Quy trình kỹ thuật trồng lúa cho năng suất cao

08:17:50 29/03/2023

Lúa nước đã trở thành loại cây trồng truyền thống lâu đời tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới như Thái Lan. Nền nông nghiệp chiếm ưu thế trên thị trường hiện nay, một phần cũng do loại cây trồng chủ lực này. Nhưng kỹ thuật trồng lúa như thế nào để cho năng suất cao? Điều này sẽ được bật mí ở bài viết dưới đây của VNFarm.

Xem nhanh

1. Đôi nét về cây lúa

1.1. Cây lúa là cây gì?


Cây lúa là cây gì?

Cây lúa có tên khoa học là Oryza sativa, thuộc họ Hoà Thảo. Lúa là cây thân thảo ngắn ngày. Hiện tại, lúa được trồng phổ biến ở khu vực đồng bằng Việt Nam, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

Nguồn gốc của cây lúa vô cùng thú vị. Cụ thể như sau, từ lâu về trước thì có những hạt lúa trôi dạt theo dòng nước mà chảy vào những khu đất phù sa bên ven sống. Những cây dại này cho ra rất nhiều hạt và từ đó người ta đã đem về giã dập vỏ để ra những hạt trắng. Đem đi nấu ăn thì thấy rất chắc bụng và cung cấp đủ năng lượng cho một ngày làm việc. Giờ đây, lúa được trồng phổ biến tại các quốc gia trên thế giới. 

1.2. Đặc điểm cây lúa


Đặc điểm nhận biết của cây lúa

  • Có thể nói cây lúa sống chủ yếu phụ thuộc vào nước, nên đây cũng là lý do cây lúa nước ra đời. Nếu không có đủ mực nước cần thiết, cây lúa nước sẽ không thể sống được. 

  • Lúa được xếp vào cây có một lá mầm và rễ chùm.

  • Thân cây thường có chiều cao từ 60 đến 80cm, chiều rộng từ 2 - 3 cm. Lúa thân thường mọc thẳng và nói với nhau thành nhiều đốt. 

  • Nhìn từ bên ngoài, lúa có hình dạng như lưỡi mác, dài từ 20 đến 40 cm. Các gân lá song song với nhau, chiều rộng khoảng 1 đến 2cm. Phần rễ chùm của lúa rất ưa nước. 

  • Phần ngọn của lúa là nơi giúp lúa trổ bông và ra hạt. 

Ngày nay, vì sự phát triển của khoa học mà lúa được lai tạo nhiều giống khác nhau phục vụ nhu cầu của nhiều người tiêu dùng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về cách trồng lúa ngay trong nội dung tiếp theo!

2. Thời vụ trồng lúa trong năm tại Việt Nam


Thời điểm thích hợp để trồng lúa

Điều kiện thời tiết các vùng miền Việt Nam khác nhau nên sẽ có thời vụ trồng lúa khác nhau. Điểm hình, tại miền Nam và Trung khí hậu tương đối thuận lợi để trồng lúa nước, nên ngoài 2 vụ chính thì vẫn có thêm vụ hè thu. Tại một số vùng miền Tây Nam Bộ có thể trồng thêm vụ thu đông đối với các giống lúa ngắn ngày. 

Nhưng ở miền Bắc, khí hậu chia làm 4 mùa rõ rệt nên thường chỉ trồng vào hai vụ chính là đông xuân và vụ mùa. 

Do đó, tùy vào thổ nhưỡng, khí hậu nơi bà con sống mà lựa chọn thời vụ trồng cũng như giống lúa thích hợp. 

3. Quy trình trồng lúa đúng kỹ thuật

Quy trình trồng lúa cần đảm bảo thực hiện theo các bước sau đây:

3.1. Xử lý hạt giống


Cách xử lý hạt giống để chuẩn bị trồng lúa

Để tỉ lệ hạt giống nảy mầm cao, nên xử lý qua hạt giống trước khi thực hiện kỹ thuật trồng lúa. Ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 15 phút, sau đó bà con vớt bỏ hết những hạt lép nổi phía trên mặt nước. Rồi đem đi rửa sạch. 

Tiếp đến là đem ngâm hạt giống với nước sạch trong khoảng từ 24 cho đến 36 tiếng đối với những giống lúa thuần. Còn giống lúa đã lai tạo thì ngâm từ 8 đến 12 giờ, sau đó vớt ra đem đi ủ. 

Chú ý, ủ trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm vừa phải, không quá cao cũng không quá thấp. Khi nảy mầm dài bằng ½ hạt thì tiếp tục đem đi gieo mạ.  

3.2. Chuẩn bị đất trồng lúa

Trong kỹ thuật trồng lúa thì quy trình xử lý đất có thể nói rất quan trọng. Bà con cần cày xới kỹ đất. Sau khi thu hoạch lúa từ vụ trước thì tiến hành thực hiện việc này càng sớm càng tốt. 

Tuy nhiên, cần dựa vào địa hình, thổ nhưỡng và cả chân đất mà lựa chọn là nên làm đất dầm hay ruộng làm ải. Vào giữa đợt thì nên cày đảo ải lại và tiến hành đổ ải từ 5 đến 7 ngày trước khi cấy. 

Mục đích của việc làm ải là hỗ trợ giải phóng các chất dinh dưỡng có trong đất. Đồng thời giảm thiểu được các độc tố gây hại, mầm bệnh còn tồn đọng trong đất gây hại cho các loại sâu bệnh. Đất trồng lúa phải được cày thật sâu, đồng thời mặt ruộng cần độ bằng phẳng để dễ cấy và điều tiết được lượng nước. 

Đất trước lúc cấy phải nhổ sạch toàn bộ gốc rạ, cỏ dại mọc trong đất để cây lúa được sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất mà không bị tranh giành chất dinh dưỡng. Bạn có thể sử dụng Dori để tiêu diệt lúa ma trước khi thực hiện kỹ thuật trồng lúa.

3.3. Chọn giống lúa phù hợp

Giống lúa sẽ góp phần quyết định năng suất cũng như chất lượng hạt gạo. Bà con cần lựa chọn giống lúa sạch bệnh, có năng suất và chất lượng cao. Bên cạnh đó, giống lúa cần đảm bảo là phải phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng tại địa phương, có khả năng chống chịu lại các loại sâu bệnh hại. 

Một số giống lúa cho năng suất cao, chống lại được các loại đạo ôn, bạc lá phù hợp với nhiều loại đất như ST5, Phúc Thái 168, Bắc Thơm 7, Gạo Một Bụi,...

3.4. Sạ lúa và cấy lúa

Từng vùng miền sẽ có cách sạ và cấy lúa khác nhau. Cụ thể: 

3.4.1. Miền Nam 

Số lượng giống lúa cần gieo: từ 120 - 180 kh/ha

Sử dụng phương pháp sạ theo hàng: mỗi hàng cách nhau 20cm. 

3.4.2. Miền Bắc

Số lượng giống gieo: 30kg/ha

Khoảng cách cấy lúa: 20cm x 12 - 14cm. Trung bình khoảng cách từ 35 đến 45 bụi/m2

4. Quy trình bón phân cho lúa

Bón lót, bón thúc đóng vai trò quan trọng trong kỹ thuật trồng lúa, nó quyết định trực tiếp đến sự sinh trưởng của cây.

4.1. Bón lót cho cây lúa

Cần bón lượng phân đầy đủ, cung cấp chất dinh dưỡng cho đất trước khi cấy và gieo sạ. Trong lúc làm đất thì bà con nên bón lót, sau khi đã bón và cày bừa xong thì phân cũng đã hòa vào đất. 

Liều lượng phân cho 1000m2 là phù hợp cho 3 sào (tính theo sào Bắc Bộ). 

  • Từ 600 đến 900 kg phân chuồng ủ. 

  • 5 đến 6 kg kali

  • 30 đến 45 kg phân lân. 

4.2. Bón thúc cho cây lúa

Vào từng thời kỳ sinh trưởng của cây lúa sẽ tiến hành bón thúc để cung cấp lượng dinh dưỡng đầy đủ cho cây lúa, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất. 

Đợt 1: Bón phân khi đã cấy từ 7 đến 10 ngày

Lượng phân phù hợp cho 1000m2 ruộng:

  • 25 - 30 kg đạm urê

  • 6 đến 7 kg kali

Đợt 2: Bón đợt 2 sau khi cấy từ 20 đến 25 ngày

Liều lượng phân bón phù hợp cho 1000m2 ruộng: 

  • 20 đến 25kg đạm urê

  • 6 đến 7kg kali

Bón phân đón đòng

Sau khi cấy từ 45 cho đến 50 ngày, bà con cần quan sát màu sắc của lá lúa mà đánh giá xem cây lúa đang thừa hay thiếu đạm, để bổ sung kịp thời cho cây lúa. 

5. Quản lý lượng nước cho cây lúa

Ở từng giai đoạn trồng lúa thì cung cấp lượng nước khác nhau. Nếu không cung cấp đầy đủ nước trong quá trình thực hiện cách trồng lúa thì lúa sẽ thiếu nước và chết đi.

5.1. Giai đoạn cây con

Trước khi gieo sạ thì xả hết nước, giữ cho ruộng trong tình trạng khô trong khoảng 3 ngày sau khi gieo sạ. Đến ngày thứ 4 thì cho nước vào lánh mặt ruộng rồi rút cạn. Chỉ cần đảm bảo đủ độ ẩm trên mặt ruộng. 

5.2. Giai đoạn sinh trưởng

Giữ nước trong ruộng sao cho cách mặt từ 5 đến 7 cm. Lúc này là khoảng 30 đến 35 ngày sau khi cấy cần tháo nước cho đất nứt nẻ, để lá lúa chuyển sang màu hơi vàng rồi thêm nước mới vào. 

5.3. Giai đoạn lúa đã thực sự sinh trưởng

Cần giữ nước sao cho cách mặt ruộng từ 3 đến 5 cm. 

5.4. Giai đoạn lúa chín

Giữ nước cách mặt ruộng từ 2 đến 3 cm đến giai đoạn chín vàng khoảng từ 7 đến 10 ngày trước khi thu hoạch để rút cạn nước ruộng. 

Nước đóng vai trò thiết yếu trong kỹ thuật trồng lúa.

6. Phòng trừ bệnh hại cho ruộng lúa 


Phòng trừ bệnh trên cây lúa

Xem thêm:

Nên áp dụng các biện pháp để kiểm soát tình hình dịch bệnh trên ruộng đồng: duy trì, bảo vệ và thường xuyên vệ sinh đồng ruộng. Không nên bắt các loại sinh vật có lợi như nhện, ếch, bọ nước, ong vò vẽ,... Khi thấy trên đồng ruộng xuất hiện nhiều các loại thiên địch này thì hạn chế phun các loại thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến môi trường và cây trồng

Nếu có thể hãy trồng cúc xung quanh bờ ruộng, tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc, đúng cách. 

Gieo lúa đúng thời vụ, bón phân không mất cân bằng, khi cây đã bị bệnh thì ngừng cung cấp đạm. Khi cây đã dần phục hồi thì tiến hành bón phân NPK, chọn các loại giống kháng bệnh. 

7. Thu hoạch lúa

Khi lúa trỗ được 28 đến 32 ngày hoặc quan sát được 85 đến 90% số hạt trên bông đã chín thì bắt đầu thu hoạch. 

Chắc hẳn bạn đã nắm rõ quy trình kỹ thuật trồng lúa ở bài viết này. Hy vọng qua đây bà con sẽ chăm sóc tốt ruộng lúa và có một mùa vụ năng suất. Đừng quên liên hệ VNFarm nếu gặp bất cứ vấn đề gì về cây trồng bà con nhé!


Liên hệ