Cách trồng bí đỏ lấy ngọn mang lại hiệu quả kinh tế cao

09:07:45 12/04/2023

Bí đỏ chứa nhiều dinh dưỡng và mang lại lợi ích tuyệt vời cho cơ thể. Ngoài trồng bí đỏ để lấy trái, nhiều người nông dân còn trồng bí đỏ lấy bông, ngọn và trái non. Trồng bí đỏ lấy ngọn mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 4 lần so với lấy trái. Cùng VNFarm tìm hiểu cách trồng bí đỏ lấy ngọn trong bài viết dưới đây nhé. 

Xem nhanh

1. Các bước chuẩn bị trồng bí đỏ lấy ngọn tại nhà

Khi thực hiện cách trồng bí đỏ lấy ngọn thì công đoạn chuẩn bị là bước không thể thiếu, chi tiết cách chuẩn bị như sau:

1.1. Chuẩn bị đất trồng bí đỏ lấy ngọn


Đất trồng bí đỏ lấy ngọn được coi là yếu tố quan trọng, quyết định đến quá trình sinh trưởng và phát triển của bí đỏ. Thực hiện cách trồng bí đỏ lấy ngọn trên đất tơi xốp, giàu mùn và có khả năng thoát nước tốt. Để tăng hàm lượng dinh dưỡng của đất, bà con nên trộn thêm vào đất vỏ trấu, xơ dừa, phân chuồng hoặc Nemon.

1.2. Cách chọn và xử lý hạt giống bí đỏ lấy ngọn


Cách chọn hạt giống bí đỏ

Tất cả các giống bí đỏ đều có thể trồng để lấy ngọn, nhưng nếu muốn chất lượng và hiệu quả thu hoạch cao hơn thì bà con nên chọn giống bí siêu ngọn cao sản. Giống bí này có khả năng sinh trưởng mạnh, có nhiều ngọn và cho ngọn to. Thời gian thu hoạch? Có thể được thu hoạch nhiều đợt, mang lại năng suất cao.

Xử lý hạt giống bí siêu ngọn

Hạt giống sau khi mua về nên ngâm ủ để tăng khả năng nảy mầm. Lấy hạt giống bí siêu ngọn ngâm vào nước ấm 30-35°C. Sau 4-5 giờ, vớt hạt giống ra và ủ trong khăn ẩm. Khi thấy hạt giống nứt nanh có thể đem gieo trồng.

1.3. Thời vụ và mật độ trồng bí lấy ngọn


Thời vụ trồng bí đỏ lấy ngọn

Hạt giống bí siêu ngọn có thể trồng vào mọi thời điểm trong năm. Các nhà vườn thường tập trung vào 2 vụ chính trong năm: Vụ Thu Đông (tháng 9 đến tháng 10) và vụ Đông Xuân (tháng 12 đến tháng 1).

Mật độ trồng

Mỗi sào trồng 500-550 cây. Các cây cách nhau 45-50cm, các hàng cách nhau 1m. Mật độ trồng bí đỏ lấy ngọn cao hơn trồng để lấy trái gấp 3, 4 lần.

1.4. Hướng dẫn cách trồng bí đỏ lấy ngọn cho năng suất cao


Tùy vào điều kiện thổ nhưỡng khác nhau, mà bạn  lựa chọn cách trồng bí đỏ lấy ngọn sao cho phù hợp:

  • Đất bãi, đất vườn: Gieo hạt trực tiếp, cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Dùng tay khoét các lỗ sâu 1-2cm và gieo hạt. Mỗi hốc đất nên tiến hành gieo 2-3 hạt giống. Khi cây con mọc thì chỉ giữ lại một cây khỏe mạnh. Những cây còn lại có thể tận dụng để trồng dặm những chỗ cây không mọc hoặc mọc yếu. 

  • Đất ruộng lúa mùa hay đất ướt: Nên làm bầu để ươm cây con. Cho vào khay bầu hỗn hợp đất và mùn cưa hoặc phân chuồng hoai mục, trấu hun theo tỷ lệ 1:1. Tiến hành gieo mỗi bầu một hạt giống và phủ lên bề mặt một lớp đất mùn phủ kín hạt. Sau khi gieo hạt vào bầu ươm nhớ tưới ẩm cho đất. Thường xuyên chăm sóc và tưới nước, sau 2-3 ngày cây sẽ mọc. Có thể trồng cây bí siêu ngọn ra đất khi thấy cây có 2-3 lá thật.

2. Mách bạn cách chăm sóc bí đỏ lấy ngọn

2.1. Tưới nước cho cây trồng


Thời điểm và lượng nước tưới trong các giai đoạn khác nhau sẽ khác nhau. 

  • Giai đoạn sau khi thực hiện cách trồng bí đỏ lấy hạt: tưới nước thường xuyên cho cây mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm để cây mau bén rễ và phát triển tốt. Không nên tưới nước vào buổi trưa vì sẽ làm cây bị héo lá do nước nóng và chết.

  • Giai đoạn sinh trưởng: Trong giai đoạn này, cây bí đỏ cần được cung cấp một lượng nước lớn. Cần duy trì tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm để cây cho sản lượng cao. 

Giống bí đỏ siêu ngọn cũng  không chịu được ngập úng, khi thời tiết mưa nhiều, bà con phải tháo hết nước. Ruộng bí đỏ quá ẩm sẽ kém phát triển và cũng tạo môi trường thuận lợi để các côn trùng gây hại tấn công. 

2.2. Bón phân cho bí đỏ siêu ngọn


  • Bón lót cho cây trước khi gieo hạt bằng phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục và phân lân. Bón phân chuồng nhiều sẽ giúp cây bí sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Nếu trồng bí trên những vùng đất chua, cần sử dụng vôi để trung hòa độ chua của đất.

  • Trong giai đoạn sinh trưởng của cây nên pha loãng 1kg đạm ure, 2kg supe lân và tưới quanh gốc. 

  • Bón thúc khi cây bí đỏ khi cây đã có 4-5 lá thật. Sử dụng 1kg đạm ure và 2,3 kg NPK (12:5:10 hoặc 16:16:8) để bón cho cây. Bón phân trong thời điểm này giúp cây mọc ngọn và vươn lóng. 

2.3. Kiểm soát côn trùng gây hại trên cây bí đỏ siêu ngọn


Cách trồng bí đỏ lấy ngọn  thường bị tấn công bởi sâu đục lá, sâu ăn lá, rệp, bọ trĩ…. và mắc các loại bệnh như bị héo xanh vi khuẩn, giả sương mai, phấn trắng, khảm lá. Mỗi loại bệnh và mỗi côn trùng gây bệnh có đặc tính khác nhau:

  • Ruồi đục lá: ăn phần diệp lục của lá và để lại các đường ngoằn ngoèo.

  • Sâu ăn lá: loài sâu này hại lá và những búp non, xuất hiện với mật độ cao sau khi gieo trồng được 1 tháng. 

  • Rệp: đây là loài côn trùng gây hại có mật độ tăng rất nhanh. Xuất hiện khi thời tiết khô hanh và hạn hán.

  • Bọ trĩ: làm lá bị xoăn, giòn và cứng do chúng hút dịch ở lá, ngọn, thân non. 

  • Bệnh giả sương mai: phát sinh trong điều kiện độ ẩm không khí cao, nhiệt độ dưới 20°C. Gây hại cho lá và thân.

  • Bệnh phấn trắng: gây hại trên cả 2 mặt lá của bí đỏ.

2.3.1. Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại

Bà con cần thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện mầm bệnh và có những biện pháp phòng trừ hợp lý:

  • Đối với các loài sâu hại: Nếu các loài sâu hại chỉ mới xuất hiện với mật độ thấp có thể sử dụng các biện pháp thủ công: dùng tay để bắt trực tiếp, sử dụng bẫy côn trùng,... Nhưng nếu các loài sâu hại xuất hiện với mật độ nhiều, bà con nên sử dụng Leven, Vansi để tiêu diệt bệnh. 

  • Đối với các loại bệnh hại cây trồng: Xử lý tốt hạt giống trước khi gieo trồng, chọn giống kháng bệnh và tiêu hủy sạch các tàn dư của vụ trước. Có thể phun phòng bệnh bằng Trium, Venri. 

2.4. Thu hoạch ngọn bí đỏ 


Xem thêm:

Sau 35-40 ngày gieo trồng có thể thu hoạch ngọn bí đỏ. Khi thu hoạch, dùng dao cắt các ngọn và nên cắt cách gốc 30-45cm. Ngắt các chồi nhỏ và giữ lại mỗi gốc 2-3 chồi khỏe mạnh. Sau khi thu hoạch xong, nhớ tiến hành vun gốc và tiếp tục chăm sóc cây để thu hoạch lứa tiếp theo.

3. Công dụng của ngọn bí đỏ

Ngọn bí đỏ được xem như một loại rau khá phổ biến trong các bữa ăn của nhiều nơi. Ngọn bí đỏ có thể sử dụng để chế biến ra nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ những công dụng tuyệt vời mà ngọn bí đỏ đem lại cho sức khỏe.

3.1. Giúp tim khỏe mạnh


Trong lá bí có chứa nhiều chất xơ, giúp giảm hấp thụ cholesterol và axit mật từ ruột non. Nhờ đó làm giảm lượng cholesterol có trong máu. Ngoài ra hàm lượng kali có trong ngọn bí còn có công dụng ổn định nhịp tim và giảm nguy cơ đột quỵ. 

3.2. Hỗ trợ điều trị thiếu máu và tăng cường miễn dịch

Chất sắt có trong bí đỏ là chất dinh dưỡng có vai trò tổng hợp sắc tố hemoglobin vận chuyển oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Hàm lượng folate có trong ngọn bí đỏ có thể hỗ trợ sản xuất tế bào hồng cầu, giảm tình trạng thiếu máu. 

3.3. Có công dụng làm đẹp da


Hàm lượng vitamin A giúp da mềm mại và duy trì độ ẩm tốt. Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin A giúp da không bị khô, keratin hóa hoặc tránh bị các tình trạng vẩy nến. Vitamin C có trong ngọn bí cũng là một thành phần giúp mang lại nhiều lợi ích cho da. Ngoài ra, vitamin C còn có công dụng hình thành mô sẹo và chữa lành vết thương.

3.4. Giảm các bệnh viêm khớp


Rau bí đỏ giàu vitamin B6 có khả năng làm giảm tình trạng viêm khớp dạng thấp. Cung cấp đủ cho cơ thể một hàm lượng vitamin B6 sẽ giúp cơ thể tránh được những cơn đau cơ liên tục ở cơ và khớp do viêm khớp.

Trên đây là những thông tin về cách trồng bí đỏ lấy ngọn cho năng suất cao cực kỳ đơn giản. Nhiều người nông dân đã áp dụng và thành công. Hy vọng bài viết mà VNFarm chia sẻ có thể giúp bà con cải thiện được chất lượng ngọn bí thu hoạch và nâng cao giá trị kinh tế.

Xem thêm nhiều thông tin hay và hữu ích liên quan đến cây rau thì hãy theo dõi các bài viết mới nhất của VNFarm nhé!


Liên hệ