Hướng dẫn cách trồng gừng tại nhà đúng kỹ thuật

08:53:08 17/04/2023

Gừng được chế biến làm mứt, cũng có thể dùng để nấu ăn. Nên được bà con trồng rất phổ biến, hơn nữa chỉ cần một cái chậu hay mảnh đất nhỏ sau vườn là đã có gừng cung cấp cho bữa ăn của gia đình quanh năm. Vậy, bà con đã nắm được cách trồng gừng đơn giản chưa? Hãy để VNFarm mách nhỏ trong bài viết dưới đây!

Xem nhanh

1. Giới thiệu về củ gừng


Gừng còn được gọi là sinh khương, bào khương, can khương, có tên khoa học Zingiber officinale. Đây là một loại cây sống lâu năm, chiều cao từ 0.6 đến 1m. Thân rễ của gừng mọc thành củ.

Nếu để củ gừng quá già thì sẽ thành xơ. Trục hoa của gừng xuất phát thành gốc, chiều dài tới 20cm. Hoa của gừng mọc thành cụm sát nhau. Chiều dài của hoa khoảng 5cm, rộng từ 2 đến 3cm. 

Củ gừng thường được dùng làm tinh dầu, bởi trong thành phần gừng chứa từ 2 đến 3% tinh dầu. Ngoài ra, còn có chất nhựa 5%, chất béo khoảng 3.7%. Còn lại là tinh bột và chất cay. 

Sử dụng gừng có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng ho, viêm, co thắt, chống nôn, loét bao tử,...Vừa được chế biến món ăn, vừa có tác dụng trong trị liệu, nên gừng ngày càng được trồng phổ biến. Để tìm hiểu kinh nghiệm trồng gừng, hãy cùng VNFarm tiếp tục theo dõi bài viết.

2. Trồng gừng vào tháng mấy?


Thời vụ trồng rừng ở miền Nam sẽ rơi vào mùa mưa ( tháng 4 đến tháng 5 ), thời vụ trồng rừng ở miền Bắc sẽ rơi vào mùa xuân ( từ tháng 1 cho đến cuối tháng 4 đầu tháng 5 ). 

3. Hướng dẫn cách trồng gừng đúng kỹ thuật ngay tại nhà

3.1. Đất trồng gừng


Cây gừng không kén đất trồng, có thể thực hiện cách trồng gừng ở những nơi có hàm lượng mùn cao. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, khả năng thoát nước tốt và có bóng râm, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp từ mặt trời. 

Nếu trồng rừng ở ruộng năng suất sẽ cho cao không bằng việc trồng trồng xen canh dưới bóng của những loài cây khác.

3.2. Giống gừng


Hiện nay, có nhiều giống gừng cho năng suất và chất lượng khác nhau. Nhưng gừng Gié và gừng Trâu đang dẫn đầu trong xu thế. Do đó, cần dựa vào nhu cầu và sở thích mà lựa chọn giống gừng phù hợp. Một củ gừng giống đạt tiêu chuẩn là như thế nào? Có vỏ già, bóng, mẩy, còn tươi và có hai mắt mầm. 

Những giống gừng chuẩn bị đem đi ươm, cần được xử lý bằng thuốc trị nấm với mục đích phòng bệnh và diệt những loại nấm ẩn sâu bên trong củ. 

3.3. Ươm giống gừng


Thực hiện cách trồng gừng trên một diện tích rộng và lớn, thì để gừng mọc mầm đều thì cần qua công đoạn ươm giống cho gừng. Cách ươm cụ thể như sau: 

  • Chọn những củ gừng già, mẩy, láng bóng, còn tươi và không bị sâu bệnh hại. Quan trọng đây là phần thân chính của nhánh gừng. Ngoài ra, có thể chọn những củ gừng trên 9 tháng tuổi. Sau đó, bẻ hoặc cắt các đoạn củ hoặc nhanh dài từ 2.5 đến 5cm. Trên mỗi nhánh phải có ít nhất 2 mắt mầm hay còn gọi là chồi ngủ. 

  • Tiếp đến, ủ hom gừng giống: Cho cát sạch vào thùng xốp có kích thước vừa đủ. Xếp lần lượt những hom giống gừng với khoảng cách hom từ 3 - 5cm. Phủ lên trên một lớp cát sạch, tưới nhiều nước lên trên bề mặt. Độ ẩm cần duy trì trong suốt quá trình ươm hom là từ 80 đến 90%, mỗi ngày tưới 1 lần. Việc ươm giống gừng được thực hiện trước khi trồng củ từ 10 đến 15 ngày. Lúc bà con quan sát thấy gừng nhú mắt là có thể đem trồng. 

3.4. Cách trồng gừng tại nhà


Cách trồng gừng tại nhà vô cùng đơn giản chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây:

Trên mỗi luống trồng chia thành 2 hàng so le nhau. Mỗi hàng cách hàng từ 40 đến 50cm. Cây cách cây 30 đến 40cm. Đối với đất xấu trồng dày, đất tốt trồng thưa. Đào lỗ có độ sâu từ 5 đến 7cm để hom giống gừng đã nảy mầm xuống. Mắt mầm và chồi hướng ngang hoặc hướng lên. Lấy đất mịn phủ lên rồi ấn tay để củ được nén chặt vào đất. Phủ lên một lớp đất cho luống. 

4. Hướng dẫn cách chăm sóc gừng sau khi trồng

Sau các bước thực hiện cách trồng gừng tại nhà. Thì quy trình chăm sóc không kém phần quan trọng. 

4.1. Tưới nước cho cây gừng


Mỗi ngày tưới nước 2 lần cho gừng. Đảm bảo độ ẩm, không tưới quá nhiều, khi đọng lại nước những củ gừng bị chôn sâu dưới đất sẽ bị thối. Sau 20 ngày trồng thì củ gừng bắt đầu nảy mầm. Đến khi gừng ra lá thì tưới nước mỗi ngày một lần. Đối với những gia đình trồng tại nhà, vào mùa mưa có thể không tưới gừng vì độ ẩm vẫn luôn được đảm bảo. 

4.2. Bón phân cho gừng


Xem thêm:

Bón phân là một trong những kỹ thuật trồng gừng không thể thiếu trong quá trình phát triển của cây rau, có 4 giai đoạn bón phân chính:

Phân bón lót: Quá trình bón lót sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng đã qua xử lý ủ hoại mục. Bón phân với lượng từ 8 đến 10 tấn/ha. Kèm theo 190 đến 220kg phân Super lân/ha. (Tương đương với khoảng 280 đến 360 kg/sào thêm từ 7 đến 8kg Supe lân). Đơn vị sào tương ứng với từng vùng miền như sau: 1 sào Bắc Bộ = 0.036 ha,  1 sào Nam Bộ = 0.1296 ha, 1 sào Trung Bộ = 0.049995 ha. 

Bón thúc: lượng phân bón cho 1 sào ở Bắc Bộ, 3 - 4kg ure kèm theo 4 - 5kh kali, chia đều cho 4 lần bón bằng nhau. Lần 1 là bón sau khi trồng 30 ngày, lần thứ 2 bón sau trồng 60 ngày. Lần 3 bón sau khi trồng gừng 90 ngày và lần thứ 4 bón sau khi trồng 120 ngày. 

Bón phân bằng cách rải phân cách gốc 10m kết hợp với vun gốc lấp phân bón lại. 

4.3. Phòng trừ sâu hại ở cây rừng


Trong cách trồng gừng, việc phòng trừ sâu hại vô cùng quan trọng. Lúc gừng mới mọc chồi cần lưu ý ốc sên cắn ngọn gừng. Khi phát hiện thấy ốc sên, thì bắt thủ công, tránh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 

Cây gừng dễ bị bệnh. Điển hình như: bệnh thối củ, rễ, thân, có thể dùng Trium phun định kỳ từ 10 đến 15 ngày/lần. 

5. Trồng gừng bao lâu thu hoạch? Cách bảo quản củ gừng


Thời gian thu hoạch: Rừng có thể thu hoạch sau 4 tháng gieo trồng, nếu bạn muốn thu hoạch làm giống thì từ 9 tháng trở lên. Năng suất gừng sẽ đạt gần 3 tấn/1.000m2.

Cách thu hoạch: Dùng xẻng hoặc cuốc xới xung quanh gốc từ 20 đến 25cm, tránh làm xây xát củ, sau đó nhổ nhẹ để lấy toàn bộ khóm củ. Tiến hành cắt lấy củ, rửa sạch đất thì bạn có thể thu được thành phẩm.

Cách bảo quản rừng: Có thể bảo quản rừng ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Phủ một lớp đất mịn lên củ gừng khoảng 1-2cm để bảo quản lâu hơn.

Cách trồng gừng thật sự không khó. Chỉ cần bảo đảm một số bước trước và sau khi trồng. Bà con đã có thể thu hoạch một vụ mùa bội thu. VNFarm hy vọng những thông tin được chia sẻ qua bài viết phía trên hữu ích với khách hàng. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến cách trồng và chăm sóc cây rau!


Liên hệ