Hướng dẫn cách trồng cây đậu xanh đúng kỹ thuật

07:45:04 29/03/2023

Ở nước ta, đậu xanh được xem là một loại cây quen thuộc. Đậu xanh có đặc tính rất dễ trồng và thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Nên cách trồng cây đậu xanh đúng kỹ thuật được nhiều người quan tâm hơn. Bài viết này, VNFarm sẽ hướng dẫn bạn cách trồng hạt đậu xanh đơn giản tại nhà cho năng suất cao.

Xem nhanh

1. Tìm hiểu đôi nét về cây đậu xanh

1.1. Đậu xanh là gì?


Đậu xanh là gì?

Đậu xanh hay còn được gọi đỗ xanh, có tên khoa học là Vigna radiata. Cây đậu xanh thuộc cây thân thảo, chiều cao trung bình khoảng 50cm, lá có lông ở 2 mặt, hoa mọc ở nách lá và có màu xanh lục.

1.2. Đặc điểm của cây đậu xanh

Đậu xanh là loại cây rất phổ biến ở Việt Nam thuộc loại cây họ đậu. Cây đậu xanh khá thấp, thân phủ đầu lông, thường có màu xanh hoặc tím tùy vào từng loại giống. Lá đậu xanh mọc kép và có lông ở cả hai mặt. Khi nở hoa đậu xanh có màu vàng nằm ở kẽ lá. Quả đậu xanh khi còn non có màu xanh, có lông. Vỏ những loại quả non có khả năng quang hợp. Trong quá trình sinh trưởng, vỏ quả đậu xanh sẽ khô dần và chuyển sang màu nâu khi chín. 

1.3. Tác dụng của cây đậu xanh


Công dụng của cây đậu xanh

Xem thêm:

Đậu xanh là loại hạt chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe chúng ta. Đậu xanh rất tốt cho sức khỏe của mắt, tóc, gan và móng. Nhờ có vị ngọt và tính hàn mà hạt đậu xanh giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc, mát gan, hạ huyết áp và còn đem lại nhiều lợi ích khác như:

  • Trị say nắng, nổi nhọt, đậu mùa;

  • Chống tình trạng xơ cứng động mạch;

  • Tăng cường lưu thông máu;

  • Giải rượu,...

Nhờ những công dụng thần kỳ đó mà quả đậu xanh được dùng rất nhiều trong chế biến thực phẩm: nấu chè, làm bánh,... 

2. Cần chuẩn bị những gì khi tiến hành kỹ thuật trồng đậu xanh?

2.1. Chuẩn bị đất trồng

Đậu xanh rất dễ trồng và không kén đất. Cây đậu xanh có thể sinh trưởng trên những vùng thổ nhưỡng khác nhau. Tuy nhiên, nếu được trồng trên đất cát pha màu mỡ, đất rừng mới khai phá hoặc đất phù sa xốp thì cây sẽ cho năng suất cao hơn. 

  • Đối với đất chua: Dùng vôi để khử chua trước khi gieo trồng. 

  • Đối với đất sét: Rải lên mặt đất một lớp phân bón dày khoảng 5cm. Cũng có thể lựa chọn các nguyên liệu hữu cơ như rơm rạ, mùn cưa để xử lý đất trước khi gieo trồng. 

  • Đối với các loại đất khác: Tiến hành xử lý đất theo cách tương tự. Chúng tôi rất khuyến khích bà con sử dụng các nguyên liệu hữu cơ trong gieo trồng.

Khi tiến hành xử lý đất trồng cần lưu ý dọn cỏ và dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ, phá hủy môi trường mà các vi sinh vật gây hại phát triển. Có thể, đất trồng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kỹ thuật trồng đậu xanh.

2.2. Chọn hạt giống đậu xanh

Ngoài ra cách trồng cây đậu xanh phụ thuộc rất nhiều vào giống. Khi lựa chọn giống cần đảm bảo cây khỏe mạnh, chắc hạt và không có sâu bệnh. Đậu xanh có 2 loại giống là đậu cực và đậu bụi. Đậu bụi được khuyến khích trồng nhiều hơn đậu cực vì loại này dễ trồng và dễ chăm sóc hơn. Tùy vào điều kiện đất đai cũng như nhu cầu mà bà con nông dân nên lựa chọn loại giống cho phù hợp.

2.3. Thời vụ trồng đậu xanh

Đậu xanh là loại cây trồng thích hợp với đặc tính khí hậu nước ta. Có thể trồng đậu xanh ở tất cả các thời điểm trong năm. Tuy nhiên, tùy vào đặc điểm đất và điều kiện môi trường mà người nông dân nên lựa chọn thời gian trồng cho phù hợp:

  • Gieo hạt vào đầu mùa mưa với những vùng đất cao ráo, đất đỏ Cao Nguyên, đất cát pha miền Đông và miền Trung;

  • Gieo hạt vào cuối màu mưa với những vùng đất thấp miền Đông, đất phù sa và đất đen;

3. Hướng dẫn cách trồng cây đậu xanh đúng kỹ thuật

Các bước hướng dẫn cách trồng hạt đậu xanh như sau:

Bước 1: Chuẩn bị sẵn đường rãnh và gieo hạt đậu xanh xuống. Khi gieo cần lưu ý để các hạt đậu xanh cách nhau 10cm. Mỗi lỗ nên gieo 2 - 3 hạt;

Bước 2: Sau khi gieo lấy đất phủ lên hạt giống một lớp mỏng khoảng 1cm. Nếu phủ đất quá dày sẽ làm cho hạt khó nảy mầm hơn;

Bước 3: Tiến hành loại bỏ những cây xấu và kém phát triển. Khi quan sát thấy cây cao lên được khoảng 8cm. Việc này giúp những cây đậu xanh con còn lại phát triển dễ dàng hơn;

Bước 4: Tiến hành tưới nước để cây tiếp tục sinh trưởng và phát triển.

Dưới đây là cách trồng cây đậu xanh đơn giản tại nhà mà bạn có thể tham khảo để thực hiện theo.

4. Hướng dẫn cách chăm sóc cây đậu xanh

Thực hiện đúng cách trồng cây đậu xanh nhưng lại không chăm sóc tốt cũng làm giảm năng suất của cây. Vậy chăm sóc đậu xanh như thế nào là đúng kỹ thuật? Thì hãy cùng VNFarm tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây nhé!

4.1. Tưới nước cho cây đậu xanh

Nếu trồng đậu xanh trong vườn, chỉ cần tưới nước vào mỗi buổi sáng. Không tưới nước cho cây vào những ngày mưa hoặc nhiều mây. Không được tưới cây đậu xanh vào buổi trưa vì nắng nóng sẽ dẫn đến hiện tượng nước bốc hơi, làm cây héo nhanh hơn.

Những cây đậu xanh trong vườn nhà bạn sẽ tốt hơn nếu được tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt hoặc vòi tưới. 

Lượng nước tưới phải điều chỉnh tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Trong giai đoạn cây đậu xanh ra hoa kết quả nếu tưới quá nhiều sẽ làm hoa và quả bị rụng. Do đó, tưới nước cũng là một yếu tố rất quan trọng mà người làm vườn cần lưu ý. Cố gắng duy trì cho đất độ ẩm nhất định. Nếu thấy đất quá khô phải tưới nước ngay lập tức.

4.2. Bón phân cho cây đậu xanh

Có thể thấy cách trồng cây đậu xanh rất đơn giản và loại cây này rất dễ chăm sóc. Nhưng muốn cây cho năng suất cao nên chú trọng đến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho cây:

  • Trước khi gieo hạt nên bón vào đất phân NPK 10-20-10 một lượng vừa đủ để cây cho năng suất cao hơn khi thu hoạch. Loại phân bón này rất tốt trong việc tạo ra cây trồng có năng suất mạnh. 

  • Tuy nhiên không nên sử dụng phân bón có quá nhiều nitơ, điều này sẽ làm cho cây ít đậu quả nhưng lá phát triển rất tốt.

4.3. Kiểm soát côn trùng gây hại


Sâu bệnh hại thường thấy trên cây đậu xanh

Giải quyết các vấn đề sâu bệnh luôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu trong quá trình thực hiện cách trồng cây đậu xanh. Đậu xanh là loại cây rất thích hợp để các loài côn trùng gây hại phát triển và gây bệnh. Các loài gây hại này làm cho cây đậu xanh không hấp thụ được chất dinh dưỡng, dần suy yếu và cho năng suất kém. 

Đậu xanh có đến 2 loại bệnh, nhưng trong bài viết này, chúng tôi chỉ chia sẻ đến các bạn các loại bệnh điển hình:

  • Bệnh khảm vàng: Những cây bị bệnh ít ra hoa, ít đậu quả, số lượng và kích thước hạt đậu xanh rất kém. Nếu cây bị nhiễm bệnh trước 7 tuần tuổi thì năng suất giảm 70%, sau 8 tuần tuổi sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều.

Biện pháp phòng chống bệnh khảm vàng: Trồng xen canh các giống có khả năng kháng bệnh. Nếu thấy có cây bị nhiễm bệnh phải loại trừ và tiến hành phun Tabi cho cả ruộng đậu xanh.

  • Bệnh đốm lá: Khi cây đậu xanh bắt đầu ra nụ, nấm Sercostora sẽ xuất hiện và tấn công toàn bộ cây. Bệnh này có thể làm giảm đi 40% năng suất cho trái của cây đậu xanh. 

Biện pháp phòng chống bệnh đốm lá: Có thể sử dụng Trium để phun cho cây sau khi gieo trồng được 20 ngày.

  • Dòi đục thân: Bệnh này thường gặp khi cây còn nhỏ.

Biện pháp phòng bệnh dòi đục thân: Tiến hành phun phòng bằng thuốc Leven. Chú ý tiêu diệt các loại ruồi đẻ trứng trên cây non.

5. Thu hoạch cây đậu xanh


Sau 50 ngày trồng có thể tiến hành thu hoạch hạt đậu xanh

Sau khi trồng được 50 ngày có thể tiến hành thu hoạch. Khi thấy vỏ đậu chín và chuyển sang màu vàng là có thế bắt đầu hái. Cách 2 đến 3 ngày hái 1 lần cho đến khi cây hết trái chín là được. Đem đậu xanh phơi khô sẽ giúp cho việc tách vỏ được dễ dàng hơn. 

Có thể nói quá trình thu hoạch hạt đậu xanh là giai đoạn hào hứng và phấn khởi nhất trong quá trình thực hiện cách trồng cây đậu xanh tại nhà.

Qua bài viết cách trồng cây đậu xanh đạt năng suất cao, VNFarm mong muốn gửi đến quý bà con những thông tin hữu ích cho ruộng đậu xanh ở nhà. Trồng đậu xanh không quá khó nhưng nên có các biện pháp gieo trồng và cách chăm sóc hợp lý để đem lại năng suất cao. 


Liên hệ