Hướng dẫn cách trồng ớt trong chậu tại nhà trĩu quả

08:14:26 22/02/2023

Bạn đã biết cách trồng ớt trong chậu và chăm sóc cây ớt hay chưa? Nếu chưa thì đừng lo lắng trong bài viết này VNFarm sẽ chia sẻ với bạn tất tần tật mọi thứ để trồng được một chậu ớt xinh xắn trong nhà.

Xem nhanh


Một số giống ớt có thể trồng được trong chậu

1. Các giống ớt trồng trong chậu tốt nhất hiện nay

Dưới đây là một số giống ớt bạn có thể xem xét để trồng trong chậu.

Ớt chuông

Ớt chuông cũng là một giống ớt có thể trồng trong chậu. Tuy nhiên, bạn cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì cây mới có thể phát triển tốt và cho ra quả.

Nên lựa chọn các giống ớt chuông có màu đỏ, màu cam, màu vàng vì các giống này phát triển nhanh và trái cũng không quá lớn khi trưởng thành.

Ớt cà rốt Bungari

Ớt cà rốt Bungari không ngọt ngào như tên gọi của chúng. Thực tế nó cay và nóng gấp 3 lần quả ớt bình thường.

Chúng phát triển thành những cây bụi rậm rạp và cho ra hàng chục ngàn quả, đây là một giống cây tuyệt vời để trồng trong chậu.

Ớt Cầu Vồng Bolivia

Giống ớt này thường được trồng làm cảnh do vẻ đẹp tuyệt vời mà chúng mang đến, nó có thể trồng bằng chậu hoặc trồng trước hiên nhà.

Những màu phổ biến của giống ớt này là màu vàng, màu cam, màu đỏ và màu tím.

Ớt ngọt Fushimi

Đây là một giống ớt ngọt, vỏ dày, giòn ăn rất ngon khi mới hái. Giống ớt này trồng và phát triển tốt ở trong chậu.

Ớt Jalapeno

Đây là giống ớt loại cỡ vừa hay được trồng trong chậu, có độ cay nhẹ.

2. Thời vụ và mật độ trồng 

Trong một năm, cây ớt có thể được trồng theo 3 vụ: 


Thời vụ trồng ớt

  • Vụ sớm: Thời gian từ tháng 8 đến tháng 9. Ớt sẽ được thu hoạch trong khoảng thời gian tháng 12 đến tháng 1 dương lịch

  • Vụ Đông Xuân: Thời gian từ tháng 10 đến tháng 11. Ớt sẽ được thu hoạch trong khoảng thời gian tháng 2 đến tháng 3 dương lịch

  • Vụ Hè Thu: Thời gian từ tháng 4 đến tháng 5. Ớt sẽ được thu hoạch trong khoảng thời gian tháng 8 đến tháng 9 dương lịch

Tùy theo thời vụ và tình hình điều kiện thời tiết nên lựa chọn mật độ trồng sao cho phù hợp. Không nên trồng quá dày vì quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sẽ bị yếu đi, nhiều sâu bệnh. Cũng không nên trồng cây ớt quá thưa vì sẽ làm lãng phí diện tích đất và mọc nhiều cỏ dại. 

Vào vụ sớm và vụ Đông Xuân, cây ớt nên trồng ở mật độ vừa phải. Vào vụ Hè Thu nên trồng thưa hơn.

3. Các bước chuẩn bị trước khi trồng cây ớt trong chậu

3.1. Chuẩn bị đất trồng 

Cách trồng ớt trong chậu và chăm sóc ớt rất đơn giản. Chỉ cần lựa chọn loại đất tơi xốp và đặc biệt là giàu chất dinh dưỡng. Cần pha một ít phân chuồng, xơ dừa và trấu trong lúc trồng. Việc này giúp cho cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Trong môi trường đất màu mỡ, mùi vị của cây ớt sẽ đặc trưng hơn và màu sắc bắt mắt hơn.

3.2. Chọn và xử lý hạt giống 

Có rất nhiều giống ớt khác nhau, mỗi loại có hình dạng và vị cay hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên dù là giống ớt nào đi chăng nữa thì ớt cũng được đánh giá là loại cây rất dễ trồng. 

Chỉ nên mua hạt giống tại các điểm bán uy tín và chất lượng. Hoặc có thể tự ươm hạt từ trái ớt mua được ngoài chợ. Chỉ nên lựa chọn các loại trái chín đều, to, không bị sâu bệnh. Hoặc đơn giản hơn có thể lựa chọn mua cây con về trồng. 

Đây là những điều cơ bản cần chuẩn bị trước khi tiến hành trồng cây ớt vào trong chậu.

4. Hướng dẫn cách trồng cây ớt trong chậu


Hướng dẫn cách trồng cây ớt trong chậu

Xem thêm

Cách trồng cây ớt trong chậu rất đơn giản. Có thể ươm cây bằng hạt giống hay mua cây non về trồng đều được. Khi cây có được một vài ngày thì chuyển cây ớt con ra chậu lớn. Chỉ nên thực hiện quá trình trồng cây ớt này vào những buổi có thời tiết mát mẻ. Vì trời quá nóng, cây ớt con sau khi chuyển ra sẽ bị héo và mất sức. 

Nên đặt chậu nơi có mái che để giảm bớt ánh nắng trong những ngày đầu. Sau 5 ngày có thể đem cây ra bên ngoài để cây có thể hấp thụ ánh sáng và sinh trưởng phát triển bình thường.

5. Kỹ thuật chăm sóc cây ớt trồng bằng chậu

Trong cách trồng ớt trong chậu thì kỹ thuật trong sóc ớt là giai đoạn quan trọng nhất nó quyết định sản lượng và năng suất của một cây ớt.

5.1. Tưới nước

Khi thời tiết khô hạn nên tưới nước đều đặn mỗi ngày để giữ độ ẩm cho đất và cung cấp cho cây đủ lượng nước cần thiết. Nếu trời mưa thì hạn chế tưới nước. Tùy vào tình hình thời tiết và tình trạng đất mà bạn nên điều chỉnh lượng nước tưới cho thích hợp. Phải chú ý cung cấp đủ nước trong thời gian cây ớt ra hoa, kết trái. Nếu không được cung cấp đủ nước trong giai đoạn này sẽ dẫn đến hiện tượng rụng hoa, rụng trái, trái ớt không lớn. 

5.2. Bón phân 

Chỉ nên sử dụng phân đạm cá kết hợp với các loại phân hữu cơ khác để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của cây sẽ có những cách bón phân khác nhau.

  • Sau khi trồng được 20 đến 25 ngày: Kết hợp bón phân đạm cá với phân gà, phân ủ rác hữu cơ

  • Khi ớt đậu trái: Kết hợp phân đạm cá với phân gà, phân trùn quế, phun dịch cuối. Có thể bổ sung thêm cho cây trấu hun và vỏ trứng

thêm ảnh


Kỹ thuật chăm sóc cây ớt

5.3. Kiểm soát sâu bệnh khi trồng ớt bằng chậu 

Ớt là loài cây dễ chăm sóc, dễ trồng nhưng cũng rất dễ bị các loại côn trùng tấn công. Một số loại côn trùng cây ớt thường gặp phải:

  • Bọ trĩ và bọ phấn trắng: Hai loài côn trùng này chuyên phá hoại đọt non, lá non. Làm lan truyền các bệnh virus trên cây ớt.

  • Sâu đục trái: Không khác gì với tên gọi, đây là loại côn trùng hủy hoại các quả ớt từ lúc xanh cho đến lúc chín. Ngoài ra nó còn phá các nụ hoa, búp hoa non.

  • Sâu ăn tạp: Đây là loại sâu khá nguy hiểm. Chúng gây hại trên cả lá và cây con.

Trong cách trồng cây ớt trong chậu, bạn cần phải có những biện pháp để kiểm soát các loại côn trùng. Vì chúng gây ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ớt. 

Các nhà vườn thường hạn chế tối thiểu vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu, nên thường kiểm soát các loại côn trùng này bằng cách phương pháp truyền thống: 

  • Dọn sạch cỏ;

  • Nhổ bỏ cây ớt bị bệnh để tránh lây lan;

  • Khoảng cách cây trồng cần đảm bảo được sự thông thoáng;

  • Có thể áp dụng phương pháp trồng xen canh các loại hoa vạn thọ, hoa cúc,...

6. Thu hoạch ớt

Khi ớt bắt đầu chín và chuyển sang màu đỏ thì tiến hành thu hoạch. Thời gian thu hoạch thường nằm trong khoảng 40 ngày sau khi cây ớt nở hoa. Trong quá trình thu hoạch ớt phải ngắt cả cuốn và tránh làm gãy cành. 

Cây ớt sau khi thu hoạch cần được bổ sung thêm phân bón để được cung cấp thêm chất dinh dưỡng giúp cây ớt phục hồi nhanh hơn.

Trồng cây ớt trong chậu cũng được xem kỹ thuật trồng ớt với quy mô nhỏ. Vì cơ bản chúng ta cũng chỉ cần một vài cây để phục vụ các món ăn mỗi ngày. Có thể lựa chọn trồng ớt trong chậu hay trồng ngoài ban công, sân thượng tùy theo sở thích của mỗi người. 

Cách trồng ớt trong chậuVNFarm chia sẻ đã được rất nhiều người áp dụng và thành công. Hãy cùng nhau thử trồng một cây ớt để tạo thêm niềm vui cho bản thân bạn nhé.


Liên hệ