Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây nha đam từ A - Z

08:43:06 11/04/2023

Nha đam là loại cây rất tốt cho sức khỏe cũng như mang lại hiệu quả trong việc làm đẹp của chị em phụ nữ. Vậy cách trồng và chăm sóc cây nha đam như thế nào để cây cho chất lượng và năng suất cao? Cùng VNFarm tìm hiểu ngay sau đây. 

Xem nhanh

1. Nha đam là cây gì?


Nha đam hay còn gọi là cây lô hội, có tên tiếng anh là Aloe Vera và có nguồn gốc xuất xứ từ Bắc Phi. Đây là cây thuộc họ xương rồng, sinh sống tốt ở điều kiện khô nóng và không cần chăm sóc quá nhiều.

Thân cây nhỏ và ngắn, thân hoá gỗ, lá cây nha đam hình dạng bẹ, không cuốn, thường mọc vòng và chồng lớp lên nhau từ gốc của cây. Lá nha đam mọng nước, bên trong chứa chất nhầy, mép lá có răng cưa nhọn, chiều dài khoảng 20 đến 60 cm. 

Hoa của cây nha đam mọc ra từ nách lá, cuống hoa dài 1m, đâm thẳng đứng lên trời, mọc theo thành từng cụm rũ xuống. Hoa nha đam gồm 6 cánh cách dính nhau ở phần gốc và có 6 nhị. Quả nha đam dạng nang, có chứa rất nhiều hạt. 

2. Nha đam có tác dụng gì?


Một số công dụng tuyệt vời của nha đam mà chúng ta cần nhắc đến đó là làm đẹp da, hỗ trợ điều hoà kinh nguyệt, giảm đau, trị loét dạ dày, hỗ trợ giảm cận và giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt.

Với nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ nên cách trồng và chăm sóc cây nha đam cũng được rất nhiều người quan tâm. Bài viết hôm nay, VNFarm sẽ chia sẻ bạn cách trồng cây nha đam cho lá to đơn giản ai cũng làm được.

3. Các bước chuẩn bị trồng nha đam tại nhà

Đối với cách trồng và chăm sóc cây nha đam thì công đoạn chuẩn bị là bước không thể thiếu. Vậy cần chuẩn bị gì để trồng nha đam, xem ngay thông tin bên dưới đây nhé!

3.1. Chuẩn bị đất trồng nha đam


Chọn đất 

Nha đam là cây dễ trồng vì có khả năng chịu hạn tốt. Cây có thể sống tốt khi bạn không tưới nước cho cây thường xuyên. Tuy nhiên, nha đam không chịu được ngập úng. Do đó nên chọn đất trồng nha đam ở vùng đất cao, thoáng xốp, tốt nhất là lựa chọn đất cát pha dễ thoát nước. 

Ngoài ra, bạn có thể trộn đất với xơ dừa, vỏ trấu, phân gà, phân bò,...để giúp đất có nhiều chất dinh dưỡng hơn. 

Làm đất 

Đất trồng cần được xử lý, cày bừa kỹ trước khi tiến hành kỹ thuật trồng nha đam nhằm mục đích làm nhỏ đất và sang phẳng ruộng trồng. Sau đó tiến hành lên luống, làm rãnh trồng. Thông thường lên luống cao khoảng 20cm để dễ thoát nước. Làm rãnh theo mật độ hàng cách hàng 80cm, cây cách cây 40cm. 

Bón lót

Sử dụng phân chuồng hoai mục để bón lót, cứ mỗi cây bón lót khoảng 500 - 700g phân chuồng, khoảng 2.5 tấn phân chuồng/ha. 

3.2. Chọn giống nha đam


Có rất nhiều nha đam được bán trên thị trường, bạn có thể chọn mua tại các địa chỉ vườn ươm uy tín. Có thể tham khảo hai loại nha đam được trồng phổ biến tại Việt Nam như: 

  • Nha đam Việt Nam: lá nhỏ, bẹ lá mỏng, gai mềm. 

  • Nha đam Mỹ: lá dài, bẹ to, nhiều gai nhọn, năng suất cao. 

3.3. Thời vụ thích hợp để trồng nha đam


Xem thêm:

Nha đam có thể trồng được quanh năm, nhưng tốt nhất là trồng vào mùa xuân và mùa thu. Đây là thời gian cây có thể phục hồi và phát triển nhanh nhất. 

4. Hướng dẫn cách trồng cây nha đam cho lá to


Sau đây mời bạn tham khảo cách trồng nha đam cho lá to đơn giản mà hiệu quả: 

  • Đào cây con từ vườn ươm, khi đào nên cẩn thận, lấy được nhiều rễ càng tốt. Sau đó trồng theo rãnh với mật độ cây cách cây 40cm, hàng cách hàng 80cm. Do đó có thể trồng được 30.000 - 50.000 cây/ha. 

  • Để mầm cây con nhô lên khỏi mặt đất, giữ cho cây được thẳng đứng và rễ phủ đều mới lấp đất nếu đất không đủ độ ẩm để giữ gốc nên tưới thêm nước. Khi trời khô hạn phải thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm vừa đủ, nếu trời mưa liên tục nhiều ngày cần chú ý thoát nước vì nha đam không chịu được ngập úng. 

  • Khi mới trồng, mầm lá sẽ có màu đỏ hoặc vàng, sau khi bén rễ mầm sẽ xanh trở lại. Cây nha đam khi lấy ra khỏi vườn ươm, bà con nên để trong mát khoảng 2 - 3 ngày. Sau đó mới đem ra trồng thì cây sẽ nhanh mọc mầm và tỉ lệ sống cao hơn. 

5. Hướng dẫn cách chăm sóc nha đam sau khi trồng  

5.1. Tưới nước


Bước đầu tiên trong cách chăm sóc nha đam là tưới nước cho cây. Giai đoạn đầu, bạn nên tưới nước thường xuyên mỗi ngày 1 lần để bộ rễ cây ổn định và phát triển. Sau đó, khi cây đã lớn thì giảm số lần tưới, 2 ngày/lần. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết mà tưới lượng nước cho phù hợp. 

5.2. Bón phân

Ngoài việc bón lót bằng phân chuồng, bạn nên thường xuyên bón thúc cho cây bằng phân NPK. Thời gian bón thúc tốt nhất là 1 tháng/lần, với liều lượng khoảng 100kg/ha. Lúc bón phân lưu ý tránh làm bẩn lá, nên bón trước khi trời có mưa hoặc phải tưới nước sau khi bón phân. Khi bón nên kết hợp với xới đất để nha đam dễ hấp thụ chất dinh dưỡng. 

5.3. Phòng trừ sâu bệnh


Lá nha đam rất cứng nên các loại côn trùng khó có thể gây hại. Tuy nhiên trong điều kiện trồng với mật độ dày, đất quá ẩm và nhiệt độ thấp, lá nha đam có thể bị một số trực khuẩn gây hại. Trên mặt lá sẽ xuất hiện nhiều đốm đen và ảnh hưởng đến chất lượng của cây. 

Để phòng trừ sâu bệnh tấn công khi chăm sóc nha đam, cần đảm bảo thông thoáng cho đất trồng, kịp thời tiêu nước để có thể kiểm soát độ ẩm trong đất phù hợp, thường xuyên làm cỏ cây phát triển và kháng bệnh tốt.  

Trong trường hợp xuất hiện dấu hiệu bệnh do trực khuẩn gây ra, bạn nên cắt bỏ những lá mang bệnh đem tiêu hủy, tránh lây lan cho cây khác. 

6. Thu hoạch nha đam


Áp dụng cách trồng và chăm sóc cây nha đam, thì sau khi trồng khoảng 6 tháng có thể thu hoạch nha đam lần đầu tiên và sau đó mỗi tháng có thể thu hoạch một lần. Sau khoảng 1 năm thì quanh cây mẹ sẽ xuất hiện nhiều cây con, bạn có thể chọn những cây to khỏe để thay thế cây mẹ, như vậy có thể thu hoạch lâu dài mà không cần ươm trồng từ đầu. 

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách trồng và chăm sóc cây nha đam. Hi vọng với những kiến thức này có thể giúp bạn trồng được nha đam tại nhà, cho nhiều lá to và đạt chất lượng. Ghé VNFarm để biết thêm nhiều kiến thức về cây rau nhé!


Liên hệ