Hướng dẫn cách chăm sóc và cách trồng lựu trong chậu
Trồng lựu trong chậu vừa có thể làm cây cảnh trong nhà vừa thu hoạch quả và mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Chi tiết cách trồng và chăm sóc cây lựu đỏ trong chậu sẽ được VNFarm bật mí nhanh qua bài viết bên dưới đây.
Tìm hiểu ý nghĩa của cây lựu
>>> Tìm hiểu thêm về bệnh phấn trắng trên dâu tây
1. Ý nghĩa phong thủy của cây lựu
Cây lựu vừa là cây ăn quả vừa được dùng làm cây trồng trang trí trong nhà. Loại cây thân gỗ này tượng trưng cho sự vững chãi và kiên cường. Hình ảnh những quả lựu căng đỏ được ví von như những chiếc đèn lồng mang đến sự tài lộc và may mắn. Hoa lựu màu đỏ có ý nghĩa xua đuổi vận xui, tà ma mang đến niềm vui, hạnh phúc cho gia chủ.
Vào dịp tết đến xuân về, một chậu cây lựu đỏ trước nhà sẽ giúp thu hút tài lộc, tô điểm thêm sức sống cho ngôi nhà. Để hiểu thêm về cách trồng lựu trong chậu thì hãy tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây của VNFarm.
2. Các bước chuẩn bị trước khi trồng lựu trong chậu
2.1. Chuẩn bị đất trồng lựu
Chọn loại đất trồng thoát nước tốt như đất mùn, đất cát, đất sét sẽ là điều kiện thuận lợi để cây lựu sinh trưởng. Cây lựu chịu được đất chua vừa, trong phạm vị pH từ 5,5-7,2. Khi chuẩn bị đất trồng lựu nên lưu ý trộn thêm phân chuồng vào để cải thiện đất và cung cấp các dưỡng chất giúp cây phát triển nhanh hơn.
Những bước chuẩn bị trồng lựu
Xem thêm:
- Tìm hiểu cách trồng cây lựu sai quả tại nhà
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây vải
2.2. Các phương pháp nhân giống cây lựu
Có thể nhân giống cây lựu bằng hạt hoặc sử dụng phương pháp chiết cành. Tuy nhiên nếu trồng bằng hạt, cây lựu sẽ lâu có trái và không mang lại giá trị kinh tế. Cách trồng lựu phổ biến nhất là chiết cành vì nhanh ra rễ, cây phát triển và ra quả nhanh hơn. Một cách nữa để trồng cây lựu đó chính là chiết cây con vì cây lựu nhảy rất nhiều cây con.
2.3. Chọn chậu trồng lựu đỏ
Tùy vào mục đích trồng, bạn nên chọn loại chậu thích hợp. Nếu trồng lựu như một loại cây cảnh, không có ý định thu hoạch quả thì có thể chọn một chậu cây nhỏ xinh xinh. Nếu bạn muốn trồng lựu trong chậu với mục đích làm cảnh và thu hoạch quả thì nên lựa các loại chậu lớn để cây lựu có thể phát triển mạnh hơn, phục vụ quá trình ra hoa kết quả.
Có thể lựa chọn sử dụng chậu xi măng hoặc chậu nhựa tùy vào sở thích của bản thân và sự phù hợp với ngôi nhà. Nhưng chậu phải có lỗ thoát nước và độ sâu của chậu ở khoảng 60cm để có thể chứa đủ chất dinh dưỡng nuôi cây.
Cách chọn chậu để trồng cây lựu
3. Cách trồng cây lựu đỏ trong chậu tại nhà
Cách trồng cây lựu đỏ trong chậu được thực hiện qua các bước sau:
-
Bước 1: Cho đất đã chuẩn bị vào ⅔ chậu;
-
Bước 2: Lấy cây lựu giống mua về gỡ bỏ lớp nilon, đặt vào chậu và tiến hành lấp đất xung quanh gốc. Nén chặt bề mặt đất để cây đứng vững. Cắm cọc cạnh cây để giữ cho cây đứng vững, tránh tình trạng cây bị đổ ngã khi có gió lớn.
-
Bước 3: Tưới nước để giữ ẩm cho đất và tiến hành chăm sóc để cây lựu phát triển tốt.
4. Cách chăm sóc cây lựu trồng trong chậu
Trồng cây lựu trong chậu rất đơn giản, chỉ cần biết cách chăm sóc cây lựu trồng trong chậu thì sẽ sớm thu được những trái lựu đỏ rực rỡ, thơm ngon.
Chi tiết cách bước chăm sóc cây lựu
4.1. Tưới nước cho cây lựu
Nước yếu tố không thể thiếu trong cách chăm sóc cây lựu trồng trong chậu. Nên tưới nước đầy đủ để giữ ẩm cho đất, không được để đất trồng quá khô. Không nên tưới quá nhiều nước dẫn tới tình trạng cây bị úng nước.
Lưu ý: khi tưới không nên làm ướt bề mặt lá vì đó sẽ là điều kiện thuận lợi cho các loài nấm gây bệnh sinh trưởng.
4.2. Bón phân cho cây lựu
Cây lựu trồng trong chậu thường bị vàng lá do thiếu kẽm. Nếu lá có dấu hiệu vàng hãy tiến hành pha loãng dung dịch kẽm và phun lên tán lá. Bổ sung cho cây lựu các loại phân chuồng, phân hữu cơ,... trong mùa sinh trưởng để cung cấp cho cây nhiều chất dinh dưỡng và giúp phát triển khỏe mạnh hơn
4.3. Cắt tỉa cành cho lựu
Để có một cây lựu có hình dáng đẹp trang trí trong nhà thì vấn đề cắt tỉa phải được chú trọng. Trước tiên, nên cắt tỉa và loại bỏ các cành bị yếu, bị sâu hại và các cành không mong muốn để có thể chuyển chất dinh dưỡng đến các bộ phận cần thiết. Sau đó, có thể tiến hành cắt tỉa hình dáng cây lựu theo sở thích và mong muốn của bản thân. Cắt ngắn các cành là một cách để khuyến khích cây lựu ra hoa, đậu quả.
Cắt tỉa cành lựu
4.4. Kiểm soát côn trùng gây hại
Trong thời kỳ cây lựu ra hoa nên chú ý bảo vệ cây lựu khỏi các loại rệp, ruồi giấm, bướm gây hại. Để bảo vệ quả lựu có thể tiến hành bao quả bằng bao nilon, dùng tay loại bỏ và tiêu diệt các loại côn trùng gây hại.
Vào mùa mưa thì cây có thể mắc bệnh bệnh do nấm gây ra và bà con có thể sử dụng thuốc đặc trị bệnh phấn trắng - Venri để điều trị bệnh.
Đây là chi tiết cách chăm sóc cây lựu trồng trong chậu nhanh ra quả, nếu bạn áp dụng đúng cách trồng và cách chăm sóc cây lựu đỏ của VNFarm thì cây sẽ ra trái sau từ 1 đến 2 năm trồng.
5. Thu hoạch lựu trồng trong chậu
Từ khi cây lựu ra hoa đến khi quả chín sẽ mất khoảng 5 - 7 tháng. Lựu chín sẽ chuyển sang màu đỏ hồng hoặc màu vàng. Quả lựu to và căn bóng là có thể hái. Khi hái lựu nên dùng kéo để cắt cuống, tránh dùng tay vặt sẽ làm ảnh hưởng đến cây lựu.
Thời gian thu hoạch cây lựu trồng chậu
Có thể lựa chọn trồng lựu trong vườn hoặc trồng lựu trong chậu tùy theo điều kiện và sở thích của bản thân. Việc trang trí một chậu cây lựu trong nhà không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn có giá trị phong thủy. Những thông tin hữu ích về cây lựu, cách trồng và chăm sóc cây lựu trong chậu đã được VNFarm chia sẻ trong bài viết này. Chúc các bạn trồng được một cây lựu thật đẹp và trĩu quả để trang trí cho ngôi nhà của mình.