Hướng dẫn cách trồng ngò gai lá to và hiệu quả

09:22:10 08/05/2023

Ngò ngại hay còn gọi là rau mùi là một loại rau gia vị nhằm tăng hương vị cho các món ăn. Cách trồng ngò gai cũng không quá khó khăn và phức tạp. Hãy cùng VNFarm tìm hiểu cách trồng cây ngò gai ở bài viết bên dưới đây nhé!

Xem nhanh

1. Đặc điểm của cây ngò gai

1.1. Ngò gai là rau gì?


Ngò gai hay còn gọi là mùi tàu, ngò tàu, rau mùi cần, dã nguyên tuy, mùi gai, ngò tây có tên khoa học Eryngium foetidum, thuộc họ hoa tán. Ngò gai là một loại rau gia vị giúp tăng hương vị cho món ăn.

1.2. Đặc điểm cây ngò gai


Cây rau mùi là một loại cây thân thảo sống lâu năm, có thân mọc đứng và nhiều khía, chiều cao trung bình là khoảng 15 đến 40cm và nhiều lần rẽ đôi. Lá cây mọc sát đất và hình hoa thị ở gốc. Phiến lá có dạng hình mác hẹp, thuôn dài và lá không có cuống. Mép lá có nhiều răng cưa và gai sắc khá sắc, khía tai bèo. Lá ở trên càng lên phía trên thân càng ngắn dần, nhỏ dần và có nhiều răng cưa và gai sắc hơn. Các lá ở trên xẻ 3-7 thùy ở chóp cây và có nhiều gai.

Hoa của cây mùi tàu có hình trụ hay hình trứng, mọc thành tán và có màu trắng. Hoa bao gồm 5-7 lá, hình dạng mũi mác dẹt, mỗi bên có 1-2 răng và một gai ở chóp. 

Quả mùi tàu có hình dáng gần giống hình cầu, hơi dẹt, đường kính khoảng 2mm và chứa nhiều hạt bên trong. Khi già, quả rụng và phát tán hạt. Toàn thân cây mùi tàu có mùi thơm đặc trưng của tinh dầu.

Vậy cách trồng ngò gai tại nhà có khó không? Chi tiết các bước trồng ngò gai? Tất cả thông tin sẽ được VNFarm bật mí ở phần thông tin bên dưới đây.

2. Hướng dẫn cách trồng ngò gai tại nhà

2.1. Chuẩn bị đất trồng ngò gai


Cũng tương tự như những loại cây khác, để trồng ngò gai phát triển xum xuê. Nên lựa chọn những loại đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng để thực hiện cách trồng ngò gai. Tuy nhiên, nếu tại nhà bạn không có đất tốt. Có thể chủ động trộn phân hữu cơ hoặc phân chuồng đã qua ủ hoai mục. Hoặc tại một số cửa hàng có bán sẵn đất, chỉ cần mua về đã có thể trồng vô cùng tiện lợi. 

2.2. Chuẩn bị hạt giống trồng ngò gai


Xem thêm:

Ngò gai có thể trồng bằng hạt hoặc từ cách chiết cây con. Bạn có thể đến chợ hoặc nhà hàng xóm đã trồng ngò gai, chọn những cây con khỏe nhất, không có mầm bệnh xin về trồng.

Nếu lựa chọn cách trồng bằng hạt, thời gian thu hoạch ngò gai sẽ dài hơn. Mua hạt giống tại các sàn thương mại điện tử hoặc cửa hàng vườn ươm uy tín. Tránh mua phải hạt giống bị nhiễm bệnh.

2.2.1. Xử lý hạt giống

  • Phơi hạt giống ngoài nắng khoảng 3 tiếng. Sau đó, đem đi ngâm hạt trong nước ấm khoảng 54 độ C. Với tỷ lệ nước 3 sôi 2 lạnh trong khoảng 30 phút. Quá trình này giúp cho hạt nhanh nảy mầm và loại bỏ được những hạt kém chất lượng. 

2.3. Trồng ngò gai hiệu quả


  • Hạt đã qua xử lý đem hạt đi gieo trên khu vực bạn đất trồng đã chuẩn bị sẵn. Độ sâu gieo hạt không quá 1.5cm. Đảm bảo được mặt nền đất có độ ẩm đạt từ 70 đến 80%. Chú ý, không nên gieo trên nền đất quá ẩm ướt. 

  • Không nên trồng ngò gai vào những ngày mưa. Nếu thực hiện cách trồng ngò gai bằng hạt trong diện tích đất nhỏ tại nhà thì trộn hạt giống với đất sau đó vãi lên mặt đất là được. 

  • Nếu trồng bằng cây con, chỉ cần đào lỗ không quá sâu, đặt cây con xuống. Vậy là cây đã có thể sinh trưởng và phát triển. 

3. Cách chăm sóc ngò gai sau khi trồng


Ngò gai là loài cây rất dễ trồng, không cần chăm sóc quá nhiều cũng có thể thu hoạch được bội thu. Bạn chỉ cần đảm bảo một số ý như sau: 

  • Khi cung cấp ánh sáng và độ chiếu sáng cho cây từ 60 đến 70 phần trăm thì cây mẹ sẽ cho ra rất nhiều cây con. Nhưng nếu để nơi tiếp xúc với 100% ánh sáng, lá sẽ bị nhạt màu và ít cây con hẳn. 

  • Sau khi thực hiện cách trồng ngò gai, nên cung cấp nước cho chậu bằng cách tưới phun nhẹ mỗi ngày 2 lần. 

  • Việc bón phân cũng không quá cần thiết. Nếu có thể, mỗi tháng bạn nên bón 2 lần. Bón bằng các loại phân vô cơ hoặc phân trùn quế,... đảm bảo dinh dưỡng được cân bằng. 

4. Thời gian thu hoạch ngò gai


Áp dụng đúng cách trồng ngò gai thì từ sau 30 đến 40 sau thì bạn có thể thu hoạch vụ đầu tiên. Nên chọn những lá bên ngoài để sử dụng trước và chừa lại phần lá ở khoảng 3 đến 4cm tính từ gốc để cây tiếp tục phát triển.

5. Công dụng của lá ngò gai bạn đã biết chưa

5.1. Cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường


Có thể bạn chưa biết, tinh dầu từ lá ngò gai có chất chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ. Bên trong, ngò gai chứa nhiều vitamin C giúp loại bỏ các gốc tự do. Nên những người bệnh tiểu đường, trong quá trình dùng ngò gai sẽ được cải thiện. 

5.2. Điều trị rối loạn thận


Ngò gai thúc đẩy quá trình lợi tiểu. Từ đó giúp điều chỉnh các rối loạn về thận. Điển hình như viêm bàng quang, đau khi đi tiểu, viêm tuyến tiền liệt,.... Hoặc khi ăn có thể ngăn ngừa được bệnh thận. 

5.3. Cải thiện tình trạng tim


Trong ngò gai có chứa nhiều chất như: coumarin, steroid, saponin, flavonoid,... Đây là các chất có tác dụng mạnh mẽ cho các hoạt động kháng viêm. Trong nhiều nghiên cứu đã cho thấy lá ngò gai có tác dụng giảm viêm trong các giai đoạn cấp tính của bệnh mạch máu hoặc bệnh tim.  

Biết được cách trồng ngò gai, từ đó có thể cung cấp cho mỗi bữa ăn của gia đình. Thật sự là vô cùng tiện lợi, mà bạn có thể yên tâm về an toàn thực phẩm. Hy vọng qua bài viết trên bạn có thể áp dụng và trồng ngò gai thành công. 

Nếu bạn đang quan tâm đến việc trồng và chăm sóc cây rau, hãy đọc các bài viết mới nhất trên VNFarm để tìm kiếm các thông tin hữu ích về cách trồng và phòng bệnh.


Liên hệ