Hướng dẫn cách chăm sóc mai sau tết nguyên đán
Mai vàng thường dùng để trang trí trong dịp tết Nguyên Đán, đây là biểu tượng may mắn cho ngày tết. Sau đó, cây cần thời gian để hồi phục cho mùa tết năm sau. Vậy cách chăm sóc cây mai sau tết có đúng cách hay chưa? Hãy cùng VNFarm tìm hiểu cách chăm sóc mai sau tết Nguyên Đán để cây mai nhà bạn luôn khoe sắc vào mùa xuân.
Lý do tại sao nên chăm sóc mai sau tết
1. Lý do nên chăm sóc mai sau tết
Chăm sóc mai sau tết là vấn đề dường như bị lãng quên. Tuy nhiên, cây mai sau tết rất cần được chăm sóc.Những lý do khiến bà con nên tìm hiểu cách chăm sóc cây mai sau tết đó là:
-
Cây mai sau tết đã tập trung hết toàn bộ chất dinh dưỡng để nuôi nụ và nở hoa;
-
Vấn đề sử dụng thuốc kích thích ra hoa tại các nhà vườn dẫn đến tình trạng bộ rễ bị yếu đi và không còn khả năng hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng;
-
Mai sau tết thường bị yếu sức và có nguy cơ chết khô do việc bón phân quá nhiều trong khoảng thời gian trước tết.
2. Hướng dẫn cách chăm sóc mai sau tết
Chăm sóc mai sau tết như thế nào? là hợp lý để cây mai có thể khôi phục lại trạng thái ban đầu? Dưới đây là một trong những cách chăm sóc mai sau tết đơn giản và hiệu quả nhất.
Hướng dẫn cách chăm sóc mai sau tết
Xem thêm:
- Chi tiết cách ươm hạt mai tại nhà
- Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây mai vàng mới bứng trong chậu
2.1. Tỉa cành cây
Việc cắt tỉa cành mai được xem là quá trình hết sức quan trọng. Loại bỏ những cành cây xấu xí sẽ giúp cải tạo lại tán cây, các chồi non có cơ hội phát triển thành cành mới, mang theo những chồi mới. Tiến hành cắt tỉa các cành đều nhau, việc này không những mang tính thẩm mỹ mà còn giúp cây ra hoa đều hơn. Có thể tỉa mai theo dáng hình cây thông.
2.2. Vệ sinh cây
Tiến hành vệ sinh cây mai sau khi cắt tỉa xong. Chỉ cần dùng vòi nước phun thật mạnh vào gốc cây để làm sạch góc cây. Loại bỏ hết các lớp rong rêu và nấm mốc đã bám trên thân cây mai trong một năm qua. Có thể dùng bàn chải chà thật mạnh lên gốc cây mai với các vết bám quá cứng đầu.
2.3. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây
Trong hướng dẫn chăm sóc mai sau tết thì quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho cây được đánh giá là quan trọng nhất:
-
Thời điểm sau tết cây mai cần rất nhiều chất dinh dưỡng để có thể hồi phục lại sức ban đầu. Sau khi triển khai tỉa cành, nhánh nên cung cấp cho cây mai một hàm lượng đạm vừa đủ. Trong giai đoạn này cây mai cần hấp thụ đủ chất dinh dưỡng để cây phát triển tốt và tạo một nền tảng vững mạnh để cây cho hoa trong giai đoạn sau. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều phân bón hóa học vì sẽ làm cây bị dư chất dinh dưỡng. Dẫn đến sự biến đổi chu kỳ sống của cây và làm hỏng bộ rễ cây mai.
-
Dùng thêm phân bón kích thích sinh trưởng cho lá, tưới quanh gốc và phun lên cây nếu cây vẫn chậm ra lá.
Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây mai vàng sau tết
2.4. Bảo vệ cây mai tránh khỏi các loại sâu bệnh gây hại
Khi tiến hành các cách chăm sóc mai sau tết nguyên đán, bà con nông dân cần lưu ý vấn đề các loại dịch bệnh thường phát triển rất mạnh vào mùa xuân. Do đó nên sử dụng các loại thuốc có chứa Hexaconazole và Fipronil phun lên cây sau khi cắt tỉa 10 ngày. Loại bỏ được sự tấn công của các loại nấm mốc lên những vị trí cành cây vừa được cắt tỉa.
Đối với các loại sâu hại và côn trùng tấn công nên sử dụng dung dịch tỏi ớt gừng để tiến hành phun cho cây. Nếu mật độ côn trùng gây hại thấp có thể chỉ phun bằng nước ở dưới các bề mặt lá.
3. Chi tiết cách chăm sóc mai theo từng tháng
3.1. Từ tháng 1 đến tháng 2
Sau khi chưng tết xong thì nên đặt mai ở nơi thoáng mát không đặt trực tiếp ở dưới ánh nắng mặt trời. Hái toàn bộ trái mai chỉ chừa lại lá non. Đến rằm tháng giêng, cây phát triển mạnh thì tiến hành thu tàn bằng cách cắt ngắn tàn mai.
Tiến hành thay đất, loại bỏ rễ già để cây mai có thể hút các chất dinh dưỡng tốt hơn. Bón phân NPK 30-10-10 và phân lân là điều cần thiết trong cách chăm sóc mai sau tết.
Cách chăm sóc mai theo từng tháng
3.2. Từ tháng 3 đến tháng 4
Thời điểm đầu mùa mưa, mai bắt đầu phát triển mạnh. Để mai phát triển tốt hơn thì nên bón thêm phân hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ sinh học có hàm lượng đạm cao. Để cây mai bung lá, bung đọt mạnh bạn có thêm Regen.
Vào mùa mưa cây mai vàng dễ bị nấm bệnh thì bạn có thể phun thuốc Venri phòng bệnh, bên cạnh đó cần tỉa bỏ cành hư để tạo độ thoáng cho cây.
3.3. Từ tháng 5 đến tháng 6
Đây là giai đoạn cây mai phát triển ổn định và có thể định dáng, uốn nắn cây theo ý thích. Giai đoạn này bạn không nên để cành quá dài rồi mới cắt tỉa, cành nào phát triển quá tốt thì hãy bấm ngay để không làm hao phí chất dinh dưỡng nuôi cây.
Phun thuốc Venri để phòng trừ các bệnh về nấm, vi khuẩn trên cây mai. Đây là cách chăm sóc mai sau tết hiệu quả mà bạn nên biết.
3.4. Từ tháng 7 đến tháng 8
Đây là thời gian mai bắt đầu phát triển nụ hoa, thời gian này nên hạn chế cắt tỉa cành, lá để cây có đủ điều kiện quan hợp để nụ hoa phát triển tốt hơn.
3.5. Từ tháng 9 đến tháng 10
Khoảng thời gian này thì mai sẽ ngừng sinh trưởng và lá mai sẽ dần già đi. Nhiệm vụ cần làm đó là giữ cho bộ lá mai luôn xanh đến rằm tháng 12. Mẹo nhỏ để lá mai luôn xanh lá bón phân NPK với dynamic theo tỷ lệ ¼ bón đầu năm và 2 tuần một lần.
Để cây mai luôn đẹp và nở đúng tết thì vào giai đoạn này không nên dùng phân có hàm lượng đạm cao.
3.6. Từ tháng 11 đến tháng 12
Bón thúc cây mai từ cuối tháng 10, nếu chậm là đầu tháng 11. Bón thúc tốt nhất là nên sử dụng phân vô cơ.
Đầu tháng 12 để giúp mai sau khi ra hoa không bị yếu, mất sức thì nên bón thêm phân Úc. Việc này sẽ giúp mai ít bị rụng hơn.
Công việc cách chăm sóc mai sau tết nguyên đán giúp bà con chuẩn bị tốt cho cây mai khoe sắc vào mỗi dịp xuân đến. Với các cách chăm sóc mai sau tết mà VNFarm chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ là kiến thức hữu ích trong quá trình chăm sóc mai. Để xem thêm nhiều thông tin hay hữu ích về cách trồng, cách chăm sóc các loại hoa thì hãy theo dõi chúng tôi mỗi ngày.