiện cách trồng cây sắn dây.
Cách trồng sắn dây hiệu quả cho ra củ to khổng lồ, ai trồng cũng mê. VNFarm đã chỉ cho bạn hết những bí kíp rồi giờ chỉ chờ đến phần bạn bắt tay vào làm thôi. Để xem thêm nhiều thông tin hay và hữu ích về cách trồng và cách chăm sóc các loại cây trồng thì hãy luôn theo dõi VNFarm.