Hướng dẫn cách trồng cây đinh lăng nhanh lấy củ

10:34:18 04/05/2023

Đinh lăng được đánh giá là một loài dược liệu quý. Cả thân, lá và củ đều được sử dụng làm thuốc trị bệnh. Loài cây này được nhiều bà con nông dân lựa chọn trồng nhiều do chi phí đầu tư thấp và nhu cầu thị trường lớn. Hãy cùng với VNFarm tìm hiểu về cách trồng cây đinh lăng lấy củ mang lại hiệu quả kinh tế cao qua bài viết dưới đây nhé.

Xem nhanh

1. Sơ lược về cây đinh lăng 

1.1. Cây đinh lăng là cây gì?


Cây đinh lăng có tên khoa học Polyscias Fruticosa, họ ngũ gia bì là loại dược liệu phổ biến. Đinh lăng được ví như nhân sâm của người nghèo vì cây có dụng tốt cho sức khoẻ lại vô cùng dễ trồng, dễ chăm sóc.

1.2. Đặc điểm cây đinh lăng


Đinh lăng là một loài cây có thân nhẵn và thường cao 0,8-1,5m. Ngoài công dụng làm thuốc trong y học cổ truyền, đinh lăng còn được trồng làm cảnh để trang trí không gian sống. Cây có lá kép 3 lần xẻ lông chim, lá thường dai 20-40cm, có răng cưa không đều và có mùi thơm đặc trưng. Hoa mọc thành cụm, mỗi cùm có nhiều hoa nhỏ. Quả có vòi, vỏ dày 1mm và có kích thước trong khoảng 3-4mm.

2. Cây đinh lăng có thể trồng trong nhà không?


Xem thêm:

Đối với cách trồng cây đinh lăng trong nhà, cần chú ý đến một số điều để đảm bảo cây luôn xanh tốt. Cây đinh lăng là giống cây ưa sáng, nên trồng cây ở cửa sổ hướng đông, tây hoặc nam. Hạn chế để gần sát bên cửa sổ để tránh làm cho cây bị cháy nắng.

Để đảm bảo cây có đủ ánh sáng, có thể sử dụng đèn phun nước hoặc đèn LED để tạo ánh sáng cho cây. Trong quá trình chăm sóc, cần chú ý để cây linh lăng hết nước rồi mới tưới và không tưới nước quá thường xuyên để tránh làm cho cây bị ngập úng.

Trong khi trồng cây đinh lăng trong nhà, cần đảm bảo độ ẩm của không khí phù hợp. Cây đinh lăng thích không khí ẩm, nên có thể sử dụng thêm máy phun sương để tăng độ ẩm trong phòng. Tránh để cây quá gần nguồn nhiệt hoặc lò sưởi để tránh làm cho cây bị khô.

3. Các bước chuẩn bị thực hiện cách trồng cây đinh lăng

Đối với cách trồng đinh lăng củ nhanh to thì công đoạn chuẩn bị là quan trọng nhất, chi tiết công đoạn chuẩn bị như sau:

3.1. Chuẩn bị đất trồng đinh lăng


Cây đinh lăng không kén đất trồng, đất trồng cây chỉ cần đảm bảo độ thông thoáng và không bị ngập úng. Có thể đào hố và trồng trực tiếp cây đinh lăng ở những vùng đồi núi. Còn ở những nơi đất bằng phẳng, cần phải lên luống và tạo mô đất cao để giúp cây đinh lăng không bị ngập úng. 

Trước 15 ngày trồng đinh lăng, bạn nên tiến hành xử lý đất. Dọn sạch cỏ, đảm bảo độ tơi xốp đồng đều và phơi ải để tiêu diệt các loài sâu bệnh trong đất có thể gây hại cây đinh lăng. 

Đối với đất ở vùng đồng bằng, lên luống cao 25-35cm, rộng 50cm. Đối với đất đồi, không cần phải lên luống và đất trồng dễ thoát nước. Trong quá trình xử lý đất, kết hợp sử dụng NPK chuyên dùng để bón lót cho đất.

3.2. Chọn giống cây đinh lăng


Cây đinh lăng có hai loại đó chính là cây đinh lăng nếp và đinh lăng tẻ.

  • Đinh lăng nếp: lá xoăn và có kích thước nhỏ, thân nhẵn, rễ nhiều, mềm, củ to. Giống đinh lăng này cho chất lượng tốt và năng suất cao. Bà con nên chọn loại này để trồng. Khi chọn giống, nên chọn cành bánh tẻ hoặc ngọn cây có màu nâu nhạt. Dùng dao sắc chặt ra thành từng đoạn 25-30cm. Không nên trồng bằng cả cành dài vì sẽ lãng phí giống và rất khó chăm sóc.

  • Đinh lăng tẻ: lá to, thân xù xì có màu nâu nhạt, rễ ít và cứng. Giống đinh lăng này cho năng suất thấp hơn. Do đó không nên trồng loại này.

3.3. Thời vụ và mật độ trồng cây đinh lăng


Bà con có thể thực hiện cách trồng đinh lăng lấy củ vào bất cứ thời gian nào trong năm. Do đây là loại cây có sức sống cao, chịu hạn tốt và có thể sinh trưởng trong môi trường bị hạn chế ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, khi bà con trồng đinh lăng để kinh doanh thì nên lựa chọn thời điểm thích hợp để cây đinh lăng sinh trưởng tốt và tiết kiệm được công chăm sóc. Đầu mùa mưa, vào khoảng tháng 4 - tháng 5 dương lịch là thời điểm thích hợp nhất để trồng đinh lăng.

Mật độ trồng đinh lăng: 40000 - 50000 cây/ha. Trồng các cây cách nhau 40x50cm hoặc 50x50cm.

3.4. Các bước trồng cây đinh lăng


Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả các nguyên liệu cần thiết, bà con tiến hành cách trồng cây đinh lăng theo các bước sau:

Bước 1: Sau khi lựa chọn xong các bầu cây đinh lăng giống đáp ứng đủ tiêu chuẩn của một cây giống, sử dụng dao sắc rạch bỏ lớp nilon bầu đất. Khi rạch, phải nhẹ tay để tránh làm vỡ bầu đất và đứt rễ cây. 

Bước 2: Đặt cây con vào giữa hố đất đã đào sẵn. Bề mặt bầu đất phải ngang với bề mặt luống. Sau đó lấp đất lại và tạo thành các mô cao, có độ dốc để tránh tình trạng cây bị ngập nước.

Bước 3: Tiến hành tưới nước để kích thích cây con bén rễ ngay sau khi trồng xong. Vào sáng sớm hoặc chiều mát là thời điểm thích hợp nhất để trồng cây đinh lăng. Không nên trồng khi trời nắng hoặc mưa nhiều. 

4. Hướng dẫn cách chăm sóc cây đinh lăng lấy củ

Thực hiện cách trồng cây đinh lăng đúng kỹ thuật thì giai đoạn chăm sóc cây sẽ đơn giản hơn rất nhiều, chi tiết cách chăm sóc đinh lăng lấy củ sau khi trồng như sau:

4.1. Tưới nước cho cây đinh lăng


Phải thường xuyên tưới đủ nước để cây đinh lăng nhanh bám đất sau khi trồng. Mỗi lần tưới, bà con không nên tưới quá đẫm, chỉ cần tưới đủ ẩm cho đất. 

Khi cây đã lớn, rễ phát triển đầy đủ thì nên điều chỉnh lượng nước tưới tùy vào tình hình sinh trưởng của cây. Nếu mưa lớn, gây ngập úng thì phải nhanh chóng tháo cạn nước. Chỉ nên tưới một lượng nước vừa đủ, không được để đọng quá nhiều nước, dễ bị nấm tấn công gây bệnh.

4.2. Bón phân cho đinh lăng


Tùy vào điều kiện sinh trưởng của cây đinh lăng nên tiến hành bón thúc để kích thích sự sinh trưởng của cây. 

  • Năm đầu tiên khi tiến hành cách trồng đinh lăng lấy củ, bón thúc 2-3 lần, mỗi lần bón 80kg đạm ure trên mỗi hecta đất. 

  • Năm thứ 2 thực hiện cách trồng đinh lăng củ nhanh to, tiến hành bón thúc cho cây đinh lăng thêm 1 lần nữa. Kết hợp với cắt tả cành để cây nhanh mọc cành và lá mới. 

Ngoài ra, để tăng thêm độ tơi xốp cho đất, bà con nên sử dụng phân chuồng để bón mỗi năm.

4.3. Làm sạch cỏ dại trên đất trồng cây đinh lăng


Định kỳ 2-3 tháng, tiến hành làm sạch cỏ dại 1 lần. Phải đảm bảo đất trồng đinh lăng luôn sạch cỏ để giảm thiểu sự cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng. Làm cỏ cũng là một cách tuyệt vời hạn chế sự tấn công của sâu hại ẩn nấp trong đất gây hại cây đinh lăng.

4.4. Kỹ thuật cắt tỉa trong quá trình phát triển của cây đinh lăng 


Khi cây đinh lăng đạt chiều cao 60-80cm, tiến hành hãm ngọn 1 lần. Khi cắt tỉa nên sử dụng các bộ dụng cụ cắt ghép chuyên dụng để tránh làm tổn thương cây đinh lăng. Cắt bỏ phần ngọn và để lại thân cao một khoảng 20-25cm. 

Tiến hành hãm đọt lần 2 vào cuối năm thứ 2. Đợt cắt tỉa này cần được thực hiện trước đợt bón thúc. Lần này, bà con nên nuôi lại 2-3 chồi non mọc lại. 

4.5. Kiểm soát côn trùng gây hại


Ngoài chia sẻ về cách trồng cây đinh lăng củ nhanh to, chúng tôi còn muốn chia sẻ với bà con cách để kiểm soát tốt sự tấn công của côn trùng gây hại đinh lăng. Nếu cây đinh lăng xuất hiện sâu xám, rệp sáp, sâu ăn lá, rầy và nấm bệnh thì bà con phải sử dụng các loại thuốc đặc trị để phun trừ.

Từ năm thứ 2 trở về sau, cây ít bị các loài sâu hại tấn công. Cây đinh lăng trong giai đoạn này thường bị chuột cắn rễ, do đó bà con cần có biện pháp diệt chuột hiệu quả. 

Phòng trừ bệnh hại trên cây đinh lăng

  • Đối với sâu xám, sâu ăn lá trên cây đinh lăng có thể phun phòng bệnh bằng sản phẩm Leven.

  • Đối với rầy, rệp thì ưu tiên sử dụng Vansi để phòng trừ bệnh.

  • Sử dụng Venri để phòng trừ các bệnh do nấm và vi khuẩn gây hại trên cây đinh lăng.

4.6. Thu hoạch đinh lăng


Chỉ cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây đinh lăng mà chúng tôi chia sẻ. Bà con có thể dễ dàng thu hoạch được củ đinh lăng có chất lượng và sản lượng cao. Có thể thu hoạch củ đinh lăng sau 3 năm gieo trồng và chăm sóc. Nếu muốn thu hoạch củ đinh lăng cho giá trị kinh tế cao, thì nên để củ lên đến 5-7 năm rồi thu hoạch. Lúc này củ sẽ to và chứa nhiều hoạt chất quý hơn. 

Củ đinh lăng sau khi đào cần phải rửa sạch, cắt bỏ rễ nhỏ và để lại rễ lớn. Cách bảo quản củ đinh lăng tốt nhất là thái lát mỏng và sấy khô.

VNFarm đã chia sẻ với các bạn cách trồng cây đinh lăng lấy củ từ chọn giống, ươm cây, cách trồng và cách chăm sóc. Có thể thấy, cây đinh lăng là loại cây dễ trồng và có khả năng thích nghi tốt trong mọi môi trường sống. Chỉ cần nắm vững những thông tin trong bài viết, bà con có thể thu được hiệu quả cao khi trồng cây đinh lăng.

Bà con có thể xem thêm nhiều thông tin hay liên đến cách trồng và chăm sóc cây cảnh tại website VNFarm.


Liên hệ