Góc giải đáp: Hoa lan tỏi trồng chậu có khó không?

09:02:15 06/04/2023

Hoa lan tỏi được nhiều người yêu thích và lựa chọn để trang trí ngôi nhà. Hoa lan tỏi không chỉ mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian sống mà còn có nhiều công dụng thú vị. Trong bài viết này, VNFarm sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc hoa lan tỏi trồng chậu

Xem nhanh

1. Đặc điểm của hoa lan tỏi


Đặc điểm của hoa lan tỏi

Hoa lan tỏi hay còn gọi là hoa thiên lý tỏi, hoa ánh hồng, hoa bâng khuâng, có tên khoa học Mansoa hymenaea thuộc họ Núc nác. Đây là cây thân leo sống lâu năm và phân thành nhiều nhánh.

Nếu hoa lan tỏi sống lâu năm, thân cây hoa lan tỏi sẽ có khả năng hóa thành gỗ. Hoa lan tỏi có màu tím đặc trưng, hình ống và mùi tỏi thoang thoảng. Loài lan này có hoa nở thành từng chùm, mỗi chùm có từ 15-20 hoa. Cánh hoa rất mỏng manh và mềm mại. 

2. Hoa lan tỏi nở vào mùa nào?


Hoa lan tỏi nở từ tháng 10 đến tháng 12 

Xem thêm:

Hoa lan tỏi sẽ nở vào tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Mùa hoa nở sẽ không kéo dài lâu. Cây chỉ thích hợp với điều kiện nắng nhiều, đất đủ ẩm và có khả năng thoát nước tốt.

3. Công dụng của hoa lan tỏi?


Công dụng tuyệt vời của hoa lan tỏi

Lá của hoa lan tỏi có công dụng thanh lọc không khí và mang đến không gian trong lành mát, mát mẻ. Cây hoa lan tỏi có khả năng đuổi rắn và các loài côn trùng gây hại khác do có mùi tỏi rất đặc trưng. Ngoài ra cây hoa lan tỏi còn được sử dụng để chiết xuất các loại thuốc giảm đau, chống viêm và có khả năng hạn chế tình trạng thấp khớp. Tinh chất hoa lan tỏi có công dụng rất tuyệt vời trong việc chữa ho và cải thiện tình trạng cảm cúm.

Hoa lan tỏi công dụng hữu ích nên rất nhiều người muốn tìm hiểu về cách trồng cây lan tỏi trồng chậu. Chi tiết cách trồng sẽ được VNFarm bật mí nhanh ở bài viết bên dưới đây.

4. Các bước trồng hoa lan tỏi trong chậu

Dưới đây là chi tiết cách bước trồng hoa lan tỏi trong chậu như sau:


Cách trồng cây hoa lan tỏi trong chậu

4.1. Bước 1: Chuẩn bị cây giống để trồng hoa lan tỏi

Nên mua cây giống ở những cơ sở uy tín nhằm đảm bảo chất lượng cho cây. Cây hoa lan tỏi không bị sâu bệnh hại, có sức sống tốt.

Ngoài mua cây giống bạn cũng có thể tiến hành nhân giống hoa lan tỏi tại nhà.

Giâm cành là phương pháp tốt nhất để nhân giống hoa lan tỏi. Cành giâm hoa lan tỏi nên chọn những cành bánh tẻ. Cành giâm phải có 2 - 3 mắt, không quá non hoặc quá già. Cắt xéo một đoạn cành giâm và cắm vào giá thể tơi xốp và duy trì độ ẩm thích hợp. Cây sẽ nảy chồi và mọc rễ sau khi giâm cành được 15-20 ngày. Sau đó, bứng cành giâm đem trồng vào chậu đã chuẩn bị.

4.2. Bước 2: Chuẩn bị chậu trồng cây hoa lan tỏi

Sử dụng chậu cây có sẵn khi mua để tiến hành cách trồng cây lan tỏi. Hoặc có thể sử dụng chậu to hơn để cây phát triển tốt hơn. Chậu trồng hoa lan tỏi nên là chậu kiểng bằng sứ, đất nung, nhựa đều được. Lưu ý, tất cả các chậu phải có sự thông thoáng, có khả năng thoát nước tốt.

4.3. Bước 3: Chuẩn bị đất trồng hoa lan tỏi

Hoa lan tỏi trồng chậu có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, nếu được trồng trên đất giàu chất dinh dưỡng, nhiều mùn, thoát nước tốt và đất màu mỡ cây sẽ sinh trưởng tốt và cho nhiều hoa hơn.

Nếu không có đất giàu dinh dưỡng, bạn có thể mua sẵn đất được bán tại các cửa hàng. Sau đó, tiến hành trộn thêm vào phân chuồng hoai mục, xơ dừa và vỏ trấu. Phơi ải và bón lót trước khi trồng 15-20 ngày để xử lý mầm bệnh trong đất.

4.4. Bước 4: Tưới nước cho cây

Sau khi hoàn tất quá trình hoa lan tỏi trồng chậu thì bạn tiến hành tưới cho cây. Tưới đẫm nước cho cây hoa nhằm cung cấp đủ lượng nước cho cây ngay từ khi mới trồng.

5. Cách chăm sóc hoa lan tỏi trồng chậu

Cây hoa lan tỏi trồng chậu có khả năng sinh trưởng tốt, nên việc chăm sóc cây cũng không quá khó khăn. Bạn chỉ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:


Chăm sóc cây hoa lan tỏi trồng chậu

5.1. Tưới nước cây lan tỏi

Cây lan tỏi trồng chậu chỉ cần tưới nước khi thấy đất đã khô. Tùy vào từng thời điểm mà lượng nước và tần suất tưới cần phải được điều chỉnh cho phù hợp. Tưới nước cho cây 2-3 ngày một lần vào mùa khô. 

Vào mùa mưa, không cần tưới nước cho cây, tiến hành làm máy che cho chậu cây. Ngoài ra có thể chuyển cây vào đặt dưới mái hiên, ban công. Phải lưu ý đặt chậu cây lan tỏi ở nơi có thoáng gió và phải giảm lượng nước tưới cho cây.

5.2. Cắt tỉa cây lan tỏi

Một nhiệm vụ cực quan trọng không nên bỏ qua là quá trình cắt tỉa cây lan tỏi. Với tốc độ sinh trưởng trung bình, ngay sau khi ra hoa nên tiến hành cắt tỉa lan tỏi. Không nên quá nóng vội về quá trình sinh trưởng của cây. Không cắt tỉa quá nhiều dây tỏi vì sẽ ảnh hưởng đến sự ra hoa của cây lan tỏi.

5.3. Bón phân cây lan tỏi

Cách 2-3 tháng nên tiến hành bón phân cho cây một lần. Sau mỗi đợt cắt tỉa phải bón phân để tăng cường chất dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Sử dụng phân chuồng hoai mục, NPK hoặc phân hữu cơ để bón thúc cho cây.

5.4. Bệnh hại thường thấy ở cây lan tỏi


Những bệnh hay thường xuất hiện trên cây lan tỏi

Tuy cây hoa lan tỏi trồng chậu có sức sống mãnh liệt nhưng vẫn có thể bị mắc một số bệnh như phấn trắng, mốc sương,... bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và ra hoa của cây.

Đối với bạn bệnh này chúng ta có thể tiến hành phun phòng bằng sản phẩm Trium.

5.5. Đổi chậu cây lan tỏi


Đổi chậu hoa lan tỏi

Mùa xuân là thời điểm thích hợp để thực hiện đổi chậu trồng hoa lan tỏi. Sau khi tiến hành đổi chậu nên bón thêm phân để giúp cây có thể phát triển một cách ổn định. Mưa thường kéo dài vào mùa xuân, nên chuyển cây vào trên ban công hoặc để dưới mái hiên. Khi đổi chậu, thời gian đầu phải giảm lượng nước và để chậu cây ở nơi thoáng mát.

Mong rằng qua bài viết của VNFarm bạn sẽ hiểu hơn về hoa lan tỏi. Nắm vững được kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lan tỏi trồng chậu. Nhanh tay thực hiện để có những chậu hoa lan tỏi đẹp rực rỡ trong vườn nhà.

Xem thêm nhiều thông tin hay và hữu ích liên quan đến các loại hoa tại VNFarm nhé!


Liên hệ