Hướng dẫn cách trồng cây hoa sống đời nở hoa quanh năm

08:43:59 26/04/2023

Cây sống đời là loại cây vừa làm cây cảnh cho hoa nở đẹp, vừa là một cây thuốc chữa bệnh phổ biến ở nước ta. Vậy cách trồng cây sống đời có khó không? Hôm nay, VNFarm sẽ bật mí cho bạn cách trồng và chăm sóc loại cây này cực kỳ đơn giản nhé. 

Xem nhanh

1. Cây sống đời là cây gì?


Cây sống đời hay còn gọi là cây lá bỏng, sở dĩ cây có tên như vậy vì nó có tác dụng chữa bỏng. Đây là một loại dược liệu chuyên dùng để điều chế thuốc, lá sống đời có màu sắc tươi đẹp mang nhiều ý nghĩa phong thuỷ tốt đẹp.

2. Các bước chuẩn bị trồng cây sống đời tại nhà

Sống đời là một giống cây hoang dã, có khả năng phát triển tốt trong mọi điều kiện môi trường. Sau đây là một số vật dụng cần chuẩn bị trước khi thực hiện cách trồng cây sống đời như sau:

2.1. Dụng cụ và đất trồng hoa sống đời


Bạn có thể trồng sống đời trong bao tải, bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc trồng ở đất trống trong vườn. Nhưng để đảm bảo tính thẩm mỹ thì nên trồng trong chậu. 

Thực hiện cách trồng cây sống đời trên nền đất tơi xốp, độ thoáng cao, nhiều mùn. Bạn có thể trộn 1 phần đất + 1 phần phân chuồng hoai mục (phân bò) + 7 phần tro trấu hoặc xơ dừa + 1 kg lân + 1kg vôi bột. 

Sau khi trộn giá thể bạn có thể bổ sung thêm chế phẩm nấm Trichoderma và Chaetomium của VB1 Trium để tăng cường hệ vi sinh có lợi trong đất, hạn chế một số bệnh, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.  

2.2. Thời vụ trồng thích hợp trồng sống đời


Xem thêm:

Sống đời là cây dễ trồng có khả năng thích ứng với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Cây có thể chịu được lạnh, nóng tuy nhiên không thích ứng được với ánh sáng trực tiếp có bức xạ quá mạnh. Nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng và phát triển tốt nhất là 20 - 25 độ C. 

Ở Việt Nam, có thể thực hiện cách trồng cây sống đời được ở các tỉnh khác nhau từ Nam ra Bắc.

  • Miền Bắc: Thích hợp trồng vào mùa xuân, mùa thu và mùa đông. Nếu trồng vào mùa hè thì cần có biện pháp che chắn tốt cho cây. 

  • Miền Nam và các tỉnh có khí hậu mát mẻ: Có thể trồng quanh năm. Riêng với các tỉnh miền Nam vào mùa mưa cần lưu ý đến chế độ thoát nước cho cây để tránh bị ngập úng. 

Cây sống đời có thể sinh trưởng và phát triển thân lá trong năm. Nhưng hoa chỉ nở từ tháng 2 đến tháng 5 dương lịch hàng năm. Thời điểm này cũng là dịp Tết Nguyên Đán nên cây rất được ưa chuộng. 

2.3. Chọn giống cây sống đời


Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại cây sống đời như sống đời ta (có bông lồng đèn đỏ), sống đời đỏ (bông nhuyễn, đỏ thẫm, trổ vào dịp Tết), sống đời Đà Lạt (bông trổ lồng đèn, lá lớn), sống đời năm màu (bông nhuyễn, có năm màu trổ vào dịp Tết). Bạn có thể lựa chọn giống theo sở thích của mình. 

3. Phương pháp nhân giống


Có 2 phương pháp nhân giống cho cây là nhân giống vô tính và nhân giống hữu tính.

Nhân giống hữu tính: Thực hiện gieo hạt để hạt nảy mầm. Tuy nhiên, cách nhân giống này cần rất nhiều thời gian và không phổ biến. 

Nhân giống vô tính: Gồm các phương pháp giâm lá, giâm cành, tách cây con. Thông thường sống đời ta và sống đời Đà Lạt nhân giống bằng lá. Sống 5 màu và sống đời đỏ nhân giống bằng cách giâm cành. 

  • Giâm cành: Trồng cây mẹ vào tháng giêng âm lịch, khi cây mẹ có nhiều nhánh, thì tách lá đem đi trồng. Lưu ý không được cắt những cây quá già, cắt những cành có 5 cặp lá. 

  • Giâm lá: Cắt hoặc ngắt lá già từ cây mẹ đã trưởng thành và ra hoa. Ngắt khoảng 2-3 lá trở lên để giâm. 

  • Tách cây con: Trong quá trình sinh trưởng, phát triển cây, ngoài thân chính mọc từ rễ, còn có những cây con. Dùng dao tách cây con và đem trồng.

4. Hướng dẫn cách trồng cây sống đời giúp cây nhanh lớn, nhanh phát triển


Sau khi thực hiện phương pháp nhân giống, bạn đã có được cây con. Bây giờ, VNFarm sẽ hướng dẫn cách trồng hoa sống đời từ cây con nhé! 

  • Cách trồng cây sống đời hiệu quả nhất được nhiều nhà vườn áp dụng là trồng cây sống đời vào chậu hoặc bầu nilon với kích thước 15 x 25cm. 

  • Thời điểm thích hợp nhất để trồng là vào buổi chiều mát. Trước khi trồng cần tưới nước cho ẩm giá thể đã chuẩn bị. 

  • Nhẹ nhàng chuyển cây từ bầu trồng vào chậu, tránh làm vỡ bầu đất làm tổn thương đến bộ rễ có thể làm chết cây. 

  • Sau đó, lấp một lớp giá thể mỏng đến cổ rễ, không nên trồng quá sâu sẽ làm chết cây do thối gốc. Dùng tay ấn nhẹ để cố định lại cây. 

  • Sau khi trồng cần che mát cho cây để cây ổn định từ 5 - 7 ngày, sau khi cây xanh trở lại thì tiếp tục chăm sóc cây. 

5. Chăm sóc cây sống đời sau khi trồng nhanh khoẻ

5.1. Tưới nước cho cây sống đời


Trong suốt quá trình thực hiện cách trồng cây sống đời cần tiến hành kiểm tra độ ẩm của đất thường xuyên. Đất phải đảm bảo độ ẩm 60 - 70% nếu thấy không đủ có thể bổ sung nước ngay vì sống đời rất dễ bị héo. Nếu dư nước cần thực hiện thoát nước để tạo độ thông thoáng cho đất. 

Khi cây còn nhỏ nên tưới nước ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều sớm (tưới trước 9 giờ sáng và trước 16 giờ chiều). Sau khi trồng 3 tháng cây sinh trưởng phát triển mạnh có từ 2 tầng nhánh chỉ cần tưới 1 lần/ngày vào sáng sớm. Khi cây hình thành nụ và hoa cần tưới 2 lần/ngày, không nên tưới trên lá, nụ dễ gây thối lá, rụng và thối nụ hoa.

5.2. Bón phân cho cây hoa sống đời


Sau khi thực hiện cách trồng hoa sống đời khoảng 10-15 ngày thì cây bắt đầu bước vào thời sinh trưởng. Do đó bạn cần bổ sung phân bón hữu cơ hữu cơ dạng nước như đạm cá, seaweed, vitamin B1,… bón định kỳ 12-15 ngày/ lần.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung các loại phân NPK có hàm lượng đạm cao như để cây có điều phát triển thân cành rễ.

Khi cây bắt đầu đẻ nhánh chuẩn bị ra hoa thì trong giai đoạn này bạn nên sử dụng phân bón có hàm lượng lân kali cao như NPK 15-5-20, 15-30-15, 6-30-30,… để cây ra hoa nhiều, to đẹp.

5.3. Cắt tỉa bấm ngọn cho hoa sống đời


Bấm ngọn tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển ra nhiều cành để cho nhiều hoa, tạo dáng cho cây cân đối. Tiến hành bấm ngọn bằng cách ngắt 2 – 3 cm trên đầu ngọn của thân chính. Số lần bấm ngọn trên cây tùy thuộc vào giống. Thông thường bấm ngọn 2 lần.

5.4. Phòng trừ sâu bệnh hại


Khi có mưa nhiều, dẫn đến tình trạng thừa nước gây bệnh thối thân, thối rễ cho cây. Vì vậy,  có thể phun định kỳ từ 7 – 10 ngày/lần. Ưu tiên sử dụng Trium để phòng trừ bệnh cho cây sống đời.

Đối với cách trồng cây sống đời thường gặp một số côn trùng gây hại như rầy mềm, sâu vẽ bùa, bọ trị, sâu ăn lá,... Khi phát hiện bệnh hại hãy phun phòng trừ bệnh bằng Leven, Vansi

Mong rằng với những điều bổ ích về cách trồng cây sống đời trên đây có thể giúp cho bạn trồng thành công những chậu sống đời xinh xắn mang lại nhiều may mắn. Ghé VNFarm thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức về cách trồng các loại hoa bạn nhé! 


Liên hệ