Hướng dẫn cách trồng rau mồng tơi bằng hạt

08:07:16 21/04/2023

Mồng tơi là loại rau quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của nhiều gia đình Việt. Rau được trồng nhiều tại các vùng nhiệt đới, nhất là những vùng đất ẩm ướt. Vì thế rất nhiều người đã tự trồng rau tại nhà. Sau đây, VNFarm sẽ mách bạn cách trồng rau mồng tơi bằng hạt nhé! 

Xem nhanh

1. Các bước chuẩn bị trồng mồng tơi trồng bằng hạt

1.1. Đất trồng thích hợp cho rau mồng tơi


Mồng tơi là loại rau thân leo có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều loại đất, như đất thịt, đất trồng lúa, đất pha cát,... Tuy nhiên, đất cần đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước và có đầy đủ chất dinh dưỡng. Độ pH thích hợp để thực hiện cách trồng rau mồng tơi bằng hạt là 6.5 đến 6.8. 

1.2. Chọn giống mồng tơi để trồng


Thông thường, cây mồng tơi được trồng từ hạt. Do đó, bạn có thể dễ dàng mua hạt giống tại các cửa hàng bán nông sản hoặc siêu thị. Lưu ý nên chọn những hạt giống chắc mẩy, không sử dụng các hạt bị lép làm giống, không có sâu bệnh và nấm mốc. Chọn hạt giống có hạn sử dụng dài để tăng khả năng nảy mầm. 

1.3. Thời vụ trồng mồng tơi bằng hạt


Xem thêm:

Ở miền Bắc, thực hiện cách trồng rau mồng tơi bằng hạt vào vụ xuân sau Tết và thu hoạch suốt vụ hè thu. Thời gian gieo hạt là từ tháng 3 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9. Đối với các tỉnh ở miền Nam có thể trồng được quanh năm. 

2. Cách trồng rau mồng tơi bằng hạt siêu đơn giản

Cách trồng rau mồng tơi bằng hạt sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng hơn nếu bạn thực hiện theo các bước bên dưới đây:

2.1. Ngâm hạt mồng tơi

Hạt mồng tơi có vỏ cứng dày nên thời gian nảy mầm lâu. Để rút ngắn thời gian nảy mầm và tăng tỉ lệ nảy mầm cao, bạn cần ngâm hạt giống trước khi gieo trồng. 

Trước hết, rửa sạch hạt giống, sau đó cho hạt vào nước ấm pha theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh. Thời gian ngâm tùy theo thời tiết, nếu thời tiết quá nóng bức thì ngâm khoảng 2 - 4 tiếng còn những lúc trời vào đông thì thời gian có thể ngâm khoảng 4 - 6 tiếng. 

2.2. Ủ hạt mồng tơi

Sau khi đã ngâm hạt, vớt hạt ra để ráo sau đó đặt vào khăn ẩm. Phun đủ lượng nước để tạo độ ẩm cho hạt, chỉ nên phun sương nhẹ nhàng tránh làm đẫm nước và đặt hạt vào nơi tối. Trong thời gian ngâm, bạn cần kiểm tra khăn ủ, nếu khăn bị khô nên tiếp tục phun nước để giữ độ ẩm hợp lý cho hạt giống. Ủ hạt trong thời gian khoảng 12 - 24 tiếng. 

Chú ý không nên để mầm rễ ra quá dài mới đem gieo trồng vì sẽ làm dập mầm, đứt rễ. Nếu thấy một số hạt giống sau khi ngâm không mọc mầm, bạn vẫn đem chúng gieo bình thường. 

2.3. Xử lý đất

Dùng bừa, cào cuốc, máy phay... làm đất nhỏ, vụn, tơi xốp. Trên mặt luống, làm đất nhỏ khoảng 1- 5 cm. 

Khi lên luống phải tạo cho lớp đất trên cùng nhỏ hơn ở lớp đất dưới. Không nên làm đất quá nhỏ sẽ dẫn đến đóng váng trên bề mặt sau khi tưới nước. 

Chú ý không làm đất quá to ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bộ rễ. Khi làm đất cần xử lý sạch cỏ dại, nhất là cỏ thân ngầm. 

Tiến hành lên luống trồng 

Làm luống cao vào mùa mưa:

  • Độ cao của luống: 25- 30 cm

  • Mặt luống: 1- 1,2 m

  • Rãnh: 35 - 50 cm

Làm luống vừa phải vào mùa khô:

  • Độ cao của luống: 15 - 20 cm

  • Mặt luống: 1 - 1,2m

  • Rãnh: 30 - 40 cm

Lưu ý:

  • Vườn ươm nên chia làm các ô nhỏ để dễ chăm sóc

  • Chiều dài của luống tùy thuộc vào địa hình của đất, không nên làm luống dài quá 100 m

  • Chiều cao của luống không nên cao quá 30 cm

2.4. Gieo hạt trồng mồng tơi


Sau khi ngâm hạt giống, bạn có thể tiến hành cách trồng rau mồng tơi bằng hạt theo 2 cách. 

Cách 1: Rải hạt đều tay trên mặt đất với mật độ từ 2cm đến 5cm giữa các hạt. Nếu gieo dày, cây sẽ mọc chen chúc khiến cây còi cọc và mất rất nhiều công sức để tỉa cây. 

Cách 2: Gieo hạt theo hàng bằng cách kẻ hàng trên mặt luống sao cho khoảng cách giữa các hàng khoảng 10 - 15cm, sau đó rải hạt theo hàng đã rạch. Khoảng cách giữa các hàng từ 5 - 10 cm.

Sau khi gieo hạt, bạn rải một lớp đất mỏng lên trên để che phủ và giữ ẩm cho hạt, sau đó tưới nước đủ ẩm để hạt nhanh nảy mầm. 

Dưới đây chi tiết cách trồng rau mồng tơi bằng hạt được VNFarm tổng hợp từ bà con làm vườn có nhiều năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc và trồng rau mồng tơi.

3. Cách chăm sóc rau mồng tơi sau khi trồng


Nếu bạn thực hiện đúng cách trồng rau mồng tơi từ hạt thì quá trình chăm sóc sau khi trồng sẽ trở nên đơn giản hơn. Chi tiết cách chăm sóc rau mồng tơi như sau:

Tưới nước

Bạn cần đảm bảo độ ẩm cho hạt bằng cách tưới nước 2 lần trong ngày khi trời quá nóng, khoảng 7 - 10 ngày sau khi trồng hạt sẽ mọc thành cây con. Nếu không đảm bảo độ ẩm phù hợp thì cây sẽ bị hỏng hoặc lâu nảy mầm. 

Bón phân

Trước lúc gieo hạt, bạn nên trộn đất cho tốt để khi rau phát triển đỡ công chăm sóc bón phân. Tuy nhiên bạn cũng có thể bổ sung thêm phân trùn quế hòa tan rồi tưới cho rau hoặc các loại phân hữu cơ khác .

Phòng trừ sâu bệnh

Một số loại sâu hại trên rau mồng tơi bằng hạt có thể kể đến như sâu xanh, sâu xanh, bọ nhảy,... Do trồng rau tại nhà không dùng thuốc bảo vệ thực vật nên bạn cần phải kiểm tra cây thường xuyên để bắt sâu và ngắt bỏ lá vàng lá bệnh. Hay sử dụng thuốc sinh học để phòng trừ sâu bệnh như Leven, Venri.

4. Thu hoạch mồng tơi


Nếu bạn trồng mồng tơi leo giàn, thì khi rau lên tốt bạn có thể dùng dao sắc cắt sát gốc cách đất 5 - 10cm. Sau khi hái lần 1 thì 12 - 15 ngày tiếp đến sẽ thu được một lứa tiếp theo. Bạn nên hái rau mồng tơi vào sáng sớm, thu hoạch khi trời nắng nóng rau dễ bị héo, ôi,... 

Trên đây là cách trồng rau mồng tơi bằng hạt cực kỳ đơn giản, bạn có thể tự tay trồng để cung cấp rau sạch cho gia đình. Nếu còn thắc mắc hay muốn biết thêm về kiến thức hay về cách trồng cây rau thì hãy ghé VNFarm thường xuyên nhé! 


Liên hệ