Quy trình chăm sóc và cách trồng nấm đùi gà

14:23:46 18/04/2023

Nấm đùi gà dần trở thành món ăn quen thuộc trong các bữa ăn. Ngoài hương vị thơm ngon, nấm đùi gà còn cung cấp một hàm lượng dinh dưỡng cao cho cơ thể. Do đó, những năm gần đây nhu cầu của thị trường với nấm đùi gà tăng cao. Trong bài viết sau, VNFarm sẽ chia sẻ với các bạn cách trồng nấm đùi gà mang lại giá trị kinh tế cao.

Xem nhanh

1. Đôi nét về nấm đùi gà

1.1. Nấm đùi gà là gì?


Nấm đùi gà hay còn gọi là nấm bào ngư Nhật, nguồn gốc xuất xứ từ Trung Hải, Bắc Phi. Nấm đùi gà là nấm thuộc họ bào ngư, ưa lạnh và chỉ thích hợp trồng ở những vùng ôn đới. 

1.2. Đặc điểm hình thái của nấm đùi gà

Nấm đùi gà có thân nhỏ và dài, hình dạng giống như một cái đùi gà. Nấm có màu trắng ngà, thường mọc thành chùm. Nấm đùi gà gốm 5 bộ phận: 

  • Mũ nấm

  • Phiến nấm

  • Cuống nấm

  • Chân nấm

  • Sợi nấm

1.3. Giá trị kinh tế


Trồng nấm đùi gà đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, có thể trông nấm quanh năm. Năng suất của nấm đùi gà sẽ rơi vào khoảng 30 đến 35kg nấm tươi/100kg nguyên liệu khô. Nấm đùi gà rất được ưa chuộng trên thị trường.

Giá thành hiện tại của nấm đùi gà sẽ rơi vào khoảng 135 đến 170 VNĐ/kg. 

Bởi giá thành cao nên nấm đùi gà nên cách trồng nấm đùi gà cũng được rất nhiều bà con quan tâm và tìm hiểu. Chi tiết kỹ thuật trồng nấm đùi gà sẽ được VNFarm bật mí nhanh qua bài viết bên dưới đây.

2. Điều kiện nhiệt độ thích hợp trồng nấm đùi gà


Trong cách trồng nấm đùi gà thì nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng là những yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến năng suất và chất lượng của nấm đùi gà. Vậy nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng như thế nào thì thích hợp trồng nấm đùi gà, xem phần thông tin bên dưới đây.

Nhiệt độ

Nấm đùi gà thích hợp trồng ở những vùng ôn đới, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển tốt nhất là trong khoảng 10-15°C. Nấm đùi gà thường được trồng trong các phòng lạnh. Phòng lạnh luôn đảm bảo được nhiệt độ ở mức thích hợp nhất.

Độ ẩm và độ thông thoáng

Để nấm hình thành quả thể tốt nhất, điều kiện độ ẩm nơi trồng nấm phải đảm bảo ở khoảng 85- 95%. Khi trồng nấm đùi gà, người ta thường không nhắc đến độ thông thoáng. Vì nấm đùi gà phát triển không cần độ thông thoáng nhiều.

Ánh sáng

Ánh sáng rất quan trọng trong giai đoạn nấm đùi gà hình thành quả thể, khi này nấm cần ánh sáng khuếch tán. Tuy nhiên, ở giai đoạn nuôi sợi nấm không cần có ánh sáng vì nấm không có diệp lục.

Thời vụ và mật độ trồng


Tháng 12 đến tháng 2 dương lịch là thời điểm thích hợp nhất để trồng nấm đùi gà. Với công nghệ nhà lạnh như hiện nay thì có thể trồng nấm đùi gà quanh năm. Kỹ thuật chăm sóc và cách trồng nấm đùi gà dễ thực hiện hơn rất nhiều.

3. Các bước chuẩn bị để tiến hành kỹ thuật trồng nấm đùi gà

Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu là bước quan trọng nhất trước khi tiến hành cách trồng nấm đùi gà, chi tiết quá trình chuẩn bị như sau:

3.1. Nguyên liệu trồng nấm đùi gà


Nấm đùi gà sẽ sinh trưởng và phát triển trên các loại mùn cưa. Khi lựa chọn mùn cưa để thực hiện cách trồng nấm đùi gà cần lưu ý không được chọn mùn cưa của những cây có thân gỗ quá cứng và có chứa tinh dầu. Mùn cưa trước khi dùng phải được xử lý khô ráo và bảo quản trong điều kiện môi trường phù hợp. Không sử dụng mùn cưa bị ẩm mốc hay đóng tảng. Ngoài ra còn sử dụng các loại chế phẩm như ván bóc, bông, rơm rạ,... 

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Mùn cưa

  • Bông

  • Cám ngô

  • Cám gạo

  • Bột nhẹ

3.2. Xử lý nguyên liệu trước khi đóng vào túi nilon


 

Xem thêm:

Đối với mùn cưa

Cho mùn cưa ra nền sạch và trộn mùn cưa với nước vôi 1%. Trộn đều cho đến khi mùn cưa đạt độ ẩm 60 - 65% là được. Dùng túi nilon đậy và ủ mùn cưa thành đống. Sau khoảng 2 - 3 ngày mùn cưa sẽ ngấm đủ nước và trương nở.

Đối với bông

Dùng nước vôi 1% để ngâm bông nhầm mục đích là giảm độ axit trong bông. Vắt nhẹ và đặt bông lên kệ để bông bớt nước. Dùng túi nilon ủ bông trong 36 giờ, phải ủ bông trong môi trường sạch sẽ không có bụi bẩn.

3.3. Các bước trộn nguyên liệu


Bước 1: Trộn đều bột nhẹ, bột ngô và cám gạo lại với nhau;

Bước 2: Trộn mùn cưa và bông đã ủ thật đều với nhau;

Bước 3: Rắc đều tất cả những nguyên liệu đã trộn ở bước 1 vào hỗn hợp mùn cưa và bông đã trộn;

Bước 4: Đảo đi đảo lại nguyên liệu bằng xẻng khoảng 3 – 4 lần là được.

4. Hướng dẫn cách trồng nấm đùi gà hiệu quả đơn giản dễ thực hiện


Bước 1: Hỗn hợp nguyên liệu đã chuẩn bị tiến hành đóng gói vào các túi nilon có kích thước 19x33cm. Sau đó buộc chun, bông nút và đậy nút lại. Đem các túi nguyên liệu hoàn thành bỏ trong lò khử trùng trong 12 giờ. Những túi nguyên liệu có mùi thơm, không bị lên men là đạt chuẩn.

Bước 2: Vệ sinh thật kỹ các dụng cụ cấy giống. Mở nắp và đặt chai giống nằm nghiêng trên kay, cấy từ 6 đến 7g giống vào bề mặt túi nguyên liệu. Sau khi cấy xong nhớ đậy nắp lại.

Bước 3: Ươm sợi trong phòng nuôi sau khi cấy giống. Không cần tưới nước và hạn chế việc di chuyển các túi nguyên liệu. Sau khoảng 1 tháng, khi thấy sợi nấm mọc kín túi thì tháo nắp ra. Để kích thích hình thành quả thể hãy cào lớp giống mỏng trên bề mặt túi bằng thìa nhỏ. Chuyển túi nấm sang phòng ra quả thể sau 5 ngày. 

5. Kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch nấm đùi gà 

5.1. Cách chăm sóc nấm đùi gà


Nên tiến hành phun sương trước miệng túi và phun ẩm khi nấm xuất hiện quả thể. Nên cung cấp nước cho cây nấm mỗi ngày 2 đến 3 lần. Nếu nấm mọc thành từng chùm phải dùng dao cắt tỉa bớt bà để lại 2 - 3 cây. Khi này cây nấm sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

5.2. Thu hoạch nấm đùi gà


Khi nấm phát triển hoàn chỉnh, có mủ quả thể phẳng và màu sáng là có thể tiến hành thu hoạch. Cần thu hoạch nấm đúng lúc vì chất lượng và năng suất nấm sẽ giảm nếu thu hoạch quá sớm hoặc quá muộn. Dùng tay kéo nhẹ phần cuống nấm là được. Nếu sau khi thu hoạch xong thấy chân nấm còn sót lại bên trong túi hãy tiếp tục chăm sóc để thu hoạch đợt tiếp theo.

Trên đây là cách chăm sóc và cách trồng nấm đùi gà trong phòng lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao. VNFarm hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn trồng nấm đùi gà hiệu quả hơn. VNFarm luôn ở đây và chia sẻ nhiều thông tin hay và hữu ích liên quan đến cây rau!


Liên hệ