Cách chăm sóc hoa lan cho ra hoa siêu đẹp

08:40:09 06/04/2023

Cây phong lan là loài cây được nhiều người ưa thích bởi vì có hình dáng đẹp, thích hợp để trang trí và dùng làm quà tặng. Tuy nhiên để có được một cây phong lan ưng ý và lâu tàn thì mọi người phải biết được những cách chăm sóc hoa lan. Trong bài viết này VNFarm sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin để có thể áp dụng ngay lập tức.

Xem nhanh

1. Giới thiệu cây phong lan


Đặc điểm của cây phong lan

Cây phong lan hay còn gọi là lan thiên nga, lan vũ nữ, lan rừng, có tên khoa học Orchidaceae thuộc thực vật có hoa. Hoa lan có nhiều chủng loại với nhiều màu sắc khác nhau. Và được trồng phổ biến nhiều nơi trên thế giới.

Hoa phong lan có nguồn gốc từ Brazil thuộc loại thân gỗ. Cây thường sống bám trên những loại cây thân gỗ khác. Có nhiều hình dáng lá khác nhau từ loại mọng nước đến phiến lá mỏng. Lá có màu xanh bóng và ở 2 mặt sẽ có màu khác nhau, mặt dưới màu xanh đậm còn mặt trên có màu sặc sỡ. Có 6 cánh hoa, 3 cánh bên ngoài là cánh dài, chúng có màu sắc và kích thước giống nhau. 

Phân theo môi trường sống thì phong lan gồm 3 loại chính:

  • Địa lan: Sống trong đất hoặc trong những môi trường giá thể gần tương tự

  • Phong lan: Cây có thể sống trong không khí

  • Bán địa lan: Kết hợp 2 loại trên

2. Mách bạn cách chăm sóc hoa lan đúng kỹ thuật

Để lan phát triển tốt và nhanh ra hoa chị bạn cần áp dụng tốt một số cách chăm sóc hoa lan như sau:

2.1. Tưới nước, bón phân, cắt tỉa cho cây phong lan


Tưới nước, bón phân, cắt tỉa là điều không thể thiếu khi chăm sóc cây lan

2.1.1. Ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc lan. Hoa lan ưa bóng râm và ở những nơi mát mẻ, độ sáng thích hợp cây sẽ xanh tươi tốt. Nếu cây ở trong môi trường thiếu nắng thân cây có xu hướng kéo dài ra tìm ánh nắng, lá cây dễ bị sâu bệnh tấn công. Còn nếu đem cây đặt ở ánh nắng trực tiếp quá chói cây sẽ bị cháy vàng lá, lá nhăn.

  • Giai đoạn 18 tháng đầu tiên: Chiếu sáng nhẹ nhàng

  • Giai đoạn 18 tháng trở đi cách chăm sóc hoa lan cần được chú ý hơn. Đưa chậu tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn và với tần suất tăng dần.

2.1.2. Tưới nước

Cần lưu ý lượng nước, không nên tưới hàng ngày. Liều lượng hợp lý là 1 - 2 lần/ tuần. Khi tưới thiếu nước cây có dấu hiệu khô héo, lá rụng, nụ sớm nở còn khi thừa nước sẽ dễ bị thối lá và gặp nấm bệnh. Nên tưới nước vào buổi sáng và chiều, tránh tưới khuya sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Lưu ý nước tưới cho cây phải sạch, không được nhiễm mặn hoặc nhiễm phèn là cách chăm sóc phong lan đúng kỹ thuật.

2.1.3. Cắt tỉa

Khi cây đã ra hoa thì nên tỉa những cành hoa trên cây quá lâu vì cây sẽ mất lượng lớn dinh dưỡng để nuôi hoa. Khi thấy hoa ở ngọn đã tàn và cành chỉ còn lưa thưa vài bông thì nên cắt bỏ đi để tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Khi cắt tỉa cần nhẹ tay để cây không bị tổn thương, dập nát.

2.1.4. Bón phân

Bón phân đầy đủ sẽ giúp cho cây phát triển tốt hơn và cho ra nhiều hoa. Chế độ dinh dưỡng cho hoa cần đảm bảo đủ 13 nhóm chất bao gồm đa lượng, trung lượng và vi lượng

  • Đa lượng : Đạm, Lân, Kali.

  • Trung lượng : Lưu huỳnh, Magie, Canxi.

  • Vi lượng : Sắt, Kẽm, Molypden, Clo, Đồng, Mangan, Bo.

Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều, dư thừa chất dinh dưỡng cho cây hoa lan thì sẽ là cách chăm sóc hoa lan tốt. Điều này sẽ gây ra tình trạng ngộ độc và không hấp thu được khi nồng độ dinh dưỡng cao.

Tùy thuộc vào giai đoạn để bón phân. Vào giai đoạn cây phát triển mạnh thì cần bổ sung đạm, lân và lượng kali thấp. Khi cây chuẩn bị ra hoa cần lân và kali cao hơn đạm thấp. Khi hoa lan đã nở hoa, cần kali cao, lân và đạm thấp.

2.2. Môi trường thuận lợi để chăm sóc lan


Giá thể thích hợp để trồng hoa lan

2.2.1. Chậu trồng lan phải có lỗ thoát nước

Điều kiện tất yếu khi trồng và chăm sóc lan là chậu cây phải có lỗ thoát nước. Nếu nước không thoát được thì cây lan có thể bị chết vì bị bệnh thối rễ. 

2.2.2. Giá thể trồng lan có thể thoát nước nhanh

Có thể chọn giá thể làm từ vỏ cây hay từ rêu. Giá thể làm từ vỏ cây có khả năng thoát và chống úng cũng rất cao, nhưng lại phân huỷ nhanh. Đối với giá thể làm từ rêu sẽ giữ độ ẩm tốt hơn, nhưng bạn cần cẩn thận khi tưới và thường xuyên thay chậu hơn.

Giá thể thích hợp để trồng và chăm sóc lan là từ gỗ lũa, chậu đất nung. Giá thể bên trong chậu có thể sử dụng than gỗ, xơ dừa, vỏ đậu (lạc) hoặc dớn. 

Đối với than gỗ nên chặt khúc với kích thước là 1x2x3cm, ngâm rửa sạch phơi khô mới sử dụng.

Đối với xơ dừa thì nên xé nhỏ và ngâm nước 1 tuần để giảm bớt tannin và chất mặn.

Vỏ dừa thì nên chặt khúc nhỏ như than và ngâm qua nước vôi 5% để diệt sạch nấm bệnh.

2.2.3. Nên đặt phong lan gần cửa sổ theo hướng nam, hướng đông


Vị trí thích hợp trồng hoa lan là gần cửa sổ

Cây lan cần ánh sáng mạnh nhưng theo cách gián tiếp thì mới có thể phát triển tốt. Vì thế, khi thực hiện cách chăm sóc hoa lan bạn nên đặt chậu gần cửa sổ hướng nam, hướng đông để đảm bảo cây nhận đủ ánh sáng.

Nếu chỉ có cửa sổ ở hướng tây thì bạn nên sử dụng rèm che để bảo vệ cho lan khỏi ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Đối với cửa sổ hướng bắc thì sẽ không cung cấp đủ ánh sáng để cây nở hoa.

2.2.4. Duy trì nhiệt độ trong nhà ở mức 16 đến 24 độ C

Nhiệt độ phù hợp cũng là một cách chăm sóc hoa lan, đây là cây sinh trưởng tốt trong nhiệt độ trung bình và chết đi khi cây quá lạnh. Nhiệt độ lý tưởng của lan là năm khoảng từ 16 đến 24 độ C.

2.3. Xử lý sâu bệnh hại ở trên cây lan

Lan cũng rất dễ bị nhiễm bệnh nếu điều kiện môi trường và cách chăm hoa sóc lan không phù hợp. Tuỳ thuộc vào từng loại sâu bệnh hại mà sẽ có biện pháp xử lý bệnh khác nhau.

2.3.1. Rệp vảy và sâu ăn bột 


Rầy rệp và sâu ăn bột xuất hiện rất nhiều trên hoa lan

Xem thêm:

Dấu hiệu cho thấy có sự xuất hiện của rệp vảy và sâu ăn bột là lá cây sính và có mốc đen. 

Phòng trừ bệnh 

Dùng tay bắt sâu bọ, hay sử dụng nước rửa bát pha với nước lạnh và lau nhẹ lên từng chiếc lá, cuống hoa. Nước xà phòng sẽ làm sạch những chất nhựa do sâu, rệp vảy để lại và cũng tiêu diệt cả sâu bọ còn sót lại.

Nếu là nhà vườn với số lượng lớn hoa lan thì có thể sử dụng Leven để phòng trừ sâu, Vansi để tiêu diệt rầy rệp.

2.3.2. Bệnh do vi khuẩn và nấm


Bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra trên cây phong lan

  • Các bệnh do vi khuẩn gây ra cho hoa lan phổ biến nhất là thối nấu, thối đen và đốm nâu. Dấu hiệu nhật biết là trên lá, củ bẹ của hoa lan xuất hiện các đốm đậm.
  • Các bệnh do nấm thường sẽ biểu hiện ở rễ, củ bẹ và lá cây, dấu hiệu nhật biết là thối rễ, thối lá, thối củ bẹ.

Phòng trừ bệnh

Để tiêu diệt và phòng trừ bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra thì ưu tiên sử dụng sản phẩm Venri.

Hy vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp các bạn biết được cách chăm sóc hoa lan đúng chuẩn và ra được những bông hoa thật đẹp và rực rỡ. Để xem thêm nhiều thông tin hay và hữu ích về cách chăm sóc, cách trồng các loại hoa thì hãy luôn theo dõi VNFarm.


Liên hệ