Hướng dẫn cách trồng bắp cải tại nhà đúng kỹ thuật

09:45:22 05/05/2023

Bắp cải được dùng chế biến nhiều món ăn khác nhau và đặc biệt rất dễ ăn. Nên đây là lý do khiến bắp cải rất được ưa chuộng hiện nay. Để tự trồng và cung cấp bắp cải trong bữa ăn mỗi ngày. Đảm bảo an toàn thực phẩm thì không phải là quá tuyệt vời đúng không nào? Hãy cùng VNFarm tìm hiểu cách trồng bắp cải ngay trong bài viết dưới đây!

Xem nhanh

1. Tìm hiểu chung về bắp cải


Bắp cải hay còn gọi là cải bắp, cải nồi, cải sú, có tên khoa học là Brassica oleracea var. capitata, thuộc họ Cải và có nguồn gốc xuất xứ từ Địa Trung Hải. Cây bắp cải có thể sống lên đến 2 năm. 

Bắp cải thuộc nhóm thực vật 2 lá mầm, có nhiều lá xếp dày lên nhau tạo thành dạng hình cầu. Nhưng có một số giống bắp cải hình trái tim hoặc hình trụ,...

Bắp cải thuộc dạng rễ chùm, phát triển rất mạnh nếu gặp điều kiện thời tiết lý tưởng và có cách chăm sóc đúng. Bên cạnh đó, nhờ vào bộ rễ này mà bắp cải có khả năng chịu được hạn rất tốt. Nhưng cây có nhiều lá, nên cần nhu cầu nước rất cao nên cần cung cấp nước đầy đủ, như vậy rau mới ngon hơn. 

Còn chờ gì nữa mà không cùng VNFarm tìm hiểu cách trồng bắp cải ngay trong bài viết dưới đây!

2. Chi tiết cách trồng bắp cải tại nhà 

Kỹ thuật trồng bắp cải tại nhà thì cần chuẩn bị gì và cách trồng như thế nào? Để biết chính xác hãy theo dõi thông tin bài viết bên dưới đây nhé!

2.1. Chuẩn bị dụng cụ trồng bắp cải

Nếu thực hiện cách trồng bắp cải tại nhà, bạn chuẩn bị chậu có độ sâu và rộng tối thiểu 20cm. Nên đục lỗ ở dưới đáy để chậu thoát nước tốt. 

Nhưng nếu trồng với diện tích lớn, nên chọn mảnh vườn có đất đạt tiêu chí để trồng bắp cải đạt năng suất cao. Cụ thể ở phần thông tin tiếp theo. 

2.2. Chuẩn bị đất trồng bắp cải


Xem thêm:

Để thực hiện cách trồng bắp cải cần chuẩn bị đất giàu chất hữu cơ, có khả năng thoát nước tốt và có độ tơi xốp. Độ pH trong đất từ 6.5 đến 6.8 là đạt.

Nếu đất nghèo dinh dưỡng có thể trộn cùng phân trùn, mụn dừa, trấu hun. Theo công thức thì trộn theo tỉ lệ 4 đất, 3 phân trùn, 2 mụn dừa và 1 trấu hun. Có thể kèm thêm một muỗng Trichoderma trộn ủ kỹ vào luống trước khi trồng bắp cải. 

2.3. Chuẩn bị hạt giống để ươm bắp cải


Hạt giống bắp cải có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng vườn ươm hoặc vật tư nông nghiệp. Nên mua ở những nơi đảm bảo về chất lượng và uy tín. Để không nhiễm các loại sâu bệnh như vậy thì quá trình trồng và chăm sóc sẽ đỡ vất vả hơn cho bà con. 

2.4. Ươm hạt giống bắp cải


Để hạt giống nhanh nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm cao cần xử lý qua hạt giống theo các bước dưới đây!

  • Ngâm hạt giống bắp cải sau khi mua về trong nước ấm. Với tỉ lệ 2 sôi, 3 lạnh. Sau đó vớt ra ủ trong khăn ấm khoảng tầm 8 tiếng. Sau đó vớt ra là có thể đem ươm. 

  • Chuẩn bị giá thể để cho vào khay ươm giống. Mỗi khay như vậy sẽ gieo từ 2 đến 3 hạt, tiếp đến phủ một lớp giá thể lên phía trên rồi tưới giữ ẩm cho bắp cải nhanh nảy mầm. 

  • Chỉ sau 2 đến 3 tuần cây sẽ lên được 2 lá. Giữ lại cây cao, khỏe mạnh, những cây yếu thì tỉa bỏ. 

  • Đến khi có từ 5 đến 7 lá, cao được 10cm thì đem cây ra trồng trên luống hoặc chậu lớn. 

2.5. Cách trồng bắp cải tại nhà

Kỹ thuật trồng bắp cải cần đảm bảo các bước sau đây: 

Bước 1: Di chuyển chậu ra nơi có ánh sáng đầy đủ, không đặt chậu trong bóng râm. Thời gian chiếu sáng mỗi ngày tối thiểu 4 tiếng. Với những luống trồng bắp cải cũng vậy. 

Bước 2: Những cây bắp cải con đặt sâu vào chậu (từ 2.5 đến 5cm). Hoặc có thể đặt sâu, mặt đất chạm dưới 2 lá. Mỗi chậu thì chỉ nên đặt 1 cây, để cho cây có không gian phát triển, bắp sẽ to khi trưởng thành. 

Bước 3: Khi thực hiện xong cách trồng bắp cải tại nhà thì dùng bình nước tưới đẫm cho cây. 

3. Hướng dẫn chăm sóc bắp cải sau trồng

Áp dụng đúng cách trồng bắp cải tại nhà thì giai đoạn chăm sóc cây sau khi trồng sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều, chi tiết cách chăm sóc bắp cải sau khi trồng như sau:

3.1. Tưới nước cho bắp cải


Như đã đề cập ở trên, bắp cải có nhiều lá nên cần cung cấp một lượng lớn nước. Do đó, nên tưới thường xuyên vào buổi sáng sớm và chiều tắt nắng. Nhưng vào mùa mưa có thể giảm lượng nước xuống, điều chỉnh sao cho phù hợp. Tránh xảy ra trường hợp ngập úng. 

3.2. Bón phân cho cây


Thực hiện cách trồng bắp cải được 15 ngày thì tiến hành bón thúc phân hữu cơ cho cây. Có thể bón bằng phân chuồng đã ủ hoại mục, luân phiên bón cho cây để cung cấp chất dinh dưỡng. Cách 15 ngày thì bón 1 lần. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm đạm cá, phân hữu cơ,... trong quá trình trồng. Khi thấy lá cuốn xong thì dừng bón phân. 

3.3. Các loại sâu hại ở bắp cải


Trong quá trình thực hiện cách trồng bắp cải, thì việc xuất hiện sâu hại gây hại là điều không thể tránh, một số loại sâu thường thấy ở trên cây bắp cải đó là:

  • Sâu tơ: Dễ gặp nhất là ở giai đoạn cây con. Có thể sử dụng các loại chế phẩm sinh học chứa hoạt chất Flubendiamide, Alpha cypermethrin 5%,... xua đuổi sâu tơ hiệu quả khi chúng tấn công bắp cải. 

  • Bọ nhảy: Bọ sẽ tác động mạnh mẽ và làm giảm năng suất bắp cải đáng kể. Vì vậy, cần có biện pháp diệt trừ hiệu quả. Điển hình là các loại chế phẩm sinh học an toàn và lành tính đối với cây trồng, con người và động vật chứa các hoạt chất như: Matrine, Thiamethoxam,.... 

  • Sâu xanh bướm trắng: Khi sâu non đã đạt đến mức độ 6 con trên 1m2 thì bạn nên sử dụng các chế phẩm sinh học có hoạt chất Emamectin benzoate Avermectin B1a 90 % + Avermectin B1b 10%, Bacillus thuringiensis var.kurstaki,...

Phòng bệnh cho bắp cải

  • Định kỳ dọn sạch cỏ dại và quan sát bắp cải. Tránh để sâu bệnh lây lan. 

  • Trước khi trồng, thu dọn hết tàn dư trong vườn khi đã thu hoạch xong từ vụ trước. Cần cày sâu đất từ 10 đến 15cm. Và phơi ải trong 10 đến 15 ngày trước khi trồng. 

  • Nếu có thể, bón vôi để phơi khoảng 10 ngày để diệt sạch hết mầm bệnh có bên trong đất. 

  • Bón cân đối lượng phân, không bón nhiều quá hay ít quá, không cân đối lượng phân. 

  • Sử dụng Vansi để phun phòng và diệt trừ sâu hại trên cây bắp cải.

3.4. Bệnh hại ở bắp cải


Bệnh thối nhũn do hai nguyên nhân chính gây ra: 

  • Do nấm: Đầu tiên sẽ xuất hiện những chấm nhỏ, sau đó gây thối từ trên xuống. Khi gặp độ ẩm cao, sẽ có thêm lớp tơ trắng phủ thêm các vết bệnh, có mùi khắm rất khó chịu. Nên sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Validamycin 5%, Iprodione,...

  • Do vi khuẩn: Chúng sẽ gây héo lá bắp cải vào buổi trưa, nhưng đến chiều lại tươi. Tuy nhiên sau vài ngày bắp cải sẽ chết. 

Bệnh đốm lá do nấm gây ra: Những vết bệnh có hình tròn, màu tím đậm. Sau thì chuyển thành màu nâu đen, viền màu vàng in đậm. Đôi lúc bạn sẽ nhìn thấy lớp bột đen phủ trên về mặt của vết bệnh. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Propineb, Iprodione (min 96 %),... để diệt trừ bệnh.

Bệnh sưng rễ: Nấm Plasmodiophora brassicae Wor là nguyên nhân chính gây ra loại bệnh này. Tạo các nốt sần, u trên rễ của bắp cải. Gây héo vàng lá, cây sẽ không thể hút chất dinh dưỡng nuôi thân, lá nếu rễ có vấn đề. Điều kiện được cho là lý tưởng để chúng phát triển là 75 - 90%, nhiệt độ rơi vào khoảng 18 - 25 độ C. 

Để phòng ngừa những loại bệnh này nên chọn lựa giống tốt để trồng. Thường xuyên thăm vườn để phát hiện bệnh kịp thời và có hướng xử lý đúng. Bên cạnh đó, bà con có thể sử dụng Venri, Tabi để diệt trừ và phòng ngừa bệnh trên bắp cải.

4. Bắp cải trồng bao lâu thì thu hoạch?


Sau khoảng 80 đến 180 ngày trồng thì có thể tiến hành thu hoạch bắp cải trồng tại nhà. Đối với một số giống bắp cải ngắn ngày thì thời gian có thể thu hoạch là từ 60 đến 105 sau khi ngày. 

Nếu thu hoạch vào ngày thời tiết mát mẻ thì bắp cải sẽ ngọt hơn. Nên chặt bắp cải sát thân để dễ dàng xử lý. Cần loại bỏ lớp lá xanh ở bên ngoài, sau đó rửa sạch và để ráo lên trên. 

Cách trồng bắp cải là phần thông tin được tổng quát qua bài viết phía trên. Hy vọng qua đây, bà con có cái nhìn khách quan để chăm sóc bắp cải tốt nhất. Từ đó có một vụ mùa bội thu. Đừng quên liên hệ VNFarm nếu gặp bất cứ vấn đề gì về cách trồng cây rau nhé!


Liên hệ