Hướng dẫn cách trồng đậu cove tốt ngay tại nhà

09:57:30 08/05/2023

Được sử dụng để chế biến đa dạng các món ăn và mang lại giá trị dinh dưỡng cao, đậu cove đã trở thành cái tên không còn quá xa lạ tại Việt Nam. Vậy cách trồng đậu cove có khó không? Hãy theo chân VNFarm tìm hiểu từ A đến Z ngay trong bài viết dưới đây!

Xem nhanh

1. Đôi nét về cây đậu cove


Đậu cove có nguồn gốc đến từ Trung Mỹ. Ngày nay được trồng phổ biến tại các quốc gia trên thế giới. Trong đậu có chứa Vitamin C, đây là chất chống oxy hóa có tác dụng giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể, gây hại đến các tế bào khỏe mạnh. Đồng thời, bảo vệ cấu trúc DNA của cơ thể. Không dừng lại ở đó, đậu cove còn duy trì lượng protein, carbohydrate, chất béo giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người ăn. 

Cách trồng đậu cove không có quá nhiều khó khăn. Đậu có thể trồng luân canh với lúa và các loại đậu rau khác. Mỗi mùa thu hoạch sản lượng tương đối lớn, mang lại nguồn kinh tế lớn cho các hộ dân lựa chọn đây làm cây trồng. 

2. Hướng dẫn cách trồng đậu cove đúng kỹ thuật tại nhà

2.1. Điều kiện ngoại cảnh tác động đến sự phát triển đậu cove


Một số yếu tố ngoại cảnh tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của đậu cove: 

  • Nhiệt độ: đậu cove là cây ưa ấm, không thích ứng được với nhiệt độ cao. Chúng có thể nảy mầm ở nhiệt độ thấp chỉ từ 8 đến 10 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ được cho là thích hợp nhất để đậu cove nảy mầm là từ 25 đến 30 độ C. 

  • Đậu cove vừa ưa ẩm vừa ưa ánh sáng. Thời lượng ánh sáng chiếu vào cây đảm bảo cho đậu phát triển từ 10 đến 13 tiếng/ngày. 

  • Giai đoạn hạt nảy mầm, cần cung cấp lượng nước bằng 100 đến 110% trọng lượng của hạt. Bên cạnh đó, độ ẩm đất đạt từ 70 đến 80% sẽ giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Khi nước cung cấp không đủ cho cây, sẽ dẫn đến rụng hoa, rụng nụ,....Năng suất cũng kém và bề ngoài của đậu cũng sẽ bị ảnh hưởng

  • Đất nhẹ, tơi xốp, thông thoáng và giàu chất dinh dưỡng, độ pH từ 6 đến 6.5 rất thích hợp để thực hiện cách trồng đậu cove

2.2. Giống đậu cove 


Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của người dùng, có nhiều giống đậu cove khác nhau ra đời. Lai tạo ra những giống có năng suất, chất lượng, khả năng kháng lại sâu bệnh và chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Bà con có thể tham khảo một số giống đậu cove ngắn ngày được ưa chuộng hiện nay: cove Thái – Chiatai, TN 106, TN 282. 

Những cửa hàng cây giống, vườn ươm hầu như đều cung cấp những giống đậu này. Tùy theo nhu cầu mà bà con lựa chọn sao cho phù hợp nhất. 

2.3. Thời vụ thích hợp gieo trồng đậu cove


Xem thêm:

Tại Việt Nam, có thể thực hiện cách trồng đậu cove nhiều vụ trồng năm. Tùy vào khí hậu từng vùng mà lựa chọn thời gian trồng sau cho phù hợp. Điển hình một số vụ chính trong năm như: Vụ Đông Xuân gieo vào khoảng tháng 11 - 12 dương lịch hàng năm. 

2.4. Chuẩn bị đất trồng đậu cove


Đất được lựa chọn để thực hiện cách trồng đậu cove nên được dọn sạch cỏ dại, phơi ải từ 7 đến 10 ngày trước khi trồng. Điều này giúp cho mầm bệnh có trong đất có thể được diệt sạch. 

Làm luống cho đậu cove: Để thực hiện cách trồng đậu cove bà con nên băm đất nhỏ ra, cày bừa để đất được tơi xốp. Đối với từng hình thức sẽ có cách lên luống khác nhau cho phù hợp. 

  • Đối với cách trồng thâm canh có sử dụng màng phủ, khi bà con trồng hàng đôi, lên luống cao từ 25 đến 30cm. Mặt luống rộng từ 1 đến 1.2m. Hai hàng của luống trung bình cách nhau 75cm. Các cây cách nhau 25cm, mối hóc như vậy sẽ gieo được 2 hạt. 

  • Nhưng khi trồng hàng đơn, lên luống cao 20 đến 30cm. Mặt luống rộng 50 đến 60cm. Mỗi luống cách nhau 1.2 đến 1.4m. Các cây cách nhau từ 20 đến 22cm, mỗi hốc cũng gieo 2 hạt.  

  • Nếu không đậy màng phủ cho đất trồng: lên luống rộng 1.1 đến 1.2m. Chiều cao trung bình 20cm. Chứa mương nước rộng 45cm. Mỗi luống cách nhau 65cm. Mỗi hốc như vậy cũng gieo 2 hạt. Các hốc chú ý cách nhau từ 20 đến 25cm. Cứ 500m2 thì trồng được từ 1 đến 1.5kg hạt giống. 

2.4.1. Bón lót trên cây đậu


Trộn hỗn hợp vôi, phân chuồng đã qua ủ hoại mục cùng phân hữu cơ. Để bổ sung dinh dưỡng cho đất. Rải đều vào rãnh và lấp đất lên. 

Ngoài ra, có thể phủ bạc và đục lỗ, chỉ áp dụng đối với những cây trồng thâm canh và có sử dụng màn phủ. Tốt nhất nên chọn loại có khổ 1m, dùng lạt tre để cố định lại, tránh để bạt bay ảnh hưởng đến rễ cây non. 

Để đục lỗ bạt, bà con có thể áp dụng một trong hai cách sau:

  • Cách 1: Sử dụng ống nhựa PVC phi 60 cắt hình răng cưa, rồi dùng một lực thật mạnh ám xuống để đục lớp bạt và tạo ra lỗ tròn. 

  • Cách 2: Bà con có thể lấy vỏ hộp sữa đặc, đục một lỗ ở dưới đáy lon. Phía trên đục rỗng miệng, bỏ cả dầu hỏa và than nóng vào trong. Sau đó đốt lửa rồi chạm đáy lon vào bề mặt bạt, như vậy sẽ tạo ra được lỗ tròn.  

2.5. Kỹ thuật trồng đậu cove đúng cách tại nhà

2.5.1. Xử lý hạt giống đậu cove


Để hạt giống có khả năng kháng bệnh và thời gian nảy mầm được rút ngắn. Bà con nên xử lý hạt giống trước khi gieo trồng. Quá trình diễn ra như sau: Ngâm hạt giống trong nước ấm có nhiệt độ khoảng 40 độ C từ 4 đến 6 tiếng. Sau đó, vớt ra, rửa sạch và ủ trong khăn vải ẩm trong vòng một ngày. Đến khi quan sát thấy hạt giống nứt ra, như vậy đã có thể đem đi gieo trồng. 

2.5.2. Trồng đậu cove


Kỹ thuật trồng đậu cove cần đảm bảo. Xới nhẹ lỗ trồng, bỏ 2 hạt giống vào 1 hốc rồi phủ lên trên một lớp đất mỏng. Nếu bà con lựa chọn đậu cove leo trắng để trồng. Bà con cần 1.5 đến 1.7kg giống trên một sào đất. Nhưng nếu là giống đậu cove leo lion seeds cần 1.8 đến 2kg/sào đất. 

2.6. Giàn trồng đậu cove


Khi làm giàn sẽ giúp đậu cove có chỗ bám, khả năng sinh trưởng và phát triển được tăng lên. Đồng thời, năng suất đậu đạt chất lượng. Có nhiều cách làm giàn khác nhau: giàn chữ L, chữ X, chữ A,...Có thể dùng nhiều nguyên vật liệu khác nhau để làm giàn. Điển hình như: tre, nứa, gỗ,....

3. Hướng dẫn cách chăm sóc đậu cove sau khi trồng

Cách chăm sóc đậu cove không kém phần quan trọng so với cách trồng đậu cove

3.1. Tưới nước đậu cove


Giai đoạn hoa nở rộ rất cần được cung cấp nước đầy đủ. Bà con tốt nhất nên sử dụng phương pháp tưới thấm để cây hấp thụ được lượng nước nhiều nhất. Bởi thời điểm này, cây cần lượng nước rất lớn. Nếu nước cung cấp không đủ dẫn đến quả nhỏ, trái mau già nhiều sơ, giảm năng suất và rất mau héo. 

Đến giai đoạn bón thúc, bà con nên tưới lượng nước vừa đủ, tránh tưới quá nhiều làm trôi phân. Vào những mùa nắng, nên tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Đảm bảo duy trì độ ẩm trong đất từ 70 đến 75%. Vào mùa mưa có thể tưới ít đi, nếu mưa lớn có thể không tưới. Khi mưa quá to phải rửa đọt cho đọt, vì có thể đậu bị dính đất. 

3.2. Tỉa hạt, làm cỏ cho cây đậu cove


Nên thường xuyên dọn sạch cỏ dại trong khu vực trồng. Hạn chế thấp nhất tình trạng sâu bệnh lây nhiễm. Những cành lá, có dấu hiệu bị bệnh, nên được cắt tỉa đi để tránh lây lan. Hơn nữa, cành lá dưới gốc cũng có thể tỉa đi, để tạo được độ thông thoáng nhất định cho cây. 

3.3. Bón phân cho đậu cove


Liều lượng phân bón được đề cập dưới đây tương ứng với 1ha đất được sử dụng để trồng đậu cove trong 1 vụ. Sử dụng 30 đến 40m3 phân chuồng đã ủ hoại mục, kèm 800 đến 1000 kg vôi bột. Thêm 1 tấn hữu cơ vi sinh và 105 kg N – 90kg P2O5 – 200kg K2O. 

Nhưng để bảo vệ môi trường, bà con có thể chuyển đổi từ việc sử dụng phân bón hóa học sang phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học theo liều lượng dưới đây: 600kg NPK (15:15:20)- 33 kg Ure- 133 kg KCl, 228 kg Ure - 562,5 kg supe lân – 333 kg KCl. Phun thêm Vita hòa cùng nước để nuôi trái đậu cove lúc đậu quả. 

3.4. Bệnh hại xuất hiện phổ biến


  • Bệnh chết héo cây non: Bệnh thường xuất hiện lúc cây còn non. Lúc này gốc và thân của cây teo lại làm cây rất dễ chết. Bệnh rất có thể đã tồn tại sẵn bên trong hạt giống lúc mới mua về. Khi gặp mưa nhiều độ ẩm cao là môi trường lý tưởng để chúng phát triển. 

  • Bệnh đốm vi khuẩn: Trên lá xuất hiện những đốm cháy. Trên trái xuất hiện những đốm nhỏ màu xanh nhạt, từ từ chuyển sang màu nâu và khô đi. Quả sẽ có hình dạng bất thường. Tương tự như bệnh chết héo, bệnh đốm vi khuẩn phát tán nhanh nhất là lúc trời mưa. 

  • Bệnh phấn trắng: bệnh này gây hại chủ yếu trên lá, vết bệnh là những đốm lớn và không có hình dạng nhất định. Trên bề mặt có lớp phấn trắng, sau đó từ từ lan rộng ra gần hết bề mặt sau đó chuyển sang màu nâu vàng. Khi bệnh nặng sẽ làm lá khô vàng và rụng đi. Khi nhiệt độ vào khoảng 20 đến 26 độ C là lúc bệnh phát tán dữ dội nhất. 

Bên cạnh các loại bệnh kể trên, trong quá trình thực hiện cách trồng đậu cove còn xuất hiện bệnh gỉ sắt, đốm lá,....

3.5. Cách phòng trừ dịch bệnh trên cây đậu cove


  • Định kỳ vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa đi những cành lá vàng, già. Luân canh cùng những loại cây trồng khác họ. 

  • Quá trình chọn giống, nên chọn giống đậu cove khỏe, có sức kháng lại bệnh và các tác nhân gây hại đến từ môi trường bên ngoài. 

  • Tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, phân chuồng đã qua xử lý ủ hoại mục. 

  • Kiểm tra vườn trồng thường xuyên để phát hiện kịp thời dịch bệnh, từ đó có hướng xử lý kịp thời. 

3.6. Sử dụng các biện pháp sinh học


  • Hạn chế thấp nhất việc sử dụng các loại chất hóa học. Để bảo vệ ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như bọ đuôi kìm, nhện,....

  • Ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu, bệnh: Trichoderma, Tabi, Leven,... để đạt được năng suất tốt nhất. 

4. Thu hoạch đậu cove 


Thực hiện cách trồng đậu đen vào mùa xuân, thời gian thu hoạch lứa đầu là sau 50 đến 60 ngày, còn vụ thu hoạch muộn hơn 10 ngày. Để đảm bảo chất lượng quả, nên thu quả khi chúng chuyển từ xanh đậm sang xanh nhạt và có vết hạt rõ ràng trên thân quả. 

Thu hoạch đậu cove nên được thực hiện mỗi ngày vào buổi sáng sớm khi quả đang rộ. Nếu đang sử dụng thuốc trừ sâu, cần thực hiện cách ly khoảng 2-3 ngày trước khi thu hoạch lại. Nếu quả đậu cove quá giá, cần loại bỏ chúng để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Cách trồng đậu cove đã phần nào được tổng quát qua bài viết phía trên. Hy vọng qua đây, bà con đã nắm chắc được kiến thức để chăm sóc cho vườn nhà. VNFarm luôn đồng hành cùng bà con trên con đường trồng và chăm sóc cây rau.


Liên hệ