Cách trồng củ bình vôi làm cảnh tại nhà

09:28:01 01/04/2023

Củ bình vôi nghe đến có lẽ khá lạ lẫm, nhưng đối với giới chơi cây cảnh thì đã không còn xa lạ. Củ bình vôi mang đến nét đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng mê đắm lòng người. Vậy cách trồng củ bình vôi có khó không? Chúng ta cần những gì mới có thể trồng được? Hãy cùng VNFarm tìm hiểu từ A đến Z trong bài viết dưới đây

Xem nhanh

>>> Tham khảo thêm một số thông tin về bệnh hại cây trồng như bệnh phấn trắng trên cây quế 

1. Củ bình vôi là củ gì?


Củ bình vôi là củ gì?

Củ bình vôi là phần củ của cây bình vôi thuộc chi Stephania. Cây bình vôi ưa sáng, tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền núi đá vôi ở phía Bắc. Trong y học, củ bình phôi thường thái mỏng, phơi, sấy.

Cây có nguồn gốc từ châu Úc, Đông Nam Á. Chúng được tìm thấy chủ yếu trong các khu rừng rụng lá theo mùa, thường sống trong những núi đá vôi. 

Củ bình vôi có dạng thân leo, phần thân phình to ra, nhìn như củ sắn. Đây cũng là nét đặc trưng để tạo nên cái tên “củ bình vôi”. 

Có thể bạn chưa biết, hình dạng của củ còn thay đổi phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu. Hiện nay, tại Việt Nam, tại các vùng núi Phía Bắc như Hòa Bình, Ninh Bình, Lai Châu sẽ bắt gặp nhiều củ bình vôi. Nếu trồng ở những khu vực núi kể trên, lá và cây sẽ đạt chất lượng tốt hơn. 

2. Tác dụng tuyệt vời của củ bình vôi


Công dụng của củ bình vôi

Xem thêm:

Những củ bình vôi làm cảnh thường rất nhỏ, đẹp dùng để trang trí bàn học, bàn làm việc, cửa sổ.

Chiết xuất rotundin từ củ bình vôi có chứa rất ít độc, hoạt chất này có tác dụng trị gút, đau dạ dày và bệnh mất ngủ hiệu quả.

Để sử dụng củ bình vôi cũng khá là đơn giản có thể ngâm rượu, hay phơi khô nghiền nhỏ để sử dụng dần. Hiện nay chưa ghi nhận trường hợp nào bị tác dụng phụ hay ngộ độc khi ăn củ bình vôi.

Tuy nhiên trong củ bình vôi có chứa một lượng độc tố nhỏ vì vậy bạn cũng không nên tự ý sử dụng củ bình vôi như thuốc chữa bệnh.

3. Ý nghĩa của củ bình vôi

Trong phong thuỷ củ bình vôi có nhiều ý nghĩa may mắn, lá bình vôi hình tròn giống như những đồng xu nhỏ giúp mang lại may mắn về tiền tài, bình an.

Bình vôi được trồng làm cây cảnh ở cửa sổ, bàn học và bàn làm việc sẽ giúp bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, giúp giảm căng thẳng sau giờ làm việc.

Củ bình vôi mang đến nhiều ý nghĩa tốt đẹp, vậy còn chần chờ gì nữa mà không tìm hiểu cách trồng củ bình vôi ngay trong bài viết dưới đây!

4. Hướng dẫn cách trồng củ bình vôi làm cảnh

Để trồng củ bình vôi làm cảnh bạn cần nắm một số thông tin sau đây để cây được sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. 

4.1. Ví trí trồng củ bình vôi

Thực hiện cách trồng cây bình vôi ở nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Hạn chế để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Vị trí tốt nhất để trồng củ bình vôi đó là ban công cửa số hướng Đông, nơi có thể giúp cây phơi mình dưới ánh sáng của mặt trời, hạn chế đặt cây ở nơi tối tăm.

4.2. Chọn giống và chuẩn bị đất 

Giống: củ bình vôi được thu hoạch từ những vùng núi cao mang về. Sau đó đem đi hong trong bóng râm, để ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tiếp đến, chà xát nhẹ tách vỏ ra, loại bỏ hết những tạp chất rồi đem gieo. 

Đất thích hợp để thực hiện cách trồng củ bình vôi là đất tơi xốp, ít chua, có khả năng thoát nước tốt, nhưng phải có khả năng giữ ẩm. Bạn có thể trộn giá thể, phân chuồng đã ủ hoại mục hoặc phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho củ bình vôi. 

Bên cạnh đó, có nhiều cách trồng củ bình vôi, trồng bằng dây, bằng củ và trồng bằng hạt. Tuy nhiên, trồng bằng hạt thời gian đâm chồi ra lá sẽ nhanh hơn. Phương pháp này được áp dụng phổ biến hiện nay. 

4.3. Cách trồng củ bình vôi bằng củ để làm cảnh

Khi mua củ bình vôi từ cửa hàng về, sẽ không có rễ, không có lá trông bề ngoài tương tự như khoai tây. Bạn lấy củ bình vôi đặt lên đất ẩm và vùi nhẹ ½ thân củ vào đất. Tiếp đến, lấy túi nilon trong suốt đục nhiều lỗ cho không khí có thể trao đổi được rồi chùm củ lại. Khoảng sau 20 đến 30 ngày, củ sẽ bắt đầu bén rễ. 

Một mẹo nhỏ mà bạn có thể tham khảo, để rút ngắn thời gian ra rễ của củ. Trước khi trồng xuống đất có thể đem phần gốc đi ngâm vào dung dịch kích thích ra rễ. 

Cứ định kỳ từ 7 đến 10 ngày, tưới dung dịch kích thích rễ cho củ 1 lần. Bạn có thể tham khảo một số loại chế phẩm sinh học kích thích ra rễ như Regen, Humic Grin,...

Khi củ ra lá mới, bắt đầu cho củ tiếp xúc nhiều với ánh nắng để củ nhanh phát triển hơn. Đồng thời bạn cũng có thể làm giàn ở phía trên cho củ bình vôi leo. Nếu trồng củ bình vôi làm cảnh thì bạn có thể chuyển củ ra chậu và đặt nơi thích hợp để chăm sóc.

Đây là toàn bộ chi tiết cách trồng củ bình vôi làm cảnh bằng củ được VNFarm tổng hợp từ những bà con có nhiều năm kinh nghiệm trồng củ bình vôi.

5. Hướng dẫn cách chăm sóc củ bình vôi 

5.1. Ánh sáng 

Cách chăm sóc cây bình vôi. Bạn có thể trồng củ bình vôi trong bóng râm hoặc ánh sáng chiếu trực tiếp. Nhưng ánh sáng sẽ là yếu tố tác động chính đến củ bình vôi. Nếu bạn chọn nơi trồng có điều kiện ánh sáng như bàn học, bàn làm việc,...gần như không có ánh nắng. Lá của cây sẽ thưa thớt và cuống dài hơn rất nhiều. Nên việc bạn cần làm là đem cây ra ánh sáng thường xuyên để cây được phơi nắng. Cây sẽ rất khó phát triển nếu trồng trong bóng râm, cuốn dài và lá rất nhỏ.

5.2. Tưới nước

Có thể vì cây có thân củ nên bình vôi có khả năng chịu hạn tốt. Tùy theo từng loại đất trồng mà có thể tưới nước hàng ngày. Hoặc 1 tuần có thể tưới từ 1 đến 2 lần, với mục đích giữ ẩm cho cây. 

5.3. Độ ẩm

Cây củ bình vôi là giống cây ưa ẩm nên bạn có thể để thêm đá cuội xung quanh gốc, thỉnh thoảng bạn nên phun xương cho tán lá để giúp nâng cao độ ẩm xung quanh cây bình vôi.

5.4. Nhiệt độ

Từ 16 đến 26 là nhiệt độ lý tưởng khi thực hiện cách chăm sóc củ bình vôi, hạn chế đặt cây ở nơi quá lạnh, quá nóng vì điều kiện thời tiết này sẽ gây hại nặng cho cây.

5.5. Cắt tỉa cây củ bình vôi

Sử dụng kéo loại bỏ những cành khô, lá hỏng. Điều này sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển và giảm nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn gây ra.

5.6. Bón phân 

Củ bình vôi cần bổ sung dinh dưỡng định kỳ cho bộ lá phát triển tốt. Đến lúc cây ra lá nhiều, thì bón phân lá cho cây. 

Hoặc có thể tham khảo các loại phân bón dạng nước để phun định kỳ cho cây. Cứ 15 đến 20 ngày thì phun một lần. Điển hình: Spray 1, axit humic 322, Vitamin B1,... Bón phấn cũng là bước không thể thiếu trong cách trồng cây bình vôi.

5.7. Trừ bệnh

Bệnh xuất hiện phổ biến trên củ bình vôi là bọ trĩ, rệp sáp và nhện đỏ. Phòng bệnh hơn trị bệnh, từ 15 đến 20 ngày thì phun 1 lần. Ưu tiên sử dụng Vansi để phun cho củ. Hoặc có thể làm hỗn hợp gừng, ớt, tỏi để phun cho củ tại nhà. 

Củ bình vôi sử dụng làm đẹp không gian nhà thì không còn gì có thể tuyệt hơn. Cách trồng củ bình vôi cũng không có gì khó nếu bạn nắm được quy trình và kiến thức cơ bản. Đừng quên liên hệ VNFarm nếu bạn gặp bất cứ vấn đề gì về cây trồng nhé!


Liên hệ