Hướng dẫn cách trồng cải thảo cho năng suất cao

09:49:32 05/05/2023

Cải thảo đã không còn xa lạ đối với gia đình Việt. Cải có vị ngọt, được sử dụng để chế biến đa dạng món ăn. Việc sở hữu cho mình vườn cải thảo tại nhà không còn khó khăn với cách trồng cải thảo mà VNFarm cung cấp trong bài viết dưới đây!

Xem nhanh

1. Giới thiệu cải thảo


Bắp cải thảo hay còn được gọi là cải bao, cải cuốn, cải bắp tây, có pháp danh khoa học là Brassica rapa subsp. pekinensis. Đây là loại thực vật thuộc họ cải, có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Cải thảo được sử dụng trong các món ăn ở khu vực Đông Nam Á và Đông Á. Nó được trồng nhiều ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam..

Cải thảo có vẻ ngoài khá giống với cải bắp, với phần lá bên ngoài màu xanh đậm, còn lá non ở bên trong có màu xanh nhạt. Phần cuống lá của cải thảo có màu trắng. Tại Hàn Quốc, cải thảo nguyên liệu chính dùng để làm món kim chi trứ danh. 

Vậy cách trồng cải thảo có khó không? Thời gian thu hoạch cải thảo? Tất cả thông tin sẽ được VNFarm bật mí nhanh ở bài viết bên dưới đây.                                                                                                                                                                                     

2. Hướng dẫn cách trồng cải thảo cho năng suất cao

2.1. Thời vụ trồng cải thảo


Thời điểm thích hợp thực hiện cách trồng cải thảo là từ tháng 7 cho đến tháng 4 của năm sau đó. Vụ chính bắt đầu từ 8 cho đến tháng 10, vì vào thời điểm này thời tiết không quá nóng cũng không có mưa quá nhiều.

2.2. Chuẩn bị hạt giống để trồng cải thảo


Hạt giống cải thảo nên ưu tiên mua tại những cửa hàng uy tín, chất lượng. Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, để tránh những hạt bị nhiễm bệnh. Từ đó, tỷ lệ hạt nảy mầm sẽ cao hơn. 

Nên xử lý qua nước ấm trước khi gieo. Ngâm hạt trong nước ấm 50 độ khoảng 30 phút. Hành động này nhằm mục đích diệt sạch nấm bệnh, kích thích quá trình nảy mầm nhanh hơn. Khi ngâm xong thì vớt hạt để ráo và mang đi gieo.

2.3. Chuẩn bị đất trồng cải thảo


  • Chuẩn bị đất trồng trong chậu: Trước khi gieo hạt giống khoảng 1 tuần. Cần trộn hỗn hợp đất cùng xơ dừa, phân trùn quế, trấu hun. Sau đó tiến hành phơi đất từ 1 đến 2 ngày để diệt sạch hết những mầm bệnh có trong đất. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian hơn, bạn có thể mua trực tiếp đất tại những cửa hàng đất trồng.

  • Chuẩn bị đất trồng trên luống: Đất trồng trên luống thì cần chuẩn bị trước đó 1 tháng. Cần bón vôi, dọn sạch cỏ dại rồi bón lót để diệt sạch hết mầm bệnh. Mùa khô thì nên lên luống cao 5cm, hoặc 15cm. Mùa mưa thì bề mặt luống có thể để bằng phẳng, chiều rộng khoảng 1 đến 1.2m để dễ dàng cho quá trình chăm sóc, 2 đường rãnh rạch song song nhau trên mặt luống cách nhau 50cm. Sau đó bón lót bằng phân chuồng, đạm, kali, lân,... rồi lấp đất lại là có thể trồng cây con.

2.4. Cách gieo hạt cải thảo


Đất chuẩn bị như đã đề cập phía trên. Sau đó tưới ẩm bề mặt đất và làm đất bằng phẳng. Hạt cải thảo đã qua xử lý sẽ được gieo vào các lỗ nhỏ. Mỗi lỗ gieo 2 hạt, cách nhau từ 3 đến 5cm. Sau đó lấp một lớp đất mỏng phía trên và tưới phun nhẹ nước để giữ ẩm mỗi ngày. 

Chú ý: Nên đặt chậu ươm ở nơi thoáng mát và có ánh nắng nhẹ chiếu vào. Vào khoảng 15 ngày đầu, nên sử dụng lưới để che, hạn chế thấp nhất trường hợp bị nước mưa tạt vào. Hoặc ánh nắng quá gắt chiếu vào cải thảo. 

Để thúc đẩy cây con phát triển có thể cung cấp dinh dưỡng phân hữu cơ hoặc phân chuồng đã qua xử lý đều thích hợp. 

2.5. Cách trồng cải thảo tại nhà


Xem thêm:

Khi ươm hạt nảy mầm có từ 4 đến 5 lá thì tách riêng ra để trồng vào thùng xốp. Hoặc có thể trồng trực tiếp lên vườn.

Quan sát thấy những cây con khỏe mạnh, không bị bệnh, có lá xanh tốt. Thì mang đi trồng ở ngoài chậu hoặc ngoài vườn. Nên trồng với khoảng cách 25 đến 30cm. Chọc những lỗ nhỏ phía trên mặt đất, đặt bầu cây xuống và lắp chặt gốc lại.

Không trồng quá nông, vì trồng quá nông sẽ gây đổ ngã cây. Khi thực hiện cách trồng cải thảo thì tưới đẫm nước và che chắn lại cho đến khi xuất hiện những chồi xanh.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc cải thảo sau khi trồng

Sau khi thực hiện xong cách trồng cải thảo thì bạn cần có cách chăm sóc đúng cách để cây nhanh phục hồi và phát triển tốt, chi tiết cách chăm sóc cải thảo như sau:

3.1. Tưới nước cho cây cải thảo


Cải thảo là cây không thích ngập úng. Nên việc tưới nước cần được chú trọng. Mỗi ngày chỉ tưới nước từ 1 đến 2 lần, không tưới quá nhiều nước. Tùy vào trời mưa hay nắng mà điều chỉnh lượng nước lại cho phù hợp. 

3.2. Bón phân cho cải thảo


Rau ăn lá như cải thảo nên bón phân hữu cơ. Hạn chế việc bón các loại phân hóa học. Sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, nếu lượng phân hóa học bón quá nhiều và không đúng liều lượng. 

Áp dụng cách trồng cải thảo tại nhà, cứ 10 đến 12 ngày thì pha phân chuồng đã qua xử lý, hoặc phân cá, phân trùn quế tưới cho cây. 

Nhưng nếu bạn trồng trên đồng ruộng, nên chia nhỏ những lần bón phân ra để đạt được hiệu quả cao nhất. 

  • Bón thúc lần 1 cho cải thảo khi cây bắt đầu chuyển sang màu xanh. Dùng phân đạm và kali để pha loãng với nước và tưới. Chú ý tưới vào gốc. 

  • Khi thấy lá vào cuốn thì bón thúc lần 2 với phân Better NPK 16 - 12 - 8 - 11 + TE. Cũng đem đi hòa tan với nước và tưới vào gốc. 

  • Vì đây là rau ăn lá, nên bạn có thể sử dụng chế phẩm sinh học phân bón lá Regen để bón cho cây. 

3.3. Phòng sâu hại ở cây bắp cải

Những loài sâu hại xuất hiện phổ biến trong quá trình thực hiện cách trồng cải thảo

3.3.1. Bọ nhảy


Tác hại: Chúng thường xuất hiện và gây hại mạnh vào buổi sáng sớm hoặc trời mát. Tác hại làm thủng lá. Những con sâu non mới nở chúng sẽ ăn rễ làm cho cây bị suy dinh dưỡng, bị còi cọc, thối và từ từ chết đi. Loài sâu này khó có thể phòng trừ do sâu non thường hóa thành nhộng. 

Phòng trừ: Làm đất kỹ, sau đó phơi ải để diệt sạch nhộng và trứng bọ nhảy. Dùng Vansi để tiêu diệt và phòng trừ bọ nhảy.

3.3.2. Sâu xám


Tác hại: Loài sâu này xuất hiện ở giai đoạn cây con, nhất là thời tiết lạnh và có độ ẩm cao. Sâu non sẽ cắn đứt lớp biểu bì và buổi tối thì bò lên cắn đứt thân cây. 

Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, đất trồng một cách cẩn thận trước khi trồng. Định kỳ dọn sạch cỏ dại. Sử dụng sản phẩm Leven để tiêu diệt và phòng trừ sâu bệnh hại.

3.3.3. Sâu khoang


Tác hại: Những con sâu non mới nở chúng sẽ sống tập trung và ăn chất xanh của lá. Khi đến lớn, chúng sẽ phân tán ra và làm thủng biểu bì lá. Sâu xám thường gây hại mạnh vào ban đêm và hóa nhộng trong đất. 

Phòng trừ: Vệ sinh thật kỹ đồng ruộng, làm đất kỹ và thu dọn hết những tàn dư thực vật. Thêm nữa, có thể sử dụng bẫy ngọt để dẫn dụ những con bướm trưởng thành, cắt đi ổ trứng và diệt sâu non. Có thể sử dụng Leven phòng trừ bệnh.

3.3.4. Rệp


Tác hại: Rệp là một loài côn trùng gây hại mạnh trong mùa khô. Chúng hút chích nhựa cây làm cho lá cây bị búp héo rũ và mất màu sắc. Ngoài ra, rệp còn là trung gian lây truyền nhiều bệnh khác.

Phòng trừ bệnh: Nên thăm đồng thường xuyên để phát hiện kịp thời. Nếu mật độ rệp thấp, tiêu hủy các lá cây bị tấn công. Sử dụng Vansi để tiêu diệt bệnh.

Bên cạnh các loại sâu hại thì vẫn còn bệnh hại điển hình như: Bệnh cháy lá, bệnh thối nhũn, bệnh đốm vòng,... Liên hệ VNFarm để được tư vấn giải pháp sinh học an toàn cho cây trồng, con người và vật nuôi. 

3.4. Biện pháp phòng sâu bệnh hại


  • Định kỳ kiểm tra vườn cải thảo, kịp thời phát hiện và có hướng khắc phục kịp thời. 

  • Dọn sạch cỏ dại xung quanh khu vực trồng thường xuyên. 

  • Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên sử dụng các loại chế phẩm sinh học phòng bệnh cho cải thảo trước khi cây có bệnh. 

  • Biện pháp vật lý, có thể sử dụng các loại bẫy màu vàng. Sau đó bôi chất bám dính. Điển hình như nhựa thông trộn với nhớt, bẫy ngọt, bẫy Pheromone,… để dẫn dụ các loại côn trùng. Không cho chúng xâm hại cây trồng. 

Để cách trồng cải thảo thành công cần nắm được quy trình và cách chăm sóc đúng tiêu chuẩn. Như vậy là bạn đã có cho mình một vườn cải thảo năng suất cao phục vụ cho nhu cầu hằng ngày. Nếu thấy bổ ích đừng quên ghé qua VNFarm đọc thêm nhiều kiến thức hay về cách trồng, cách phòng trừ bệnh trên cây rau nhé!


Liên hệ