Cách trồng rau mồng tơi không tốn nhiều công chăm sóc

07:47:43 21/04/2023

Rau mồng tơi được dùng chủ yếu trong các món lẩu và nấu canh. Bởi khi chín, rau mồng tơi ăn rất mềm, có vị ngọt đặc trưng. Nên được rất nhiều người ưa chuộng. Đặc biệt, rau mồng tơi dễ dàng được trồng tại nhà. Hãy để VNFarm mách bạn cách trồng rau mồng tơi tại nhà ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Xem nhanh

1. Đôi nét về cây rau mồng tơi

1.1. Rau mồng tơi là gì?


Rau mồng tơi hay còn được gọi là mồng tơi đỏ, mồng tơi tía, lạc quỳ, có tên khoa học là Basella rubra L., thuộc họ Basellaceae. Mồng tơi mọc nhiều ở các nước nhiệt đới như châu Á, châu Phi.

1.2. Đặc điểm của cây rau mồng tơi


Mồng tơi là cây rau thuộc dạng dây leo, chiều dài trung bình khoảng 1.5m đến 2m, có thể sống được 1 đến 2 năm. Thân mồng tơi mọc cuốn, phân nhánh, màu xanh nhạt hoặc tím nhạt

Lá cây rau mồng tơi mọc đơn, so le, và có cuống. Phiến lá giống hình quả trứng, phần đầu hơi nhọn, phần cuống lá sẽ bằng hoặc hơi hẹp lại, chiều dài trung bình khoảng 3 đến 12cm, rộng 2 đến 6cm.  

Đến giai đoạn trưởng thành, cây mồng tơi ra trái, màu tím sẫm, rất nhỏ và có dạng hình cầu. 

1.3. Công dụng của mồng tơi


Cây mồng tơi chỉ sử dụng lá để làm thức ăn. Lá rất mềm và có vị ngọt. Không chỉ dừng lại ở đó, mồng tơi còn được sử dụng trong các bài thuốc đông y điều trị mất máu, rôm sảy, làm đẹp da, trị chứng mất ngủ,...hiệu quả. 

Trong tây y, mồng tơi được sử dụng để cải thiện hệ tiêu hóa, phòng chống ung thư, rất tốt cho phụ nữ mang thai và giai đoạn cho con bú.

Vậy còn chần chờ gì nữa mà không nắm ngay cách trồng rau mồng tơi ngay bây giờ để cung cấp cho gia đình những bữa ăn dinh dưỡng. 

2. Hướng dẫn cách trồng rau mồng tơi bằng hạt đúng kỹ thuật

2.1. Chuẩn bị đất trồng


Thực hiện cách trồng rau mồng tơi ở bất cứ đâu. Mồng tơi có khả năng thích nghi với hầu hết các loại đất. Nhưng để lá to và đạt chất lượng về hàm lượng dinh dưỡng, thì trong quá trình trồng thường xuyên giữ độ ẩm cho đất để cây phát triển được tốt nhất. 

Độ pH được cho là đạt chuẩn khi trồng mồng tơi là 6.5 đến 6.8, nếu để đất khô khi cây ra hoa, lá có vị tương đối đắng. 

2.2. Chọn giống mồng tơi


Rau mồng tơi được trồng rất phổ biến. Nên bạn có thể mua hạt giống ở bất kỳ cửa hàng hạt giống hoặc vườn ươm nào. Nên lựa chọn những cửa hàng uy tín để hạt giống đạt chất lượng, ít nhiễm sâu bệnh, đỡ tốn công chăm sóc trong quá trình trồng mồng tơi. 

Có hai phương pháp để thực hiện cách trồng rau mồng tơi đó là gieo hạt và giâm cành. Nhưng gieo hạt là phương pháp được khuyến khích hơn, bởi năng suất và chất lượng cao.

2.3. Chọn vị trí trồng rau mồng tơi


Rau mồng tơi là loài ưa ánh sáng. Hơn nữa, đây là cây thân leo. Nên đến giai đoạn nhất định, cần làm giàn để mồng tơi leo lên thì sẽ cho năng suất cao hơn rất nhiều. Nếu không làm giàn, sẽ dễ dàng xuất hiện bệnh làm ảnh hưởng đến cây. 

2.4. Gieo hạt mồng tơi đúng kỹ thuật


Xem thêm:

Cần tưới ẩm đất đều trước khi gieo hạt mồng tơi. Khoảng cách giữa các hạt từ 6 đến 7cm. Các cây cách nhau 3 - 4cm. Nếu điều kiện thời tiết và khí hậu thích hợp. Hạt giống sẽ nảy mầm sau một tuần gieo hạt. Nhưng để kích thích quá trình nảy mầm nhanh hơn nữa, nên xử lý trước hạt giống qua nước ấm.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc rau mồng tơi


Rau mồng tơi không cần quá nhiều công sức chăm sóc những vẫn có thể phát triển tốt vào mùa hè vì điều kiện độ ẩm tốt. Những mùa còn lại, nên có kỹ thuật trồng mồng tơi đúng cách để cây phát triển tốt. Hãy để VNFarm mách nhỏ bạn trong phần nội dung tiếp theo. 

Bón phân

Nếu đất bạn trồng nghèo dinh dưỡng. Có thể bổ sung thêm bằng cách bón phân hữu cơ, phân chuồng đã qua xử lý ủ hoại mục hoặc các loại giá thể như trùn quế, trấu hun,...

Tưới nước

Cây mồng nơi nổi tiếng là loài cây rất ưa ẩm. Nên bạn cần tưới nước thường xuyên khi thực hiện cách trồng cây mồng tơi, không để mặt đất quá khô, sẽ làm cho lá có vị đắng, khó ăn. Hơn nữa, vào mùa mưa cần tiết chế lại lượng nước, tránh gây ngập úng. 

Làm giàn leo cho cây

Như đã đề cập ở trên, rau mồng tơi ưa ánh nắng và là dạng thân leo. Nên việc làm giàn leo là rất cần thiết. Có thể sử dụng nhiều dạng nguyên vật liệu khác nhau như tre, nứa, gỗ,...để làm giàn cho mồng tơi. 

Sâu bệnh hại

Một số sâu bệnh hại thường thấy khi trồng rau mồng tơi đó chính là sâu xanh, sâu ăn lá, cháy lá, thối rễ,... Nếu phát hiện có dấu hiệu bệnh có thể phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại bằng Leven, Venri, Trium.

Đây đều là được VNFarm sản xuất nên bạn có thể yên tâm về chất lượng và giá thành sản phẩm. Đặc biệt, VNFarm còn bao đổi trả và hoàn tiền nếu sử dụng sản phẩm không hiệu quả.

4. Thu hoạch mồng tơi

Chỉ sau một tháng trồng là đã có thể thu hoạch được mồng tơi. Nên ưu tiên thu hoạch những lá non. Hạn chế để lá quá già mới thu hoạch. Vì lúc này không còn ngon nữa. 

Cách trồng rau mồng tơi không hề khó, chỉ bỏ ra một chút công sức. Bạn đã có cho mình những bữa ăn giàu chất dinh dưỡng cho gia đình. Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã nắm được cách trồng cho riêng mình. Đừng quên liên hệ VNFarm nếu gặp bất kỳ vấn đề gì về cây rau nhé!


Liên hệ