Hướng dẫn cách trồng sả trong chậu xanh tốt quanh năm
Cây sả là cây gia vị phổ biến ở nước ta, không chỉ được sử dụng trong bữa ăn mà còn là vị thuốc giúp giải độc cơ thể, ngăn ngừa ung thư, xua đuổi côn trùng,... Chính những công dụng tuyệt vời ấy mà sả ngày càng được trồng nhiều hơn. Nếu bạn chưa biết cách trồng. Đừng lo VNFarm sẽ mách bạn cách trồng sả trong chậu siêu đơn giản ngay sau đây.
1. Các bước chuẩn bị để trồng sả trong chậu
Đối với cách trồng sả trong chậu thì giai đoạn chuẩn bị là bước không thể thiếu, cụ thể như sau:
1.1. Đất trồng sả trong chậu
Cây sả có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt nên chọn đất thoát nước tốt, độ pH khoảng 6 - 7.
Bạn có thể trộn một số chất cải tạo khác như phân chuồng ủ hoai mục, phân trùn quế với đất trồng để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển tốt. Có thể trộn theo công thức: 5 phần đất nền, 3 phần phân bón các loại và 2 phần các nguyên liệu tơi xốp như trấu hun, mụn dừa.
1.2. Dụng cụ trồng trồng sả
Chuẩn bị chậu trồng có kích thước 35 - 40cm có lỗ thoát nước dưới đáy. Ngoài ra, chuẩn bị các dụng cụ làm vườn, bao tay, dao, kéo,... trước khi bắt tay vào làm.
1.3. Chuẩn bị giống
Có phương pháp nhân giống sả trồng chậu, nhưng phương pháp được áp dụng phổ biến là gieo hạt và trồng từ nhánh con của cây mẹ. Bạn nên lựa chọn hạt giống khỏe mạnh, không bị bệnh, bị hỏng, còn nhánh con của cây mẹ vẫn còn khỏe mạnh và sinh trưởng tốt.
1.4. Thời vụ trồng thích hợp trồng sả trong chậu
Thông thường cây sả được trồng vào mùa xuân từ tháng 1 đến tháng 3 và vào mùa thu từ tháng 8 đến tháng 9 hàng năm. Đối với các tỉnh miền Bắc nên trồng vào cuối đông và đầu xuân, các tỉnh miền Nam nên trồng vào đầu mùa mưa.
2. 2 cách trồng sả trong chậu được nhiều người thực hiện
Hiện nay, có 2 cách trồng sả trong chậu được nhiều người áp dụng nhất đó là trồng sả trong chậu bằng hạt, trồng sả trong chậu bằng nhánh. Chi tiết từng cách sẽ có trong bài viết dưới đây.
2.1. Cách trồng sả trong chậu từ hạt
Trước khi gieo trồng nên ngâm hạt trong nước âm khoảng 4 - 6 tiếng. Với cách trồng cây sả trong chậu từ hạt sẽ mất khoảng 3 - 4 tuần để hạt nảy mầm. Hạt nên gieo sâu 5 cm và cách nhau 50cm, giữ đủ độ ẩm cho hạt giống. Sau khi cây con phát triển cao khoảng 6 - 7cm thì đem ra trồng trong chậu.
2.2. Cách trồng sả trong chậu bằng nhánh
Đầu tiên, bóc lớp bẹ già bọc bên ngoài nhánh non trước khi đem trồng và cắt ngắn lá chỉ chừa khoảng 20cm. Sau đó bạn đem nhánh sả đặt vào trong các hố đất trong chậu. Cuối cùng đắp đất lại và tưới nước cho cây như bình thường. Khoảng 2 tuần sau khi trồng thì nhánh non sẽ phát triển.
Lưu ý: Đặt nhánh sả hơi nghiêng khoảng 60 độ, sâu khoảng 5 - 6cm. Môi chậu chỉ nên ghim từ 3 - 5 nhánh sả. Chậu sả phải được đặt ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp quá gay gắt. Sau khi nhánh ra rễ và chồi non thì nên chuyển chậu ra nơi có nhiều ánh sáng.
3. Cách chăm sóc sả trong chậu sau khi trồng
3.1. Tưới nước cho cây
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách trồng sả thủy canh đơn giản tại nhà
- Bật mí cách trồng và chăm sóc cây nha đam đơn giản dễ thực hiện
Điều quan trọng nhất khi thực hiện cách trồng sả trong chậu là giữ ẩm thường xuyên cho cây trong mùa sinh trưởng. Đối với loại đất tơi xốp nhiều cát cần tưới nước 2 lần/ngày, đất mùn có thể giữ ẩm tốt hơn nên chỉ cần tưới 1 lần/ngày.
Các chậu trồng phải có lỗ thoát nước để tránh tình trạng đọng nước gây úng cây. Cần tưới nước hàng ngày để duy trì độ ẩm, vì các thành chậu sẽ xảy ra hiện tượng bốc hơi. Có thể dùng tay ấn vào đất xung quanh gốc. Nếu đất khô thì nên tưới nước cho cây.
Ngoài ra, bạn nên sử dụng một lớp mùn hữu cơ phủ ở bề mặt gốc sả để tăng cường khả năng giữ nước cho đất trồng đồng thời bổ sung chất dinh dưỡng cho đất.
3.2. Tỉa bớt cây
Cây sả có thể cao đến 1,5m nếu được cung cấp đủ ánh sáng, nước và dinh dưỡng. Bạn nên tỉa bớt lá và nhánh để giữ cho cây có kích thước như ý muốn cũng như giúp cây đẻ ra nhiều nhánh mới.
3.3. Bón phân cho cây sả trồng chậu
Tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ và phân lân, tỷ lệ cứ 5kg phân hữu cơ trộn với 100g phân lân. Sau khoảng 3 tuần trồng, cây sả bắt đầu sinh trưởng mạnh, lúc này cần bón thúc bằng phân đạm kết hợp với xới đất và vun gốc. Mỗi tháng đều bón thúc và vun gốc như vậy. Cần thường xuyên dọn sạch cỏ quanh gốc sả để chúng không cạnh tranh chất dinh dưỡng.
3.4. Phòng trừ sâu bệnh ở cây sả trồng chậu
Cây sả có thể bị một loại nấm tấn công và gây bệnh gỉ sắt. Biểu hiện bệnh là các vệt màu nâu, đỏ và vàng trên lá. Bệnh thường xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt. Khi cây sả bị bệnh bạn nên tiến hành cắt bỏ ngay những chỗ nhiễm bệnh và mang ra khỏi chậu để tránh lây lan.
Cây sả cũng có thể bị rệp vàng mía tấn công. Chúng sẽ hút nhựa tạo ra các vết đốm màu nâu hoặc vàng. Trường hợp này có thể sử dụng thuốc đặc trị Vansi hoặc nước rửa chén để phun.
Đối với trường hợp cây sả có lá chuyển từ màu xanh sang màu vàng hay trắng là biểu hiện của cây bị thiếu sắt, ban đầu xuất hiện ở lá non, sau đó đến lá già. Bạn nên bổ sung sắt dưới dạng phân bón lá cho cây.
4. Thu hoạch cây sả trồng chậu
Sau khi áp dụng cách trồng sả trong chậu như đã trình bày, bạn có thể thu hoạch sau khoảng 3 - 4 tháng sau khi gieo trồng. Khi thu hoạch bạn có thể cầm sát gốc sả và xoay tròn để tách nhánh sả ra khỏi bụi hoặc dùng kéo cắt sát gốc.
Trên đây là những thông tin chi tiết về cách trồng sả trong chậu đơn giản cho thu hoạch nhanh. Còn chần chờ gì nữa mà không tự tay trồng một chậu sả phải không nào? Ghé thăm VNFarm thường xuyên nếu bạn muốn biết thêm nhiều kiến thức về cây rau nhé!