Cách trồng khoai lang từ củ đơn giản tại nhà

06:35:11 10/04/2023

Khoai lang là củ chứa nhiều tinh bột và là nguồn dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người. Phương pháp trồng khoai lang từ củ mọc mầm rất đơn giản và cho năng suất cao. Hãy cũng theo dõi bài viết sau của VNFarm để tìm hiểu cách trồng khoai lang từ củ nhé.

Xem nhanh

>>> Tham khảo về phấn trắng bầu bí

1. Tìm hiểu về cây khoai lang


Khoai lang là loại cây thân thảo, rễ sơ sinh phát triển thành rễ chính và sinh ra các rễ bên. Khoai lang có rễ được hình thành ở các mắt đốt thân. Mỗi đốt thân có thể ra khoảng từ 5 đến 7 rễ, trong đó chỉ có khoảng 2 - 3 rễ có khả năng phát triển thành rễ củ lớn. Ở các đốt sát với mặt đất sẽ hình thành củ. Củ khoai lang sẽ phát triển từ chiều dài đến chiều ngang.

2. Các bước chuẩn bị để thực hiện cách trồng khoai lang từ củ

2.1. Chuẩn bị đất trồng khoai lang


Khoai lang không kén đất trồng nên có thể thực hiện cách trồng khoai lang từ củ trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng khi trồng ở đất cát pha có tỷ lệ mùn cao, đất thịt nhẹ thì khoai sẽ cho năng suất cao. Đất trồng khoai lang chỉ có một yêu cầu, phải thông thoáng và tơi xốp. Cây khoai lang sẽ bị cong queo, nhỏ và xấu nếu trồng trên đất chặt. 

2.2. Chọn và xử lý củ khoai giống


Xem thêm:

Nên chọn những củ khoai lang to mập và khỏe mạnh để làm giống sẽ có kết quả tốt nhất. Xử lý củ khoai lang là bước vô cùng quan trọng trong quá trình trồng khoai lang từ củ. Trước tiên lấy củ khoai lang cắt đôi và dùng tăm tre chọc lên nửa củ để làm giá đỡ. Sau đó cho đặt nửa củ khoai lang vào cốc nước lọc. Nước chỉ để ngập một phần của nửa củ khoai lang. Tiến hành làm tương tự với nửa củ khoai còn lại. Đem cốc nước để ở nơi có ánh sáng nhẹ và thoáng mát.

Phần phía trên mặt nước của nửa củ khoai lang sau 1 tuần sẽ mọc mầm. Phần phía dưới cũng sẽ bắt đầu mọc rễ. Khi mầm khoai lang dài 10cm là có thể cắt ra và trồng riêng ở chỗ khác.

2.3. Thời vụ, mật độ để thực hiện cách trồng rau lang từ củ khoai lang


Tùy vào điều kiện môi trường ở các vùng miền khác nhau mà thời vụ thực hiện cách trồng rau lang từ củ khoai lang cũng sẽ khác nhau:

  • Miền Bắc: vụ xuân,

  • Miền Nam: vụ đông xuân, vụ xuân, vụ hè thu

Khi trồng cây rau lang cần đảm bảo mật độ trồng hợp lý. Khoảng cách thích hợp để trồng khoai lang là 100x20cm với mật độ 30000 dây/ha.

3. Hướng dẫn cách trồng khoai lang từ củ đơn giản tại nhà


Cách trồng khoai lang từ củ vô cùng đơn giản. Khi quan sát thấy mầm khoai lang mọc rễ là có thể đem đi trồng ra đất. Trước khi trồng phải xới đất lên cho đất có độ tơi xốp, tươi thêm một chút nước để tạo độ ẩm. Sau đó, đem mầm khoai lang đặt vào trong đất. Lưu ý đặt với một khoảng cách thích hợp, không được đặt quá gần nhau.

4. Cách chăm sóc khoai lang trồng từ củ

Áp dụng tốt cách trồng khoai lang từ củ thì quá trình chăm sóc cây sau khi trồng sẽ đơn giản hơn rất nhiều, chi tiết cách chăm sóc như sau:

4.1. Tưới nước và bấm ngọn cho khoai lang


Trong quá trình trồng khoai lang phải đảm bảo độ ẩm đất đạt 70-80%. Không được để đất quá ẩm vì khi đó cây khoai lang sẽ chỉ tập trung phát triển rễ mà không phát triển củ. Vào mùa khô, cho nước ngập ½ luống để tưới cho cây rau.

Khoai lang sau khi trồng được khoảng 1 tháng nên tiến hành bấm ngọn. Lúc này thân dây đã dài được 35-50cm. Bấm ngọn sẽ giúp chất dinh dưỡng có thể tập trung nhiều vào rễ, kích thích cũ phát triển. Khi lá khoai phủ kín luống, cần tiếp tục bấm ngọn sau mỗi đợt mưa để đem chất dinh dưỡng nuôi thân và củ.

4.2. Làm cỏ khoai lang


Cỏ dại là nguyên nhân tranh chấp ánh sáng và dinh dưỡng của củ khoai, cỏ dại luôn xuống hiện trong suốt quá trình thực hiện cách trồng khoai lang từ củ. Do đó, cần tiến hành làm cỏ định kỳ cho ruộng khoai lang. Khi làm cỏ, nên kết hợp với vun xới đất để tạo điều kiện cho khoai lang sinh trưởng tốt hơn. 

Có thể sử dụng thuốc diệt cỏ để phun hoặc nhổ bằng tay, nhưng phải đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

4.3. Vun xới đất khoai lang


Vun xới đất giúp loại bỏ cỏ dại và hạn chế sự phát triển của mầm bệnh gây hại. Tiến hành vun xới định kỳ sẽ giúp đất trồng thông thoáng và tơi xốp. Cung cấp thêm oxy và tạo điều kiện để khoai lang phát triển tốt nhất. Trong một vụ trồng khoai lang từ củ nên tiến hành vun xới hai lần:

  • Lần 1: Xới sâu và vun nhẹ vào gốc (sau khi trồng 15-10 ngày)

  • Lần 2: Xới nông và vun cao lấp kín gốc. Kết hợp vét đất các rãnh xung quanh để làm sạch cỏ trên ruộng khoai lang (sau khi trồng 45-60 ngày)

4.4. Nhấc dây, tỉa nhánh khoai lang


Khi khoai lang mọc bò dài trên mặt đất, rễ mọc nhiều sẽ bám xuống mặt luống. Chất dinh dưỡng sẽ bị phân tán và không tập trung bào cũ làm cho cây bị thoái hóa nhanh. Để hạn chế rễ cây mọc nhiều cần phải tiến hành nhấc dây khoai lang.

Kết hợp nhấc dây với tỉa nhánh cũng là một cách kích thích củ ra nhiều, to đều và là bước không thể thiếu trong cách trồng khoai lang từ củ. Ngoài ra cách này còn đảm bảo tán cây có đủ sức để quang hợp.

Chỉ tiến hành 2 phương pháp này khi dây khoai lang đã phủ luống.

  • Nhấc dây: Thực hiện khi dây bò khỏi rãnh, vắt dây theo chiều dọc luống sẽ tránh ra rễ phụ. Nhấc nhẹ nhàng không để dây bị dập nát.

  • Tỉa nhánh: Chỉ tỉa những nhánh già, nhánh dài ở sát mặt đất. Khi cắt tỉa nên cắt xa gốc một đoạn 15-20cm. Tùy vào điều kiện phát triển của khoai lang, có thể tiến hành cắt tỉa định kỳ sau 15-20 ngày. Tiến hành bón phân sau khi cắt tỉa để giúp cây phát triển tốt hơn.

4.5. Bón phân cho cây khoai lang trồng từ củ


Bón lót

Phân chuồng hoai mục, rơm rạ ủ, phân xanh, phân vô cơ,... thường được sử dụng để bón lót trước khi thực hiện cách trồng khoai lang từ củ. Nếu bón phân vô cơ cho khoai lang chủ yếu là sử dụng phân lân, lượng phân bón trên mỗi ha đất trồng là khoảng 50-60kg. Lượng phân hữu cơ trên mỗi ha là 10-15 tấn.

Bón thúc

Để cung cấp dinh dưỡng cho cây cần tiến hành bón thúc cho khoai lang 2 lần. Trong quá trình bón thúc cho khoai lang có thể sử dụng phân kali, đạm, phân chuồng hoặc phân bắc hoai mục.

4.6. Phòng trừ côn trùng gây hại


Cho dù là áp dụng cách trồng khoai lang từ củ hay các cách khác, thì bọ hà và chuột là hai loại côn trùng gây hại cắn phá nhiều nhất. Gây ảnh hưởng đến chất lượng và sản lượng khoai thu hoạch. Do đó, cần phải có biện pháp phòng trừ hiệu quả côn trùng gây hại trên khoai lang thật hiệu quả:

  • Khi quan sát thấy có chuột trên luống khoai lang, phải tiến hành đặt bẫy để diệt chuột.

  • Bọ hà thường khoét củ khoai lang và gây gộc tố. Củ khoai bị bọ hà tấn công thường có mùi hôi, vị đắng và mất màu. Cách phòng trừ bọ hà tốt nhất là lên luống cao, vun đất kỹ, không để lộ củ. Cách này sẽ giúp hạn chế được bọ hà đẻ trứng và làm hại củ. Nên trồng luân canh khoai với các loại rau màu khác. 

5. Thu hoạch khoai lang


Tùy vào đặc điểm của từng loại giống mà lựa chọn thời gian thu hoạch cho phù hợp. Không thu hoạch quá sớm vì củ sẽ không ngọt, nếu thu hoạch quá muộn thì năng suất sẽ giảm. Nên bắt đầu thu hoạch khoai lang khi thân và lá chuyển sang màu vàng và bị rụng nhiều. Sau khi thu hoạch, phải bảo quản khoai lang ở nơi khô ráo thoáng mát vì củ khoai lang dễ nảy mầm.

6. Những điều cần lưu ý khi dùng khoai lang


Khoai lang ruột vàng vỏ đỏ sẽ có tác dụng bổ dưỡng hơn.

Dùng khoai lang vỏ trắng, ruột trắng để chữa táo bón và giảm cân.

Không nên ăn rau lang quá thường xuyên vì loại rau này chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận

Để cân bằng dưỡng chất nên ăn kèm khoai lang với đạm động vật.

Không nên ăn quá nhiều khoai lang, vì khoai lang có chứa đường. Ăn khoai lang khi đói sẽ tăng tiết dịch vị.

Khi luộc khoai lang nên để cả vỏ để bảo vệ dưỡng chất chứa bên trong.

VNFarm đã tổng hợp đầy đủ và chi tiết về cách trồng khoai lang từ củ cho năng suất cao trong bài viết trên. Củ khoai lang được nhiều người ưa chuộng và chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ bà con trồng được những ruộng khoai lang có sản lượng cao. 


Liên hệ