Hướng dẫn cách chăm sóc và cách trồng cau lùn

09:25:54 26/03/2023

Giống như các loại cau khác, cau lùn rất dễ trồng và sinh trưởng tốt trong các điều kiện môi trường khác nhau. Tuy nhiên, muốn cây sinh trưởng phát triển tốt phải có kỹ thuật chăm sóc riêng. Bài viết này, VNFarm sẽ bật mí bạn chăm sóc cây và cách trồng cau lùn đúng kỹ thuật.

Xem nhanh

1. Cau lùn là cây gì?


Cau lùn là cây gì?

Cây cau lùn hay còn gọi là cây cau thấp, có tên khoa học là Areca catechu, thuộc họ Cau. Đây là cây thân cột thẳng (thiên tuế, cọ, dừa…). Chiều cao trung bình của cây là từ 1 đến 1.5m, dáng đẹp, được trồng để làm cảnh.

2. Đặc điểm nhận dạng cây cau lùn


Những đặc điểm để nhận dạng cây cao lùn

Xem thêm:

Cau lùn là loại cây có phần gốc thân phình rộng và mang nhiều rễ nổi. Thân chia thành nhiều đốt, có lá tập trung ở đầu cành và màu xanh mướt. Quả cau hình trứng, màu xanh lục khi quả còn non và khi chín có màu vàng. 

Cây cao lùn có hoa, lá, quả xum xuê tượng trưng cho sự may mắn. Trong các đám cưới hỏi, giỗ, thờ cúng tổ tiên không thể thiếu quả cau. Cau được dân lên thờ cúng tổ tiên thể hiện sự thành kính của chủ nhà.

Ngoài ra cau lùn còn có tác dụng làm cho không khí ngôi nhà được thông thoáng hơn. Đem lại tinh thần sảng khoái, nâng cao giá trị cuộc sống.

Vậy cách trồng cau lùn có khó không? Để biết thì tiếp tục theo dõi bài viết bên dưới đây của VNFarm.

3. Các bước chuẩn bị để trồng cau lùn


Những bước cần chuẩn bị để tiến hành kỹ thuật trồng cau lùn

3.1. Chuẩn bị đất trồng cau lùn

Cau lùn không kén đất trồng, có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, trên đất cát pha cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Khi trồng cau nên trộn đất cát pha và phân chuồng hoai mục theo tỷ lệ 4:1 để tạo môi trường tốt, giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh hơn.

3.2. Chọn giống và ươm mầm cây cao lùn

Những cây cau mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh luôn cho những giống cau tốt. Lấy những trái cau đã chín từ những cây cao mẹ, để ở nơi thoáng mát. Lưu ý chỉ nên lấy giống từ những cây cau có thời gian sinh trưởng dưới 8 năm.

Quan sát những trái cau đã chín, nếu sau 20 ngày thấy quả nảy mầm, khi đó có thể chọn làm giống. Dùng những mầm cây này ươm thành cây con. 

3.3. Thời vụ và mật độ trồng

Cau lùn có thể trồng quanh năm nhưng thời gian thích hợp để cau lùn sinh trưởng mạnh khỏe là vào đầu mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 8.

3.4. Khoảng cách trồng cau lùn

Khoảng cách trồng cau lùn là 1,7 đến 2m. Mật độ trồng cây là từ 60 đến 70 cây trên một sào, điều này sẽ đảm bảo bất cứ cây cau lùn nào cũng được nhận đủ ánh nắng, gió.

4. Hướng dẫn cách trồng cau lùn đúng kỹ thuật tại nhà


Cách trồng cau lùn tại nhà đúng kỹ thuật

Sau khi ươm mầm và ươm cây cau lùn thành cây con cao khoảng 20cm là bà con có thể đem đi trồng. Mầm cây cao phải đặt hướng lên trời để cây mọc thẳng và đẹp. Một lưu ý quan trọng trong cách trồng cau lùn là phải chọn một vị trí trồng cố định để trồng, tránh xê dịch làm sức khỏe của cây bị yếu đi.

Một số điều cần lưu ý khi trồng cây cau lùn:

  • Hố trồng cau lùn nên đào hình vuông.

  • Bón lót trước khi trồng cây. Bón phân hữu cơ kết hợp với phân vôi để phòng ngừa sâu bệnh.

  • Cần đảm bảo điều kiện ánh sáng cho cây cau lùn sau khi trồng. Vì khi thiếu ánh sáng cây sẽ sinh trưởng kém và cho lá mỏng, lâu dần làm cho lá rụng và cây sẽ chết đi.

5. Hướng dẫn cách chăm sóc cau lùn đúng kỹ thuật


Chăm sóc cau lùn tại nhà đúng kỹ thuật

Ngoài nắm vững kỹ thuật trồng cau lùn, việc nắm vững các kỹ năng chăm sóc cũng là một vấn đề cực kỳ quan trọng mà bà con cần hướng đến. Nếu không biết cách chăm sóc hợp lý, cây cau sẽ không thể sinh trưởng và phát triển tốt.

5.1. Tưới nước cho cây cau lùn

Cau lùn có rễ chùm lớn và rất ưa ẩm. Do đó, phải đảm bảo cung cấp cho cây một lượng lớn nước tưới. Muốn cây ra nhánh đẹp thì khi phải tưới nước đều, không để đất trồng bị khô. Trong giai đoạn mới trồng cần tưới nước đều đặn cho cây mỗi ngày 2 lần. Nếu không cây sẽ bị còi cọc, lá héo lại rất xấu. 

Tưới định kỳ 2 tháng 1 lần nước phân chuồng để cây lớn nhanh và có bộ lá xanh mướt.

5.2. Bón phân cho cau lùn

Bón phân lân vi sinh để bổ sung dưỡng chất cho cây, giúp cây phát triển tốt trong quá trình trồng.

Sử dụng vỏ ốc đã phân hủy để bón lót cho cây cau. Việc bón lót bằng vỏ ốc này có công dụng cung cấp một vài dưỡng chất cần thiết cho cây và làm cho gốc cây cao được thông thoáng.

5.3. Phòng trừ sâu bệnh hại cây cau lùn


Biện pháp phòng trừ bệnh trên cây cau lùn

Cây cao lùn trong giai đoạn mới trồng rất dễ bị tấn công bởi các loài sâu bệnh. Nếu sâu bị tấn công bởi các loại rệp và ốc vảy thì hãy dùng Vansi để phun trực tiếp lên cây. 

Thường xuyên dọn cỏ và giữ vệ sinh khu vườn cũng là một các hạn chế được sự hình thành của các loài sâu bệnh. Điều này còn giúp cây thông thoáng và lớn nhanh hơn.

VNFarm cung cấp một vài thông tin về cách chăm sóc và cách trồng cau lùn trong bài viết này. Hy vọng sẽ có thể gửi đến quý bà con những thông tin thật hữu ích để giúp cho vườn cau được sinh trưởng mạnh và mang đến năng suất cao hơn.

Để xem thêm nhiều thông tin hay và hữu ích liên quan đến cây trồng thì hãy luôn theo dõi VNFarm nhé!


Liên hệ