Cách trồng cây trường sinh thảo đơn giản nhất

22:37:30 28/04/2023

Trường sinh thảo chỉ là một loại cây mọc dại nhưng lại có nhiều công dụng tuyệt vời. Trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, cây vẫn có thể sinh trưởng bình thường. Hãy cùng với VNFarm tìm hiểu về đặc điểm và cách trồng cây trường sinh thảo trong qua những thông tin chia sẻ dưới đây.

Xem nhanh

1. Cây trường sinh thảo là cây gì?


Cây trường sinh thảo hay còn gọi cây quyển bá, trường sinh thảo, móng lưng rồng,... có tên khoa học Selaginella tamariscina. Cây thường mọc trên núi đá hay đất sỏi khô cằn trên núi cao, núi đá gần biển.

Tại Việt Nam cây trường sinh thảo được tìm thấy ở nhiều vùng núi như Thái Nguyên, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận…

Cây trường sinh thảo là một loại cây khác đặc biệt. Có thể phát triển quanh năm và cho thu hoạch vào bất kỳ thời điểm nào. Đây là một loại cây dược liệu quý và có nhiều công dụng trong đông y và tây y. Ngoài ra, trường sinh thảo cũng còn được xem là một loại cây cảnh bonsai được nhiều người trồng trong nhà. 

2. Đặc điểm của trường sinh thảo


Cây trường sinh thảo có rễ bện lại, dáng trụ cao 10-15cm. Cây có nhiều cành lá xếp lợp với nhau. Trên bề mặt lá cây trường sinh thảo có lông, lá đa dạng hình dáng. 

Cây quyển bá có lá có hình dáng đa dạng, không đối xứng và xếp chồng chéo lên nhau. Lá bên có hình ngọn giáo, thường có lông, trong khi lá ở kẽ nách có hình tam giác thuôn và có mép rộng. Cành cây trường sinh thảo sẽ cuộn tròn lại như 1 túm khô khi gặp thời tiết nắng nóng, còn mọc vươn ra phía ngoài khi trời mưa hoặc ẩm ướt.

Bông sinh bào tử của cây mọc ở cuối các cành nhỏ, có hình bốn cạnh và dài từ 4mm đến 20mm. Lá mang bào tử thường có hình trái xoan hay hình tam giác, có răng với phần mép rộng. Bào tử lớn có màu nâu, còn bào tử nhỏ thường có màu vàng hoặc cam. Mùa sinh sản của cây trường sinh thảo thường diễn ra vào khoảng tháng 10 đến tháng 12 hàng năm.

3. Tác dụng của cây trường sinh thảo


Cây quyển bá, hay còn gọi là cây trường sinh thảo, là loại cây có hình dáng đẹp mắt, thường được trồng làm cây bonsai để trang trí văn phòng, bàn làm việc hay trang trí trong nhà. 

Trường sinh thảo có vị cay, hơi đắng và được biết đến với tác dụng tan huyết, cầm máu. Do đó, nó thường được sử dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến chảy máu như bệnh ho ra máu, bệnh nôn ra máu, bệnh tiểu tiện ra máu và trĩ ngoại, cũng như giúp kiểm soát kinh nguyệt dồi dào ở phụ nữ. 

Ngoài ra, cây còn được sử dụng để điều trị bệnh bỏng và có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, bệnh vàng da, bệnh vàng mắt, bệnh tắc mật. 

Với nhiều công dụng có lợi cho sức khoẻ, cách trồng cây trường sinh thảo được nhiều người quan tâm hơn. Thông tin về cách trồng và cách chăm sóc cây sẽ được bật mí ở thông tin dưới đây.

4. Các bước trồng cây trường sinh thảo

4.1. Chuẩn bị đất trồng


Thực hiện cách trồng cây trường sinh thảo trên các loại đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng và nhiều mùn. Các chất dinh dưỡng có trong đất phải cân đối và phân giải từ từ để cung cấp cho cây. Đất trồng phải sạch mầm bệnh, chứa nhiều vi sinh vật có lợi.

Có thể trộn đất sạch, phân bò, phân trùn quế, trấu sống, trấu hun, vỏ đậu phộng theo tỷ lệ 2:2:2:1:1:1

4.2. Cách trồng cây trường sinh thảo


Xem thêm:

Sau khi mua cây trường sinh thảo giống về, tiến hành cắt tỉa rễ và lá hỏng. Chuẩn bị dung dịch sát khuẩn và ngâm cây trường sinh thảo trong 15-20 phút. Sau đó vớt ra để ráo. Tiếp theo, đem cây ngâm trong chế phẩm thuốc kích rễ 15 phút. Quá trình này sẽ kích thích rễ nảy chồi. 

Sau đó vớt cây trường sinh thảo ra, cho vào chậu đất trồng đã chuẩn bị. Dùng tay ấn nhẹ giá thể xung quanh gốc cây để đảm bảo cây có thể đứng vững. Trong giai đoạn đầu, đem chậu cây đặt ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Nhớ phải tưới nước cho cây để giữ ẩm.

5. Hướng dẫn cách chăm sóc trường sinh thảo sau khi trồng

Áp dụng tốt cách trồng cây trường sinh thảo thì quá trình chăm sóc cây sau khi trồng sẽ đơn giản hơn rất nhiều, chi tiết các bước chăm sóc như sau:

5.1. Tưới nước cho cây trường sinh thảo


Cây trường sinh thảo chịu hạn rất tốt. Vì vậy, khi trồng trong nhà hoặc trong môi trường kín nên tiến hành tưới nước cho cây mỗi tuần một lần. Nếu trồng ngoài trời, thì tùy thuộc vào điều kiện thời tiết sẽ điều chỉnh tần suất tưới và lượng nước tưới cho phù hợp. Không nên tưới quá nhiều nước làm cho cây bị thối rễ và vàng lá.

5.2. Bón phân cho cây trường sinh thảo


Sử dụng các loại phân hữu cơ như trùn quế, phân dê, phân bò hoai mục... bón gốc cho cây trường sinh thảo định kỳ 15 - 20 ngày/ lần, đồng thời kết hợp thêm phân bón lá Regen khoảng từ 7 đến 10 ngày/ lần. Bón phân vào giữa cây và chậu là thích hợp nhất. 

Loại bỏ những là vàng, lá bị hỏng và lá bị úa để không gây ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng có trong đất. Đây cũng là cách hạn chế tối đa sự phát triển của nấm bệnh gây hại cây. 

6. Những điều cần lưu ý khi trồng cây trường sinh thảo


Nếu trồng cây trường sinh thảo trong nhà, mỗi tuần nên đem cây ra phơi nắng 1-2 lần. Điều này giúp cây phát triển được một cách hoàn thiện nhất.

Thường xuyên lau rửa lá cũng là một cách hạn chế sâu bệnh hiệu quả.

Đảm chảo mặt chậu cây trường sinh thao luôn được thông thoáng.

Không để cây trường sinh thảo dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Cắt bỏ những là cây bị già, héo úa để tránh là bị rụng xuống mặt đất.

Nếu quan sát thấy cành bị rục, rụng lá thì nên chăm sóc cây theo chế độ đặc biệt để cây có thể nhanh chóng phục hồi.

Có thể thấy cách trồng cây trường sinh thảo rất dễ và không khó như mọi người vẫn nghĩ. Đây là loại cây có nhiều công dụng trong cuộc sống hằng ngày. Hãy cùng VNFarm bắt tay trồng những cây trường sinh thảo thật xinh để trang trí không gian sống. Hoặc trồng với số lượng lớn để cây phát triển và sử dụng như một loài dược phẩm. 

Xem thêm nhiều thông tin hay và hữu ích về cách trồng và cách chăm sóc cây cảnh tại website VNFarm nhé!


Liên hệ