Hướng dẫn cách trồng hoa thược dược nở kịp tết

08:23:14 08/03/2023

Hoa thược dược là loại hoa được rất nhiều người yêu thích. Đây là loại hoa được nhiều người lựa chọn để trang trí cho ngôi nhà của mình và cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời cho khu vườn. Cùng VNFarm tìm hiểu về loại hoa thược dược và cách trồng hoa thược dược qua bài viết này nhé.

Xem nhanh


1. Hoa thược dược là gì?

Hoa thược dược là quốc hoa của Mexico, có tên khoa học là Dahlia. Đây là một chi thực vật có củ, thuộc họ Cúc với nhiều màu sắc khác nhau. Kích thước hoa khoảng từ 8 đến 10cm, nụ hoa có kích thước từ 2 đến 3cm.

Hoa thược dược có sức sống rất mạnh mẽ. Loài hoa này rất đặc biệt, hoa chỉ mọc ở đỉnh cành. Không giống như những loài hoa khác có hương thơm đặc trưng, hoa thược dược lại không có hương thơm. 

Hoa thược dược có rất nhiều màu sắc khác nhau và mỗi màu lại có một ý nghĩa riêng.

  • Hoa thược dược màu đỏ: tượng trưng cho tình yêu và hạnh phúc;

  • Hoa thược dược màu trắng: tượng trưng cho sự trong sáng và dịu dàng của các cô gái;

  • Hoa thược dược màu vàng: tượng trưng cho sự thịnh vượng và giàu có;

  • Hoa thược dược màu tím: tượng trưng cho tấm lòng chung thủy;

  • Hoa thược dược màu xanh: tượng trưng cho sự hy vọng.

2. Hoa thược dược được trồng vào thời gian nào?

Thời điểm thích hợp trồng hoa thược dược là vào mùa Thu Đông. Đây là vụ trồng để hoa có thể nở kịp tết. Bên cạnh đó, thược dược còn có thể trồng quanh năm vì giống cây này ưa mát mẻ rất thích hợp với khí hậu Việt Nam.

Cây hoa thược dược ưa ánh sáng trung bình, yêu cầu độ ẩm cao nhưng không được ngập úng vì rất dễ gây tình trạng thối rễ ở cây. Vì vậy, khí hậu ở nước ta hoàn hoàn phù hợp để trồng hoa thược dược.


Thời gian thích hợp để trồng hoa thược dược

3. Chọn giống cho cây hoa thược dược

Tại Việt Nam có nhiều giống hoa thược dược và có 3 giống được trồng phổ biến nhất đó là:

Hoa thược dược lùn: Chiều khoảng dưới 40cm thích hợp trồng chậu.

Hoa thược dược trung: Chiều cao từ 40 đến 80cm, thích hợp để trồng chậu và trồng để cắt cành.

Hoa thược dược cao: Chiều cao hơn 80cm, thích hợp để trồng ngoài đất chuyên để cắt cành.

Hoa thược dược có 2 loại hoa chính đó là hoa đơn, hoa kép. Tuỳ thuộc vào sở thích và mục đích để lựa chọn giống trồng phù hợp. Thược dược có thể trồng bằng hạt, bằng củ hay giâm cành.

4. Đất trồng hoa thược dược

Đất trồng là yếu tố không thể thiếu trong cách trồng hoa thược dược vì nó quyết định đến sự sống của cây. Cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở đất mùn tơi xốp, đất giàu chất dinh dưỡng,... 

Đất có thể mua sẵn hay tiến hành trộn đất với phân bò, phân gà, phân trùn quế, than bùn, xơ dừa, mùn hữu cơ,... Nên bón lót vôi và phơi ải từ 15 đến 20 ngày trước khi trồng nhằm tiêu diệt hết các mầm bệnh trong đất.

5. 3 cách trồng hoa thược dược đơn giản

5.1. Trồng hoa thược dược bằng hạt

Khi lựa chọn trồng hoa thược dược bằng hạt thì bạn nên chú ý lựa chọn loại hạt giống tốt.

Sau khi tiến hành gieo trồng chỉ cần chờ cho hạt nảy mầm và chăm sóc thật kỹ là được.


Chi tiết cách trồng hoa thược dược

Xem thêm

5.2. Trồng hoa thược dược bằng củ

Một cách trồng hoa thược dược khác đó chính là trồng hoa thược dược bằng củ. Quá trình trồng hoa thược dược bằng củ được thực hiện qua 2 giai đoạn. Trước hết phải giâm củ thược dược cho nảy mầm để lấy cây con. Sau 25 ngày là có thể tách ra và đọt non đem giâm lại. Khi giâm củ phải đặc biệt chú ý mắt lá. 

Nếu không có mắt lá trên đầu củ thì củ chỉ ra rễ chứ không ra mầm. Giai đoạn 2 đó chính là giâm được non sau khi tỉa từ củ. Nếu muốn trồng bằng củ thì hoa phải được chăm sóc để củ to lên và già đi. Khi lấy củ lên phải cẩn thận tránh bị dập nát, không để củ bị thối.

5.3. Trồng hoa thược dược bằng cách giâm cành

Đây là phương pháp trồng có thể giữ được đặc tính di truyền vốn có của cây hoa thược dược. Tuy nhiên phương pháp trồng hoa bằng cách giâm cành như này khá đơn giản và không cần yêu cầu kỹ thuật khó khăn. 

Yêu cầu cao nhất của phương pháp này đó là cần một vườn cây để lấy cành. Vườn cây này phải đạt chất lượng cao và không bị bệnh. Quá trình bảo quản mầm non cũng phải được thực hiện nghiêm ngặt.

Nơi giâm cành phải đảm bảo đủ điều kiện nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. Nên có mái che cho những nơi thực hiện quá trình giâm cành. Quá trình cắt cành giâm phải được thực hiện trong thời gian ngắn để tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rễ. Chỉ nên thực hiện cắt cành giâm vào buổi sáng.

Dưới đây là 3 cách trồng hoa thược dược được nhiều người áp dụng nhất. Nếu bạn có ý định trồng hoa thược dược thì có thể tham khảo một trong ba cách trên.


Cách phòng trừ sâu bệnh ở cây thược dược

6. Phòng trừ sâu bệnh trên hoa thược dược

Hoa thược dược hay thường gặp các bệnh hại về sâu ăn lá, sâu cuốn lá và các loại nấm bệnh tấn công. Bệnh này thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa khi nhiệt độ xuống thấp. Trong trường hợp này có thể sử dụng sản phẩm Vansi đặc trị sâu ăn lá, Venri đặc trị nấm và vi khuẩn để phun phòng. 

Đó là một vài thông tin về loài hoa thược dược mà VNFarm muốn chia sẻ đến cho các bạn. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ biết được cách trồng hoa thược dược để góp phần tô điểm thêm cho ngôi nhà xinh đẹp của bạn. Nếu muốn xem thêm nhiều thông tin hay và hữu ích về các loại hoa thì hãy luôn theo dõi VNFarm.


Liên hệ