Hướng dẫn cách trồng cây mận bắc cho năng suất cao
Tại các khu vực miền núi, việc trồng mận trở nên phổ biến. Đây là loại cây vừa ăn trái lại tạo cảnh quan đẹp xuất sắc vào mùa Xuân. Nhưng cách trồng cây mận có quá nhiều khó khăn không? Kỹ thuật chăm sóc mận như thế nào? Tất cả sẽ được đề cập bởi VNFarm trong bài viết dưới đây!
Tìm hiểu về giống mận Bắc
1. Tìm hiểu về cây mận
Cây mận là cây thân gỗ, tên tiếng anh Plum, chiều cao trung bình là từ 4 đến 15m. Vỏ cây mận có màu nâu đậm, thân cây xù xì và hơi giai góc. Tuỳ thuộc vào từng giống mận khi chín mận sẽ có các màu như: tím, xanh, hồng,.. với nhiều kích thước khác nhau.
Lá mận khá mỏng và có sừng, phiến lá thuôn dài. Độ dài trung bình khoảng 25cm, đối với lá nhỏ khoảng từ 5 đến 12cm. Phần ngọn khá nhọn, phần đuôi hẹp và có hình tròn, hình trái tim vô cùng đẹp mắt. Cuốn lá có chiều dài khoảng từ 4 đến 8mm.
Hoa mận thường mọc thành chùm, mỗi chùm sẽ có khoảng 5 đến 30 bông. Hoa thường mọc ở đỉnh ngọn hoặc ở nách lá. Hoa mận có màu trắng tinh khiết, nhẹ nhàng.
2. Các bước chuẩn bị trước khi trồng mận
Để cách trồng cây mận hiệu quả hơn thì bạn cần làm tốt ở giai đoạn chuẩn bị gồm:
2.1. Chọn giống mận
Mận là loại cây ôn đới, có khả năng chịu lạnh tốt. Tại Việt Nam, cây được trồng phổ biến ở các tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Bắc Kạn,...Nhưng có thể nói, Mộc Châu và Bắc Hà là hai tỉnh ở phía Bắc trồng nhiều mận nhất.
Để phục vụ nhu cầu và khí hậu thích hợp trồng mận ở từng khu vực khác nhau, có nhiều giống mận được lai tạo: điển hình mận Hậu, mận Tam Hoa, mận Tả Hoàng Ly,...Cây cho quả sai, năng suất cao tại các tỉnh miền núi, lại rất dễ trồng và chăm sóc. Nên mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân miền núi.
Chọn giống để trồng mận
Xem thêm:
- Tìm hiểu cách trồng cây bơ nhanh ra quả
- Mách bạn kỹ thuật trồng cây nhãn tại nhà
Các giống mận mà bạn có thể lựa chọn để canh tác:
-
Mận Tam Hoa: xuất xứ từ Trung Quốc, được nhập và trồng phổ biến tại Việt Nam vào những năm 1970. Giống cây này mang lại năng suất cao và năng suất ổn, thích nghi tốt với khí hậu miền núi. Trồng chủ yếu ở các tỉnh Sơn La, Mộc Châu,...Thời gian thu hoạch quả rơi vào tháng 5.
-
Mận thép: đây là giống mận địa phương. Mận thường chín vào tháng 4, quả tương đối nhỏ có vị chua và rất giòn. Vì chín sớm, được bán sớm nên giá thành tương đối cao hơn các loại mận thu hoạch sau.
-
Mận Hậu: thu hoạch quả chín vào tháng 6, nên thường quả bị ruồi đục rất nhiều. Đây là giống mận được trồng phổ biến tại Mù Căng Chải, Sapa, Bắc Hà,....Quả có vị giòn và ngọt, nên được rất nhiều hộ dân lựa chọn để trồng.
Dựa vào điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng mà người trồng có thể lựa chọn các giống cây khác nhau.
2.2. Nhân giống
Theo các chuyên gia khi chọn cách trồng cây mận, nên lựa chọn nhân giống bằng ghép mắt hoặc ghép cành. Thời gian ghép cho mận kéo dài quanh năm, tuy nhiên cần tránh những tháng có nhiều mưa.
Vào tháng 4 hoặc tháng 5 cây nhỏ có thể ghép cành bên. Đến tháng 8 - 9 cây to người trồng có thể ghép mắt. Vào tháng 12 đến 1 có thể ghép nêm. Hơn nữa, nếu chọn cách trồng mận ghép trong vụ Xuân có thể trồng bằng rễ trần khi cây chưa ra lộc con. Ngoài ra vẫn còn cách trồng mận từ việc thực hiện cách ươm hạt mận. Bà con có thể tham khảo thêm.
Chi tiết cách ươm hạt mận:
Mỗi túi bầu sẽ gieo một hạt mận, lấp thêm một lớp đất bột mỏng từ 2 đến 3cm, tưới đẫm, nếu khô thì tưới nước hàng ngày. Hạt mận sẽ mọc sau 20 đến 30 ươm, sau một tháng trồng thì có thể tưới nước phân pha loãng. Cây con đạt 60 đến 70cm có thể đem trồng.
Chọn đất trồng và đào hố trồng mận Bắc
2.3. Chọn đất trồng và đào hố cho cây
Đất trồng là yếu tố không thể thiếu trong cách trồng cây mận, có thể trồng mận trên nhiều loại đất khác nhau. Nhưng để cây phát triển tốt nhất và đạt năng suất cao nên chọn đất giàu hàm lượng chất dinh dưỡng, có độ ẩm nằm ở ven đồi hoặc khe núi.
Hố đào mận sâu 50cm, rộng 50cm là đạt yêu cầu. Để đất mặt riêng để lót xuống đáy hố.
Cần bón lót cho mỗi hố từ 20 đến 30kg phân hữu cơ, kèm theo 0.2 đến 0.5 supe lân và 0.5 đến 1.0 vôi bột. Cần trộn đều liều lượng phân đó cùng với lớp đất mặt rồi đổ xuống đáy của hố. Trước khi trồng cây mận từ 15 đến 30 ngày, cần lấp đất đầy hố. Chờ đến khi thời tiết tốt thì bỏ cây xuống.
Lưu ý, trong lòng cây có nhiều mối hoặc mầm bệnh, cần phải xử lý trước khi trồng cây.
2.4. Mật độ và khoảng cách trồng mận
Để trồng mận đạt hiệu suất cao, cần có khoảng cách trồng hợp lý nhất. Cứ cách 4 - 5m thì trồng một cây. Mật độ cụ thể: 500 cây/ha - 630 cây/ha.
2.5. Thời vụ trồng trồng mận
Với các tỉnh miền núi phía Bắc, cây trồng vào vụ Xuân tháng 2 hoặc tháng 3, lúc mà cây chưa lên lá và lộc non để có tỷ lệ sống sót cao.
Cách trồng cây mận bắc
3. Hướng dẫn cách trồng cây mận
Để cây mận nhanh phát triển và ra trái nhanh bạn cần áp dụng đúng quy trình cách trồng cây mận của VNFarm.
-
Cần có sự chuẩn bị đất trồng, hố và bón lót. Đến khi thời tiết thuận lợi thì đưa cây xuống trồng. Đào lỗ ở giữa hố, đặt cây vào và lấp đất lại. Tiếp đến, dùng rơm, rạ hoặc cỏ khô để tủ vào gốc cây giữ ẩm cho cây. Ở mỗi gốc tưới từ 10 đến 15 lít nước.
-
Sau khoảng 1 đến 2 tháng trồng, cây sẽ bắt đầu bén rễ và đâm chồi xanh. Lúc này có thể dùng nước phân chuồng pha loãng để tưới cây, nhưng tưới cách gốc từ 50 đến 60cm.
Lưu ý: khi bạn trồng bằng cách ghép, thì nên bỏ đi các mầm mọc từ phía dưới của mắt ghép. Nếu để sẽ mọc ra cây đào thóc quả tương đối nhỏ, vì đó là mầm của các gốc ghép.
4. Kỹ thuật chăm sóc cây mận
4.1. Bón phân
-
Chỉ sau một năm trồng mận có thể thu hoạch được quả. Hàng năm có thể bón lượng phân cho một cây tương đương như sau: 30 đến 50kg phân hữu cơ, 300 đến 500 gram supe lân, 100 đến 200 gam kali clorua, 200 đến 300 gam đạm ure.
-
Bón phân thôi là chưa đủ, vào các thời kỳ lúc cây mận ra hoa, kết trái cần tưới lượng nước nhiều hơn để cây có đủ chất dinh dưỡng nuôi quả. Phân bón là yếu tố không thể thiếu trong cách chăm sóc và cách trồng cây mận.
Cắt tỉa và tạo tán cho cây mặn
4.2. Cắt tỉa và tạo hình cho cây
-
Sau mỗi vụ thu hoạch quả xong thì cần loại bỏ đi hết những cành bị sâu bệnh, không có quả, những cành nằm cạnh dưới gốc cây để tạo không gian thông thoáng cho cây, hạn chế bớt đi chỗ ẩn nấp của sâu bệnh. Đây là một trong kỹ thuật trồng cây mận.
-
Quan sát đến lúc mận cao 50 đến 60cm, thực hiện bấm ngọn để cây có thể ra cành cấp 1, chọn từ 3 đến 4 cành xung quanh tán cây. Nuôi đến khi nào cành dài ra 50 đến 60cm thì tiến hành bấm ngọn, để lại từ 2 đến 3 cành cấp hai trên mỗi cành cấp 1.
-
Đến khi cành cấp 2 dài 40 đến 50cm. Thực hiện bấm ngọn để sinh ra cành cấp 3, đây chính là cành tạo quả. Lưu ý không để cành vươn quá dài dẫn đến tranh chấp ánh sáng và nguồn dinh dưỡng.
Phòng trừ bệnh hại trên cây mận
4.3. Phòng sâu bệnh hại
Những loại sâu bệnh hại dễ dàng xuất hiện và thường gặp nhất khi trồng cây mận:
-
Bệnh chảy gôm: Bệnh xuất hiện khi sâu bắt đầu đục thân cây hoặc do các vết thương ở thân và cành. Cách phòng trừ bệnh hiệu quả, khi đốn cành, cây phải dùng sao sắc, cưa để vết thương mau chóng lành lại. Khi cây bị bệnh dùng nước vôi quét trực tiếp lên vết bệnh. Hơn nữa, vào mỗi năm sau khi thu hoạch phải làm vệ sinh gốc cây và quét vôi vào gốc.
-
Bệnh khô cành: Bệnh làm cho cành, lá bị héo. Giảm năng suất và chất lượng quả nặng nề. Nên vệ sinh vườn định kỳ và cắt tỉa để cây trồng được thông thoáng, tránh ủ bệnh.
-
Sâu đục thân, cành: Làm cho cành bị héo lại, quả nhỏ, rụng và làm chết cả cây. Nên cắt bỏ và tiêu hủy triệt để những cành bị héo trong vụ Xuân. Bắt sâu non ra từ những lỗ sâu đục, và dùng thuốc bảo vệ thực vật đổ vào vết đó, phun thuốc Leven để diệt triệt để trứng sâu.
Dưới đây là chi tiết cách chăm sóc và cách trồng cây mặn chi tiết và chính xác nhất được tổng hợp bởi VNFarm. Hy vọng qua đây bạn có thể nắm được cách trồng và các kỹ thuật chăm sóc tốt cho cây. Đừng quên liên hệ với VNFarm nếu bạn có bất kỳ thông tin thắc mắc nào!