Hướng dẫn cách trồng khoai mỡ mang lại năng suất cao

09:02:30 23/03/2023

Khoai mỡ là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và được chế biến thành nhiều món ăn rất đa dạng. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng khoai mỡ với một lượng vừa đủ theo khẩu phần ăn.Trong bài viết này VNFarm mong muốn chia sẻ đến quý bà con những thông tin về cách trồng khoai mỡ đạt năng suất cao. 

Xem nhanh

1. Tìm hiểu về cây khoai mỡ


Đôi nét về về cây khoai mỡ

Khoai mỡ có tên khoa Dioscorea alata, đây là cây lương thực quan trọng và được trồng nhiều ở Ấn Độ, Châu Phi và Malaysia. Khoai mỡ có dạng dây leo, thân mềm, có vị ngọt, tính bình. 

Khoai mỡ cũng giống với các cây lương thực được chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc như nấu canh, luộc, hấp, chiên và làm bánh. Bản thân củ khoai mỡ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe con người. Khoai mỡ thường bị nhầm lẫn với củ khoai lang, nhưng khoai mỡ có chứa nhiều tinh bột và ít ngọt hơn khoai lang. 

Với nhiều công dụng tốt nên cách trồng khoai mỡ đúng kỹ thuật ngày càng được nhiều người tìm hiểu. Chi tiết cách trồng sẽ được VNFarm bật mí qua bài viết dưới đây. 

2. Cần chuẩn bị gì để trồng khoai mỡ


Trước khi thực hiện cách trồng khoai mỡ cần chuẩn bị gì

2.1. Chuẩn bị đất trồng khoai mỡ

Đất trồng là yếu tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của cây khoai mỡ. Có thể trồng khoai mỡ trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, nếu muốn cây phát triển tốt và cho năng suất cao thì nên trồng trên các vùng đất tơi xốp và dễ thoát nước. 

Trước khi tiến hành cách trồng khoai mỡ nên trộn vào đất phân chuồng, vỏ trấu, xơ dừa và mùn hữu cơ để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho đất. Bón lót vôi để xử lý các mầm bệnh có trong đất trước khi xuống giống 10 ngày.

2.2. Chọn giống khoai mỡ

Khoai mỡ có hai loại giống là khoai mỡ ruột tím và khoai mỡ ruột trắng. Thường dùng củ để trồng. Khi chọn giống cần chọn củ có thời gian sinh trưởng trong khoảng từ 5 đến 6 tháng tuổi, kích thước củ khoai đều nhau, trên 1kg và không bị sâu bệnh.

2.3. Thời vụ và mật độ trồng

Thời vụ: Thời vụ gieo trồng khoai mỡ phụ thuốc rất nhiều vào mực nước lũ hàng năm. Đối với những vùng trong đê, nên ươm trong khoảng tháng 8 âm lịch và xuống giống vào tháng 9 âm lịch để thu hoạch khoai mỡ có năng suất cao. Nếu mưa nhiều gây ngập phải có hệ thống bơm nước ra ngoài để khoai mỡ phát triển tốt. 

Mật độ trồng: Không nên trồng quá sát nhau, khoảng cách giữa các cây là 50x50cm đối với đất mới và 60x60cm đối với đất cũ. 

3. Cách trồng khoai mỡ đúng kỹ thuật


Cách trồng khoai mỡ

Chi tiết các bước cách trồng khoai mỡ như sau: 

  • Bước 1: Dùng dao cắt mục tạo giống, sau khi cắt thì nhúng mặt cắt của khoai mỡ vào xi măng khô hoặc vôi bột để tránh củ bị thối;

  • Bước 2: Sau đó đem mục giống ủ tro. Rải một lớp tro mỏng, đặt mục giống lên trên lớp tro, sau đó rải thêm một lớp tro để phủ mục giống;

  • Bước 3: Sau khi ủ khoảng 2-3 ngày tưới nước một lần, lưu ý không tưới quá nhiều nước gây ngập úng làm cho mục giống bị thối, còn nếu khô quá thì thời gian nảy mầm sẽ lâu hơn. Thường xuyên kiểm tra xem mục khoai có bị thối không, nếu có hãy loại bỏ những mục khoai bị thối;

  • Bước 4: Sau khi ủ 20-30 ngày, chồi khoai mỡ sẽ nảy mầm khoảng 3-5cm, lúc này có thể đem đi trồng;

  • Bước 5: Xới đất, lên luống cao 25-30cm, rãnh rộng 0,5m. Dùng dao đào hố sâu 2-3cm, rải một lớp tro trấu xuống rồi đặt mầm khoai mỡ xuống, lưu ý đặt mầm khoai mỡ quay xuống dưới đáy hố;

  • Bước 6: Sau khi trồng xong phủ một lớp đất mỏng lên trên và phủ rơm rạ để giữ ẩm. Tưới nước 2 ngày 1 lần.


Sau khi trồng cây khoai mỡ cần tưới nước 2 lần 1 ngày

Dưới đây là chi tiết các bước trồng khoai mỡ đúng kỹ thuật đơn giản tại nhà để bạn có thể tham khảo và áp dụng thử.

4. Cách chăm sóc khoai mỡ đúng kỹ thuật

4.1. Tưới nước cho khoai mỡ

Nước là yếu tố không thể thiếu trong cách trồng khoai mỡ. Căn cứ vào điều kiện thời tiết để tiến hành tưới nước cho cây. Khoai mỡ cần cung cấp đủ nước để có thể sinh trưởng tốt. Để kích thích thân lá phát triển nhanh hơn nên tưới kali pha loãng sau khi xuống giống được 15 ngày. 

4.2. Bón phân khoai mở

Chia quá trình bón phân cho khoai mỡ thành 3 giai đoạn: Giai đoạn sau khi trồng 1 tháng tiến hành bón phân chuồng hoai mục. Bón thêm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn cách nhau thời gian là 1 tháng. Trồng khoai mỡ chủ yếu bón phân chuồng kết hợp với NPK. Sau khi bón phân nên tưới nước để phân dễ tan, cây dễ hấp thụ dưỡng chất hơn.

4.3. Các loại côn trùng gây hại


Côn trùng gây hại ở cây khoai mỡ

Xem thêm:

Trong đất trồng khoai mỡ có chứa rất nhiều giống tuyến trùng gây hại. Để hạn chế các loại bệnh gây hại nên trồng khoai mỡ luân canh với các loài cây khác.

  • Bệnh thối rễ: Tấn công vào sâu trong củ, vào sâu 5cm. Biểu hiện của cây bị nhiễm bệnh là lá vàng sớm, dây còi cọc và kém phát triển. 

  • Bệnh khảm lá, xoăn lá: Gây bệnh thối khô, bệnh chỉ xảy ra ở lớp vỏ ngoài và lấn sâu vào bên trong khoảng 2cm. Biểu hiện của cây nhiễm bệnh là vỏ của củ khoai mỡ xuất hiện chất nhầy có màu vàng sáng, trên thân có các mô màu vàng nâu. 

  • Bệnh vàng lá: Những củ bị nhiễm bệnh mọc mầm rất nhanh. Biểu hiện của cây nhiễm bệnh là xuất hiện các bướu trên bề mặt củ, lá vàng úa, rụng, ngọn không phát triển. 

  • Sâu xám, sâu xanh da láng: Loại sâu này chuyên phá hoại cây, chúng thường bò và cắn lá khoai mỡ. Để phòng ngừa bệnh bạn có thể sử dụng Leven.

  • Rầy rệp: Rầy rệp cũng xuất hiện nhiều trên cây khoai mỡ làm cây bị vàng úa, khoai kém phát triển để phòng ngừa bệnh thì dùng thuốc Vansi

5. Thu hoạch và bảo quản khoai mỡ


Thu hoạch bảo quản cây khoai mỡ tại nhà

Bước này có thể được coi là thành quả của kỹ thuật trồng khoai mỡ. Có thể tiến hành thu hoạch khoai mỡ sau khoảng 5 tháng. Nên tưới nước cho khoai trước khi thu hoạch 1 tuần để làm mềm đất, giúp cho quá trình thu hoạch được dễ dàng hơn. Khi thu hoạch cắt hết thân lá cách gốc khoảng 15cm để củ khoai không bị trầy xước. Bảo quản củ khoai mỡ ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Để trồng được khoai mỡ không phải là việc quá dễ dàng, người nông dân cần phải có kiến thức và kỹ năng mới có thể trồng được những vườn khoai mỡ cho năng suất cao. Những kiến thức về cách trồng khoai mỡ trong bài viết trên được VNFarm tổng hợp từ kinh nghiệm của những người nông dân lâu năm trong nghề. Hy vọng sẽ có thể giúp bà con có thêm những thông tin hữu ích trong quá trình trồng và chăm sóc khoai mỡ.

Để xem thêm nhiều thông tin hay và hữu ích về cây trồng thì hãy luôn theo dõi VNFarm.


Liên hệ