Cách trồng khoai lang lấy củ tại nhà cực kỳ đơn giản

06:48:47 10/04/2023

Sản lượng khoai lang tiêu thụ hàng năm rất cao. Ngoài cho củ, khoai lang còn có thể thu hoạch lá. Nhiều chị em nội trợ lựa chọn tự trồng khoai lang tại nhà để phục vụ nhu cầu sử dụng của mình. Cùng VNFarm tìm hiểu cách trồng khoai lang lấy củ tại nhà ngay tại nhà nhé!

Xem nhanh

>>> Tham khảo chứng bệnh phấn trắng bầu bí

1. Các bước chuẩn bị để trồng khoai lang lấy củ

Để thực hiện cách trồng khoai lang lấy củ tại nhà tốt hơn thì công đoạn chuẩn bị là điều không thể thiếu, cụ thể như sau:

1.1. Dụng cụ trồng 


Tận dụng bao xi măng, chậu, thùng xốp có ở nhà hay mảnh đất trống trong sân để thực hiện cách trồng khoai lang lấy củ. Dưới đáy cần đục lỗ để thoát nước.

Đối với thùng xốp, chậu, bao trồng khoai lang lấy củ thì chọn những loại có độ sâu từ 0,5m trở lên.

1.2. Chuẩn bị đất và làm đất trước khi trồng khoai


Khoai lang lấy củ không kén đất trồng nên có thể trồng trên nhiều loại đất. Tuy nhiên, nếu trồng trên đất cát pha hoặc các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước cây sẽ cho củ nhiều hơn.

Khoảng từ 7 đến 10 ngày trước khi thực hiện kỹ thuật trồng khoai lang lấy củ thì cần tiến hành bón lót vôi, phân chuồng, phân hữu cơ hay phân hỗn hợp như: lân, đạm và kali. Tiếp đó cày xới kỹ đất và dọn sạch đất, phơi ải để tiêu diệt hết những mầm bệnh đang có bên trong đất.

Đối với cách trồng khoai lang lấy củ tại nhà thì phải lên luống cao từ 30 đến 40cm và rộng từ 1 đến 1,2m. Không nên làm luống thấp và nhỏ vì cây khoai sẽ không cho sản lượng cao.

1.3. Chọn giống trồng khoai lang để lấy củ


Xem thêm:

Trên thị trường có rất nhiều giống khoai lang ăn củ như khoai lang ruột tím, khoai lang nhật, khoai lang trắng,...Tùy vào điều kiện và sở thích bạn có thể lựa chọn trồng loại giống thích hợp. Để trồng khoai lang lấy củ tại nhà nên tiến hành nhân giống bằng dây. 

2. 3 cách trồng khoai lang lấy củ tại nhà cho năng suất cao

Hiện nay, có 3 cách trồng khoai lang lấy củ tại nhà đó là trồng khoai lang trong chậu, thùng xốp, bao cát. Chi tiết từng cách sẽ được bật mí nhanh ở bài viết dưới đây.

2.1. Trồng khoai lang ở trong chậu


Chọn những chậu có độ sâu khoảng 50 - 20cm và có lỗ thoát nước. Cho đất đã chuẩn bị vào và xới cho thật tơi. Đem dây khoai giống trồng xuống và tiến hành tưới nước để giữ ẩm cho đất.

2.2. Trồng khoai lang ở trong thùng xốp


Kích thước thùng xốp cũng tương tự như chậu, thùng xốp càng sâu càng tốt và đặc biệt phải có lỗ thoát nước. Lấy đất đã chuẩn bị cho vào khoảng ¾ thùng xốp là được. Giâm cành khoai lang vào thùng xốp và tưới nước lên bề mặt đất vừa trồng.

2.3. Trồng khoai lang ở trong bao


Hoàn toàn giống với hai cách trồng trên, bao trồng khoai lang phải có độ sâu và lỗ thoát nước. Đổ vào ¾ bao đất trồng đã chuẩn bị và giâm cành giống vào. Để đảm bảo cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt phải tiến hành tưới nước, đảm bảo độ ẩm cho dây khoai lang.

3. Cách chăm sóc khoai lang lấy củ tại nhà

Áp dụng tốt cách trồng khoai lang lấy củ tại nhà thì giai đoạn chăm sóc sẽ đơn giản hơn nhiều, chi tiết các bước chăm sóc như sau:

3.1. Tưới nước 


Tiến hành tưới nước cho dây lang 2 lần 1 ngày để đảm bảo cây được cung cấp đủ nước. Không nên tưới quá nhiều nước dẫn đến tình trạng đất bị úng nước ảnh hưởng đến sự sống của khoai lang. Chỉ nên tưới nước cho cây rau lang vào sáng sớm hoặc chiều tối. 

3.2. Bón phân


Cần lựa chọn thời điểm bón phân phù hợp để cây có thể sinh trưởng tốt và cho củ to. Các thời điểm nên bón phân cho khoai lang:

  • Trong 1 tuần đầu: Có thể dùng phân hữu cơ độn giữa luống để tạo độ mát cho đất và giữ ẩm giúp dây rau lang phục hồi sức khỏe.

  • Sau 2 tuần, dùng phân đạm hoặc phân trùn quế, phân gà,... pha loãng với nước, tưới vào gốc dây khoai lang.

  • Sau 15 - 20 ngày: Sử dụng phân đạm, kali và urê để bón cho cây.

3.3. Cắt tỉa 


Sau khoảng 25 ngày nên cắt ngọn để dây lang cho nhiều nhánh và sinh nhiều củ hơn. Sau đó cứ một tuần cắt ngọn một lần. Ngọn cắt dài khoảng 20 - 25cm là được. Cần lưu ý vun đất vào gốc và nhấc dây cho đứt rễ phụ để cây tập trung dinh dưỡng nuôi củ. Đây là một kỹ thuật trồng khoai lang lấy củ được nhiều người áp dụng và rất thành công.

3.4. Kiểm soát côn trùng gây hại


Khoai lang trồng tại nhà thường bị ảnh hưởng của các loài sâu: bọ hà, sâu xa và sâu khoang. Để tránh sự xâm hại của bọ hà đến củ khoai lang nên thu hoạch khoai đúng thời điểm. Nếu bọ hà xuất hiện thì nên xử lý kịp thời tránh lây sang các củ khỏe mạnh.

Sử dụng Leven để tiêu diệt và phòng trừ sâu trên cây khoai lang trồng lấy củ.

3.5. Thời gian thu hoạch củ khoai lang


Áp dụng tốt cách chăm sóc và cách trồng khoai lang lấy củ tại nhà thì có thể thu hoạch lá và ngọn cây rau lang sau khi trồng được 30 ngày. Sau 3 tháng, tiến hành thu hoạch củ. Khi thu hoạch cần thực hiện nhẹ nhàng, tránh làm ảnh hưởng chất lượng củ. 

4. Lợi ích của củ khoai lang đối với sức khỏe con người

Khoai lang chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Do đó khoai lang dần trở thành món ăn yêu thích của nhiều người. Một số lợi ích sức khỏe phải kể đến của khoai lang:

4.1. Tăng cường miễn dịch

 


Khoai lang là một nguồn cung cấp beta-carotene tuyệt vời, có chứa chất chống oxy hóa gọi là carotenoids, giúp gan của bạn chuyển đổi lượng beta-carotene của bạn thành các vitamin tăng cường sức khỏe. 

Một lượng beta-caroten vừa phải đủ để tạo thành hàng rào niêm mạc ngăn vi khuẩn và chất độc từ môi trường xâm nhập vào cơ thể. Giúp cơ thể ngăn ngừa và chống nhiễm trùng, duy trì sức khỏe và khả năng miễn dịch toàn thân. 

4.2. Giảm căng thẳng mệt mỏi


Khoai lang chứa nhiều magiê, một khoáng chất quan trọng cho hoạt động bình thường của cơ thể con người. Thêm vào đó, magiê rất tốt để giúp giảm lo lắng và căng thẳng. Do đó, ăn khoai lang có thể giúp bổ sung lượng magiê và hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm và các hành vi liên quan đến lo âu.

4.3. Tăng cường trí nhớ


Hàm lượng anthocyanin có trong khoai lang tím có tác dụng tăng cường trí nhớ. Ngoài ra anthocyanin này còn giúp con người tăng cường sự tập trung khi làm việc và học tập. Những loại thực phẩm giàu hàm lượng anthocyanin giúp tăng cường sự tập trung ở cả người lớn và trẻ em.

4.4. Hỗ trợ hệ tiêu hóa


Chất xơ có trong khoai lang tim sẽ hỗ trợ cải thiện các vấn đề về đường ruột. Khoai lang thúc đẩy phát triển và tăng trưởng của các vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ đường ruột thật khỏe mạnh. 

Như vậy, qua bài viết này của VNFarm chắc hẳn bạn đã nắm được cách trồng khoai lang lấy củ tại nhà cho cho năng suất cao rồi đúng không. Trồng khoai lang lấy củ không quá khó nhưng quan trọng là phải chăm sóc cẩn thận. Hãy luôn truy cập vào VNFarm để xem thêm nhiều thông tin hay và hữu ích về cây rau.


Liên hệ