Hướng dẫn cách trồng khổ qua trong chậu, thùng xốp

08:16:52 13/03/2023

Khổ qua đặc trưng bởi vị đắng, kén người ăn. Tuy nhiên, trong những dịp đặc biệt, như Tết Nguyên Đán, giỗ thì khổ qua lại là loại quả không thể vắng mặt. Mỗi nhà có thể tự trồng loại cây này mà không cần tốn nhiều chi phí để mua tại các hàng chợ. Hãy để VNFarm mách bạn cách trồng khổ qua trong chậu, thùng xốp cực đơn giản ngay tại nhà!

Xem nhanh


Tìm hiểu về cây khổ qua

1. Tìm hiểu về cây khổ qua 

Cây khổ qua được mệnh danh “rau ngon thuốc tốt”, được sử dụng để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Điển hình: khổ qua dồn thịt, làm nộm, xào cùng thịt,...khi ăn sống thì lại chống viêm nhiệt và giúp bổ mát. Tại một số vùng miền còn dùng khổ qua để chế biến làm trà uống. 

Hàm lượng dinh dưỡng có trong khổ qua bao gồm: cellulose 1,1 và theo mg%, vitamin B1 0,07, phosphor 29, sắt 0,6, caroten 40,....Bên trong hạt khổ qua có chất dầu. Chính vì những điều này, nên ngày càng nhiều người muốn tìm hiểu cách trồng khổ qua trong chậu, thùng xốp.

2. Yếu tố tác động đến cây khổ qua trong chậu, thùng xốp

Để cách trồng khổ qua trong chậu, thùng xốp mang lại hiệu quả và năng suất cao cần nắm được những yếu nào từ bên ngoài môi trường tác động đến cây khổ qua. 

2.1. Ánh sáng 

Đây là loại cây ưa nắng, nên cung cấp đầy đủ ánh sáng mặt trời, hoa và quả mới sinh trưởng và đạt chất lượng. Đến một độ cao nhất định, người trồng cần cung cấp thêm một giàn leo cho khổ qua. Đối với cách trồng khổ qua trong chậu, thùng xốp vị trí trên sân thượng, có thể cặm cọc bên cạnh để dây có thể leo và đón ánh nắng từ mặt trời để nuôi thân. 

2.2. Nhiệt độ cây khổ qua phát triển tốt

Trong giai đoạn đầu trồng khổ qua, để đảm bảo sự phát triển được toàn diện. Cần đảm bảo nhiệt độ 20 độ C. Khi nhiệt độ và độ ấm trong mức thích hợp, thì sự phát triển của cây mới được đẩy nhanh hơn nữa. 

2.3. Đất đất khổ qua

Khổ qua có thể sống trên nhiều thổ nhưỡng khác nhau. Nhưng thích hợp nhất vẫn là đất thịt pha cát, giàu chất hữu cơ. Khổ qua có thể mọc trong đất hơi chua đến đất kiềm nhẹ. Độ pH từ 6 đến 7.1 là lý tưởng nhất. 


Đất trồng cây khổ qua nên có độ pH từ 6 đến 7.1 là lý tưởng nhất

Xem thêm:

2.4. Nước

Khổ qua có thể chịu hạn, nhưng tốt nhất là cung cấp lượng nước đầy đủ cho cây. Có như vậy chất lượng cho trái mới thật sự tốt. Nước là yếu tố không thể thiếu trong cách trồng khổ qua trong chậu, thùng xốp.

3. Hướng dẫn cách trồng khổ qua trong thùng xốp, trong chậu 

Cách trồng khổ qua trong thùng xốp, chậu cần chuẩn bị gì và cách trồng như thế nào? Để biết chính xác hãy theo dõi bài viết dưới đây của VNFarm nhé!

3.1. Chọn hạt giống trồng khổ qua

Tiêu chuẩn chọn hạt giống, phải mua tại địa chỉ uy tín, chất lượng, có khả năng kháng lại mầm bệnh bên ngoài. Tiếp đến, có thể hoặc không cần phải xử lý qua hạt giống trước khi gieo trồng. Nhưng để quá trình nảy mầm được nhanh chóng và tỉ lệ nảy mầm cao hơn cần xử lý hạt qua nhiệt độ thấp. Thêm nữa, bỏ vỏ cho hạt, không giữ lại vỏ. 

3.2. Ngâm hạt giống khổ qua

Như đã đề cập phía trên, hạt nên được xử lý qua nhiệt độ thấp. Cụ thể như sau: khi mua hạt giống về, bóc vỏ và ngâm trong nước ấm. Tỷ lệ ngâm: 2 sôi, 3 lạnh. Thời gian ngâm kéo dài 6 tiếng. Sau đó đem vớt hạt để ráo và đem ủ trong khăn ấm. 

Sau 24 giờ thì đem rửa sạch cho đến hết chất nhờn. Tiếp tục ủ cho đến khi nứt nanh là có thể đem hạt đi gieo. 

3.3. Cách trồng cây khổ qua

Chuẩn bị sẵn đất trồng như đề cập phía trên để thực hiện cách trồng cây khổ qua trong thùng xốp, chậu


Chi tiết cách trồng cây khổ qua trong chậu, thùng xốp

  • Gieo hạt trực tiếp vào đất sâu, độ sâu chuẩn là 2cm. Đặt hạt nằm đứng và cho đầu nứt gianh xuống đất. 

  • Hạt có thể gieo thẳng xuống đất. Nhưng đối với cách trồng trong chậu thì gieo vào thùng xốp hoặc gieo vào chậu. Tùy dụng cụ mà bạn lựa chọn. 

  • Gieo xong lấp một lớp đất lên trên bề mặt, hoặc có điều kiện, có thể thêm phân chuồng ủ hoại mục phủ lên trên. 

  • Hạt thích hợp với nhiệt độ trên 20 độ C, tỉ lệ nảy mầm sẽ rất cao. 

  • Thời gian thích hợp để gieo hạt là từ cuối tháng 4 đến tháng 5. Đó là nơi có khí hậu ôn đới, còn khí hậu nhiệt đới, có thể gieo bất cứ khi nào. 

Dưới đây là tất tần tật thông tin về cách trồng cây trong chậu, thùng xốp đơn giản tại nhà để bạn tham khảo và thực hiện theo. Nếu trong quá trình trồng bạn gặp thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới để chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn.

4. Cách chăm sóc cây khổ qua trong chậu, thùng xốp

4.1. Bón phân cho cây khổ qua

Không nên bón quá nhiều phân giàu nitơ cho khổ qua. Nên trì hoãn việc bón phân cho cây trồng. Tuy nhiên, nếu cây xuất hiện các biểu hiện không có sức, có thể bón phân hữu cơ hoặc phân chuồng ủ hoại mục để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Cứ một tháng bón 1 lần. 

Quá trình đậu trái sử dụng chế phẩm sinh học Vita để dưỡng trái được xanh tốt, không gặp các trường hợp khổ qua bị vàng khi chưa lớn hẳn. 

4.2. Giàn leo 

Để một thời gian nhất định, mướp đắng phát triển rất nhanh. Cần làm giàn để hỗ trợ nó. Vật liệu làm giàn có thể linh động tùy theo điều kiện. Điển hình: tre, nứa, gỗ,...

Một mẹo nhỏ bạn chưa biết? Khi trồng khổ qua theo chiều dọc, năng suất và cả chất lượng của khổ qua cũng được tăng lên. Nhưng nếu phát triển theo chiều ngang dưới mặt đất, có nguy cơ dễ dàng mắc bệnh thối trái, nhiễm nấm nặng nề cho cây.  


Cách chăm sóc cho cây khổ qua trong thùng xốp, chậu

4.3. Thụ phấn cho cây

Một điều thú vị VNFarm muốn mách nhỏ bạn? Mướp đắng thụ phấn chủ yếu nhờ vào côn trùng. Nếu bạn không tìm thấy côn trùng thụ phấp xung quanh hoa của mướp đắng. Có thể tự thụ phấn thủ công bằng tay cho khổ qua vào buổi sáng sớm. 

4.4. Phòng trừ sâu bệnh trên cây khổ qua

Đối với cách trồng khổ qua trong chậu, thùng xốp thì xuất hiện sâu bệnh hại là điều không thể tránh khỏi. Các bệnh thường thấy trên cây khổ qua như: sâu xanh, ruồi đục quả, bệnh thối nhũn, bệnh sương mai, đốm phấn.

  • Sâu xanh thường xuất hiện khi trồng cây khổ qua trong chậu, thùng xốp để phòng trừ và diệt sâu xanh có thể sử dụng sản phẩm Leven.

  • Ruồi đục quả sẽ làm giảm năng suất, chất lượng mùa vụ khổ qua, chế phẩm sinh học Disa có tác dụng tiêu diệt và phòng trừ bệnh ruồi vàng ở cây khổ qua.

  • Bệnh thối nhũn, sương mai, đốm phấn chuyên xuất hiện trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển cây khổ qua, để và phòng trừ và tiêu diệt bệnh có thể tham khảo sản phẩm Venri của VNFarm.

4.5. Thu hoạch trái khổ qua

Thời gian mướp đắng ra quả nhanh là trong 2 tháng. Khi trái có màu xanh đậm là có thể thu hoạch, những trái chuyển sang màu vàng nhạt là bắt đầu chín héo. Trong 6 - 8 tuần sau khi nảy mầm, bạn sẽ thấy cây nở hoa và trong 2 đến 3 tuần tiếp theo, trái khổ qua sẽ xuất hiện, đến thời điểm nhất định sẽ thu hoạch được. 

Cách trồng khổ qua trong chậu ngay tại nhà vừa cung cấp nguồn thực phẩm an toàn vừa tạo qua khoảng không gian xanh. Còn chần chờ gì nữa mà không áp dụng ngay cách này để có một vụ mùa năng suất và bội thu. 


Liên hệ