Hướng dẫn cách trồng mía ép nước cho năng suất cao

14:35:58 19/04/2023

Mía được trồng phổ biến ở tất cả vùng miền của Việt Nam với diện tích lớn. Để đạt được năng suất và chất lượng cao, mía cần được canh tác đúng kỹ thuật. Ngay trong bài viết dưới đây cùng VNFarm tìm hiểu cách trồng mía đảm bảo kỹ thuật, bất cứ nhà nông nào cũng có thể áp dụng!

Xem nhanh

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng mía

1.1. Mật độ trồng mía


Mật độ trồng mía còn phụ thuộc vào điều kiện đất, giống mía bà con chọn. Nhưng thường thì lượng hom giống cần khoảng 35.000 đến 40.000 hom/ha. Một hom như vậy sẽ có 3 mắt, vậy tương ứng cứ mỗi ha có từ 8 - 10 tấn giống. 

Khoảng cách giữa các hàng sẽ phụ thuộc vào phương pháp thủ công hay dùng máy để canh khoảng cách cho phù hợp. Hàng kép mật độ 1.2 - 1.8m  x 0.6 - 8.4m, hàng đơn cách từ 0.8 - 1.2m. 

1.2. Chọn đất trồng mía


Mía là loại cây dễ trồng, có thể thực hiện cách trồng mía trên bất kỳ loại cây nào. Nhưng để điều kiện thâm canh đạt năng suất cao, thì độ dốc trồng mía phải dưới 10 độ. Kèm theo một số điều kiện như tầng canh tác sâu, giàu dinh dưỡng, pH trung tính, thoát nước nước tốt và có độ tơi xốp. 

1.3. Làm đất trồng mía


Tùy vào loại đất mà bà con làm đất trồng mía khác nhau. Cụ thể như sau: 

  • Đất bãi, đất ruộng: Cày sâu từ 30 - 35cm, bừa từ 2 cho đến 3 lần, rạch hàng 1 lần và độ sâu từ 25 - 30cm. 

  • Để đạt được năng suất cao, chất lượng mía cao thì bà con nên áp dụng theo quy trình cày ba chảo: (1 - 2) lần + (1 - 2) lần bừa + (2 - 3) lần cày 7 chảo. Chú ý, độ sâu phải đạt trên 30cm. Đặc biệt là hướng cày lần sau phải vuông góc với hướng lần trước để tránh bị lỗi. Những vùng đất thấp có nhiều phèn chú ý là không rạch hàng sâu đến lớp đất phèn, chủ động đào thêm kênh mương thoát nội đồng. 

  • Riêng đất bị nhiễm phèn liếp rộng 4.5 - 5.0m, độ cao 25cm - 35cm. Đất rãnh thì phủ lớp đất xốp dày từ 5 - 10cm. 

  • Trồng mía trên đất đồi: Thiết kế hàng mía theo đường đồng mức, những nơi có điều kiện áp dụng cây không lật với độ sâu từ khoảng 40 - 50cm. Như vậy đất có thời gian để phơi ải và diệt hết nguồn sâu bệnh tồn tại bên trong. 

  • Đất trũng đồng bằng sông Cửu Long phải lên liếp rộng từ 6 - 20cm, cao 25 - 35cm, rãnh trồng mía sâu từ 20 - 25cm, đáy rãnh nên phủ thêm đất xốp dày 5 - 10cm. 

1.4. Giống mía ép nước


Trong kỹ thuật trồng mía ép nước thì khâu chọn các giống mía ép nước là vô cùng quan trọng, nếu hom tốt thì mía mới đạt chất lượng cao, có độ ngọt thanh và cho năng suất tốt. Dưới đây là một số giống mía ở từng vùng miền có thể tham khảo: 

  • Tây Nguyên: K84 - 200, VDD93 - 159, VN84 - 4137,...

  • Đông Nam Bộ: R579, K84 - 200,... 

  • Vùng Bắc Trung Bộ: ROC 16, VD93 - 159,...

  • Vùng phía Bắc: QD94 - 119, ROC22, ROC10,..

1.5. Thời vụ trồng mía ép nước


Thời vụ thực hiện cách trồng mía được chia làm 2 vụ chính: vụ chính và vụ phụ. Thời vụ trồng mía khu vực miền Bắc, khu vực miền Nam nước ta cũng có sự khác nhau. Chi tiết từng khu vực sẽ được VNFarm bật mí dưới đây.

  • Vùng Bắc Trung Bộ: 1/1 - 30/4 là vụ chính, vụ phụ 1/10 - 15/12

  • Duyên Hải Miền Trung: Vụ chính 1/1 - ⅓, vụ phụ 1/6 - 30 tháng 8

  • Vùng Tây Nguyên: 1/10 - 30/11 là vụ chính, 1/05 - 15/06 là vụ phụ

  • Vùng Tây Nam Bộ: 1/04 - 30/06, vụ phụ từ 15/11 - 30/01. 

2. Kỹ thuật trồng mía ép nước


Cách trồng mía ép nước, sau khi đã đảm bảo các bước trên, bà con thực hiện theo các bước sau đây. 

Đặt các hom theo rãnh hàng đơn cách nhau khoảng 1m, đặt hàng kép 1.4m rồi phủ kín đất lại từ 3 - 5cm trồng không chính vụ, hoặc nếu trồng chính vụ từ 7 - 10cm. Đất khô thì cần nén chặt cho hom tiếp xúc với đất. Trong quá trình trồng, nếu có điều kiện thì tưới ẩm khi trồng và sử dụng màng phủ nông nghiệp giữ ẩm, hạn chế cỏ dại cho mía. 

3. Cách chăm sóc mía ép đường

Thực hiện tốt cách trồng mía thì giai đoạn chăm sóc cây sẽ đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều, chi tiết cách chăm sóc như sau:

3.1. Bón phân cho mía


Xem thêm:

Bón thúc phân cho mía, trong phân nên có chứa hoạt chất nitơ. Bên cạnh đó thì có thể bón các loại phân hữu cơ khác như phân chuồng đã qua xử lý, phân trùn quế. Khi mầm xuất hiện thì bón thúc, như vậy sẽ giúp mía phát triển mạnh hơn. 

3.2. Làm cỏ cho mía

Nếu cỏ dại mọc đầy vườn sẽ hút hết chất dinh dưỡng giúp cây mía phát triển, làm cho cây chậm phát triển không đạt chất lượng. Do đó, cần làm cỏ thường xuyên để cây mía mau lớn và có khả năng đẩy lùi cỏ dại.

3.3. Hạn chế sâu bệnh hại ở cây mía


Quá trình thực hiện cách trồng mía thường xuất hiện phổ biến các loại sâu đục thân, rầy rệp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của cây. Bà con ưu tiên phun phòng Leven, Vansi theo liều lượng pha 25 - 50g cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán. Tùy theo diện tích trồng và số lượng cây bà con có thể thay đổi liều lượng sao cho phù hợp. 

3.4. Thu hoạch mía ép nước


  • Bà con xác định đúng thời điểm thu hoạch mía, như vậy mía mới đạt chất lượng và năng suất cao. 

  • Những yêu cầu khi thu hoạch mía: không được làm cho dập, róc mía sạch theo đúng tiêu chuẩn, quan trọng chặt sát gốc mía. 

  • Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để thu hoạch mía 

  • Mía khi thu hoạch thường được bó từ 10 - 15kg, gom thành đóng khoảng 30 - 50 bó để dễ dàng vận chuyển. 

  • Sau khi đã thu hoạch mía xong thì vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ trong 24 giờ để đảm bảo được độ ngọt vốn có của chúng.

4. Giá trị kinh tế mà cây mía mang lại


Mía là giống cây công nghiệp và là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất đường một trong những nhu yếu phẩm cần thiết cho đời sống. Cây mía là nguồn thu nhập chính cho nhiều vùng quê. Diện tích trồng mía nước ta hằng năm lên đến 270.000 ha, sản lượng 1,3 - 1,5 triệu tấn/năm.

Cây mía có nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống cây trồng khác. Mía dễ trồng, dễ chăm sóc thích ứng với nhiều khí hậu. Khả năng tái sinh cũng cao, sau mỗi vụ thu hoạch, nông dân có thể xử lý ruộng mía, chăm sóc mầm gốc và tiếp tục tái sinh cho vụ sau.

Mía mang lại nhiều lợi ích kinh tế từ gốc đến ngọn. Thân mía làm nguyên liệu chính sản xuất đường, rượu, ván ép, giấy, dược phẩm,... Phần ngọn và lá có thể sử dụng làm phân xanh. 

Nhìn chung, ngành mía đường được kéo dài ra và tận dụng rất tốt nếu chúng ta biết khai thác triệt để, giúp nghề trồng mía phát triển bền vững, mang lại giá trị kinh tế cao.

Như vậy qua bài viết này bạn đã tìm hiểu xong cách trồng mía và chăm sóc cây mía sao cho năng suất và đạt được độ đường cao. VNFarm hy vọng bạn có thể tự tay trồng ra những vườn mía xanh tốt và có năng suất cao đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. 

Hãy theo dõi VNFarm để xem thêm nhiều thông tin hay liên quan đến cách trồng cách chăm sóc cây rau nhé!


Liên hệ