Mách bạn cách chăm sóc cây sống đời mà không phải ai cũng biết

08:58:58 26/04/2023

Chỉ với cái tên cũng nói lên ý nghĩa “cây sống đời”. Khi trồng, cây sống đời mang đến cho gia chủ sự bình an, dồi dào sức khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống. Hơn nữa, cây mang trong mình một sự bền bỉ không bị ảnh hưởng bởi thời gian. Nên việc trồng cây sống đời trở nên phổ biến là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, bạn đã nắm được cách chăm sóc cây sống đời hay chưa?

Xem nhanh

1. Đặc điểm của cây sống đời


Sống đời là loại cây thân thảo và phân nhiều nhánh. Đối với cây trưởng thành có thể đạt độ cao tới 1m. Cây thường nở hoa vào mùa xuân. Nên đây là lý do cây được trồng và trang trí nhiều trong ngày Tết. Quan sát trên thân cây sẽ thấy có màu xanh hoặc màu tím. Hoa có nhiều màu khác nhau như đỏ, trắng, vàng, cam, hồng mọc thành từng cụm với nhau. 

Một số giống hoa sống đời phổ biến hiện nay

  • Hoa sống đời ta ta: hoa lồng đèn đỏ.

  • Hoa sống đời đỏ: hoa có màu đỏ thẫm, tập trung nở trong dịp tết truyền thống.

  • Hoa sống đời Đà Lạt: giống hoa này có lá rất lớn, hoa nở có hình dạng lồng đèn.

  • Hoa sống đời 5 màu: nhiều màu sắc, có bông nhuyễn, hay nở vào dịp tết Nguyên Đán.

2. Một số vấn đề thường gặp khi trồng cây sống đời

2.1. Lý do sống đời không ra hoa? Thời gian ra hoa của cây sống đời?


Hoa sống đời được trồng nhiều ở Việt Nam và thời gian ra hoa của cây sẽ bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 5 của năm sau. Nếu bạn cung cấp đủ nước cho cây nhưng vẫn không thấy sống đời ra hoa thì bón thêm phân lân để thúc đẩy sự phát triển của mầm hoa giúp cây nhanh chóng ra hoa. Trước khi vào mùa hè, nên thay đất để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây.

Ngoài ra, việc cắt tỉa hoa sống đời tròng quá trình trồng cũng rất quan trọng. Bấm ngọn đúng thời điểm để cây nảy mầm và cho ra nhiều nhánh phụ. Khi hoa sống đời có nhiều nhánh thì sẽ ra nhiều hoa hơn. Cần ngắt 2-3cm ngọn của thân cây hoa sống đời chính và thường sẽ bấm ngọn 2 lần. 

Tháng 7 hoặc tháng 8 thời điểm thích hợp để tiến hành cắt tỉa chồi ngọn và tạo dáng hoa sống đời. Lưu ý rằng thời điểm bón phân và thay đất cần được thực hiện đúng lượng và đúng cách để tránh gây hại cho cây. 

Nếu không chắc chắn về kỹ thuật, nên tìm hiểu thêm hoặc nhờ sự trợ giúp của người có kinh nghiệm trong việc trồng và cách chăm sóc cây sống đời.

2.2. Khắc phục cây sống đời bị sâu bệnh tấn công


Tác động môi trường là nguyên nhân chính kiến cây sống đời bị sâu bệnh tấn công. Một số loại sâu bệnh thường thấy ở cây sống đời là sâu ăn lá, sâu vẽ bùa, bọ trĩ. Tiến hành phun thuốc Leven, Vansi để phòng trừ bệnh.

2.3. Cây sống đời bị úa lá, vàng lá thì phải làm sao?


Tiến hành loại bỏ những lá vàng úa và thực hiện cách chăm sóc kỹ hơn. Tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đưa cây vào những nơi có nhiều bóng râm và có ánh sáng nhẹ. Nếu cây có dấu hiệu thiếu nước thì tưới thêm nước cho cây.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc cây sống đời nhanh tốt, nhanh phát triển

Có thể nói, cây sống đời là loại cây vừa dễ trồng lại không tốn quá nhiều công sức để chăm sóc. Chỉ cần đảm bảo các bước dưới đây thì cây sẽ phát triển một cách khỏe mạnh nhất:

3.1. Bước 1


Đặt cây nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Nếu trồng cây sống đời trong nhà, bạn nên đặt cây tại hướng Đông hoặc hướng Tây để cây đón ánh nắng. Không nên để cây trong phòng kín, như vậy cây sẽ khó khăn trong quá trình quang hợp và chết dần. 

Tuy nhiên, bạn không muốn cây phát triển bên trong, có thể để tại nơi có bóng râm nhẹ. 

3.2. Bước 2


Xem thêm:

Giữ ấm cho cây, nhiệt độ được cho là lý tưởng để cây sinh trưởng và phát triển là từ 12.7 cho đến 29 độ C. Người chăm sóc cần cân bằng nhiệt độ này trong lúc trồng. 

3.3. Bước 3


Giữ cho bề mặt cây khô ráo. Sau khi tưới nước vào gốc cây, cần tháo nước để nước rút khỏi chậu. Loại bỏ hết nước đọng lại trong khay hoặc chậu trồng. Tránh trường hợp làm thối và úng cây. 

3.4. Bước 4


Cắt tỉa, độ cao thích hợp cho cây sống đời vào khoảng 7.6cm. Nên sau khi cây đạt quá độ cao cần cắt đi bớt. Tiếp đến những hoa đã sắp tàn cũng nên cắt hết đi để tạo thẩm mỹ và sự thông thoáng cho cây. Nếu làm đúng quy trình như vậy, sau 3 tháng, cây lại ra đợt hoa tiếp theo. 

3.5. Bước 5


Chăm sóc lại cây sau khi đã cắt tỉa. Cắt xong, đặt lại chậu hoa ở những nơi có ánh sáng. Tiếp đến, điều này vô cùng quan trọng cần được chú ý. Không được tưới nước cho cây sống đời trong khoảng một tháng đó. Có thể dùng cách tưới phun sương,

3.6. Bước 6


Cây sống đời cũng cần được bón phân, nếu đất trồng không đủ dinh dưỡng cung cấp cho cây. Sau một thời gian trồng, cây cũng sẽ chết. Bạn có thể sử dụng phân hữu cơ hoặc các loại chế phẩm phân sinh học dành riêng cho cây trồng. Ngoài ra, bạn có thể trộn tro trấu, xơ dừa, vôi bột với đất theo tỷ lệ 1:1:1:1 cây sẽ phát triển tốt hơn nữa. 

Hãy liên hệ VNFarm để được tư vấn và cung cấp những loại phân này. Lưu ý, chỉ bón phân khi đã tưới nước cho cây. Thời gian tốt nhất để bón là sáng sớm hoặc trước 6 giờ tối. Nhưng chỉ nên bón phân mỗi tháng 1 lần. Đến tháng 11 thì dừng lại. 

3.7. Bước 7


Thường xuyên kiểm tra cây sống đời trong quá trình thực hiện cách chăm sóc cây sống đời mini. Để khi có bệnh hại xuất hiện, kịp thời phát hiện và có hướng xử lý đúng. 

4. Công dụng cây sống đời


Ngoài những ý nghĩa tốt đẹp mà cây sống đời mang lại. Thì cây vẫn còn rất nhiều công dụng hữu ích cho cuộc sống và giúp ích rất nhiều cho sức khỏe. Nhiều bài thuốc dân gian được truyền từ xưa đến nay, sống đời chữa bỏng, đắp vết thương, sưng đau, mắt đỏ và cầm máu vô cùng hiệu quả. 

Ngoài ra, còn sử dụng sống đời để chữa viêm ruột, chứng đi tiểu ra máu. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần thông qua bác sĩ, những người đã có kinh nghiệm. Bởi đây đều là những bài thuốc được lưu truyền trong nhân gian.  

Bài viết trên tổng hợp cách chăm sóc cây sống đời. Chắn hẳn bạn đã biết cách chăm cây hoa sống đời nhanh phục hồi và nhanh nở hoa rồi phải không nào? Đừng quên liên hệ VNFarm nếu cây trồng gặp bất cứ vấn đề gì nhé! VNFarm luôn cập nhật tin tức mới nhất về cách trồng và cách chăm sóc các loại hoa.


Liên hệ