Hướng dẫn cách trồng đậu đũa nhiều quả ít sâu bệnh hại

14:50:30 18/04/2023

Đậu đũa được trồng phổ biến tại Việt Nam. Được sử dụng để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Bởi tính tiện lợi mà đậu đũa được lựa chọn trồng tại mỗi gia đình. Vậy cách trồng đậu đũa có khó không? Hãy cùng VNFarm tìm hiểu từ A đến Z ngay trong bài viết dưới đây!

Xem nhanh

1. Tìm hiểu cây đậu đũa


Đậu đũa được trồng và ăn nhiều bởi loại đậu này mang đến giá trị dinh dưỡng cao. Điển hình: chất xơ, protein (đạm),...cùng một số loại vi chất như Folate, đồng, thiamine,...Hiện nay, có thể thấy khu vực phía Nam Trung Quốc, Thái Lan, khu vực Đông Nam Á là những nơi có nhiều quốc gia trồng đậu đũa nhất. 

Bộ rễ của đậu đũa có khả năng phát triển rất mạnh, nên đây là lý do giúp đậu có khả năng chịu hạn cực tốt. Chỉ sau khi gieo trồng khoảng 8 tuần, rễ của nó đã có thể ăn sâu tới hơn 3m. Bên cạnh đó, rễ đậu đũa còn hay cộng sinh với các vi khuẩn nốt sần. Vậy cách trồng đậu đũa cần trải qua những bước nào? Cùng theo chân VNFarm đến nội dung bài viết tiếp theo!

>>> Tham khảo thêm về chứng bệnh phấn trắng bầu bí

2. Thời vụ trồng đậu đũa? Trồng đậu đũa vào tháng mấy?


Thời vụ trồng đậu đũa là quanh năm, nhưng để đậu đũa có năng suất cao thì nên gieo hạt vào vụ đông xuân tháng 1, vụ xuân hè tháng 3, vụ hè thu tháng 5, vụ thu đông tháng 8-9 dương lịch.

3. Hướng dẫn cách trồng đậu đũa đúng kỹ thuật 

Kỹ thuật trồng cây đậu đũa đúng, nên được đảm bảo các yếu tố chuẩn bị trước khi trồng. Cụ thể như sau: 

3.1. Chuẩn bị chậu để gieo hạt đậu đũa


Khay, chậu, đất trống, xô,...đều là những dụng cụ có thể sử dụng để trồng đậu đũa. Đối với khay, chậu, thùng xốp, xô thì cần đục lỗ phía dưới để có thể thoát nước. Không dẫn đến úng cây. 

3.2. Chuẩn bị đất trồng đậu đũa


Khâu chuẩn bị đất trồng không kém cần quan trọng đối với cách trồng đậu đũa. Đất trồng đậu đũa phát triển tốt là đất có độ tơi xốp. Trước khi thực hiện kỹ thuật trồng đậu đũa, cần làm sạch cỏ dại, bón lót cho đất trồng bằng vôi và phân chuồng ủ hoại mục đã qua xử lý. Sau đó, bà con phơi đất trong một tuần để diệt hết những mầm bệnh có trong đất. 

Nếu đất trồng quá nghèo dinh dưỡng bạn có thể bón thêm Nemon để cung cấp thêm dưỡng chất cho đất.

3.3. Lựa chọn hạt giống để trồng đậu đũa


Hạt giống là một trong những yếu tố mạnh mẽ tác động đến năng suất trong cách trồng đậu đũa. Một phần, đậu đũa hiện tại có loại thân cao và thân thấp. Nên tùy vào nhu cầu, sở thích của bà con mà có thể lựa chọn hạt giống phù hợp. 

Nên lựa chọn những vườn ươm uy tín để mua hạt giống chất lượng. Hạt tại đó được kháng bệnh, tiết kiệm được thời gian và công sức cho bà con trong quá trình trồng. 

Ngoài ra, có thể lấy hạt từ cây đậu đũa từ những mùa vụ trước. Sau khi chọn được cây đậu đũa già, lấy hạt đem xử lý và gieo trồng sẽ mang đến năng suất ổn định, tỷ lệ nảy mầm cao. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển không xuất hiện quá nhiều bệnh. 

3.4. Cách trồng đậu đũa tại nhà


Bước 1: Để hạt giống nhanh nảy mầm và đạt năng xuất cao cần xử lý qua nước ấm trước khi gieo xuống đất. Lấy hạt giống ngâm trong nước ấm khoảng 40 độ C. Trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tiếng. Ủ xong vớt ra để ráo rồi đem ủ trong khăn ấm. Đến khi hạt nứt ra là có thể gieo vào đất đã chuẩn bị. 

Bước 2: Sau khi hạt giống đã nảy mầm, từ khăn ủ. Đem hạt gieo vào đất với khoảng cách giữa các hàng là 60-65cm. Cây cách cây vào khoảng 25-30cm.

Bước 3: Khi đã gieo xong, lấp một lớp đất mỏng lên hạt và rải một lớp rơm lên trên để giữ ẩm cho hạt để đẩy nhanh quá trình nảy mầm. Sau khi vừa gieo hạt xong phải tưới nước đều đặn mỗi ngày cho cây đậu đũa. Khoảng sau từ 20 đến 25 ngày sau khi gieo hạt xong, lá sẽ bắt đầu ra. 

Cách trồng đậu đũa trên đã được đưa vào thử nghiệm và đạt những thành công nhất định. Nên bà con có thể hoàn toàn an tâm về quy trình trên. 

Lưu ý: Trồng đậu đũa có ngắt đọt không? Nếu bà con đang thắc mắc vấn đề này, thì hiện nay nếu ngắt đọt hay không ngắt đọt, đậu đũa vẫn có thể phát triển bình thường. 

4. Cách làm giàn trồng đậu đũa


Do đặc tính là cây thân leo. Nên quá trình thực hiện cách trồng đậu đũa cần làm giàn cho cây leo. Nếu không sẽ dẫn đến năng suất bị giảm nghiêm trọng. Đến giai đoạn đầu đũa cao tầm 20 đến 25cm. Cần phải làm giàn, có nhiều vật liệu và hình dáng giàn khác nhau.

Điển hình: cắm giàn bằng cọc, tre, nứa với hình chữ A, chữ X,...Điều này giúp cho cây phát triển và leo lên đỉnh giàn một cách nhanh chóng. 

5. Hướng dẫn cách chăm sóc cây đậu đũa sau khi trồng

Áp dụng cách trồng đậu đũa đúng cách thì quá trình chăm sóc cây sau khi trồng sẽ đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo phải tuân thủ các yếu tố chăm sóc cơ bản như sau: 

5.1. Tưới nước cho cây trồng


Trong giai đoạn đầu khi gieo hạt, cần giữ ẩm cho đất tốt để hạt nhanh chóng được nảy mầm. Đến giai đoạn phát triển của cây, đảm bảo tưới nước 2 lần/ngày. Thời gian vào sáng sớm và chiều tắt nắng. Nhất là sau 40 ngày gieo trồng, cây sẽ bắt đầu cho hoa nở rộ. Lúc này cần tăng cường nước đủ để hoa nở, cây mau cho ra trái và phát triển bền vững. 

5.2. Bón phân cho cây đậu đũa


Sau khi gieo hạt được khoảng 20 đến 25 ngày, bà con bón thúc đợt một bằng phân hữu cơ, phân chuồng đã qua ủ hoại mục. Cứ 7 đến 10 ngày thì thực hiện bón một đợt. Khi cây đạt chiều cao khoảng 15 đến 20cm thì làm giàn cho cây. Nếu không cây sẽ bị giảm năng suất rõ rệt. 

5.3. Diệt trừ sâu bệnh hại ở cây đậu đũa


Xem thêm:

Sâu vẽ bùa, sâu đục quả, bệnh gỉ sắt, héo vàng,...là những sâu bệnh hại ảnh hưởng phổ biến lên cây đậu đũa. Tuy nhiên, có thể nói sâu đục quả là một trong những loài vô cùng khó trị. 

Hạn chế bệnh hại xuống mức thấp nhất bằng một số cách như sau: định kỳ vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ dại. Những cành lá bị héo, úa nên cắt bỏ tránh lây lan qua những cây khác. Định kỳ thăm vườn để phát hiện kịp thời và đưa ra hướng xử lý. 

Thuốc đặc trị sâu bệnh hại:

Đối với sâu vẽ bùa, sâu đục quả thì có thể phun phòng bằng sản phẩm Leven.

Đối với bệnh gỉ sắt, héo vàng thì có thể phùn phòng trị bệnh bằng sản phẩm Venri, Trium.

Đối với bệnh phấn trắng thì dùng thuốc đặc trị bệnh phấn trắng Venri

6. Thu hoạch đậu đũa


Áp dụng tốt cách trồng đậu đũa thì khoảng 60 đến 70 ngày trồng thì có thể thu hoạch đậu đũa đợt đầu tiên. Sáng sớm là thời điểm tốt nhất để thu hoạch, thu hoạch lúc đậu đũa còn non, to như chiếc đũa, tránh thu hoạch quá già lúc này quả xơ hoá không còn ngon, đồng thời hàm lượng dinh dưỡng trong quả cũng giảm đáng kể.

Cách trồng đậu đũa có đạt năng suất tốt hay không phụ thuộc 90% vào quy trình trồng và chăm sóc của bà con. VNFarm vẫn ở đây và mang đến những kiến thức hay về cây rau, cây ăn quả, cây công nghiệp hữu ích nhất cho bà con nông dân. 


Liên hệ