Cách trồng lan vanda tại nhà nở hoa quanh năm

08:55:15 06/04/2023

Hoa lan vanda tuy không được nhiều người săn đón như các loài lan khác. Nhưng hoa mang trong mình một vẻ đẹp riêng, khiến nhiều người say mê từ cái nhìn đầu tiên. Hiện nay, cách trồng lan vanda cũng được nhiều người quan tâm. Vậy cách trồng lan vanda tại nhà khó không? Xem bài viết bên dưới của VNFarm nhé!

Xem nhanh

1.Cây lan vanda là hoa gì?


Cây lan vanda là hoa gì?

Lan vanda là một loài hoa có nguồn gốc từ Châu Á Thái Bình Dương. Loài hoa này được trồng nhiều tại Việt Nam, Lào, Trung Quốc,... Loài hoa lan vanda có những cụm lá dày, mọc đối xứng nhau và xòe rộng như cánh quạt. Hoa lan vanda mọc thành từng chùm và có nhiều màu sắc sặc sỡ. Hoa lan vanda có cánh hoa mỏng và có thể nở rộ khoảng 1 tháng mới rụng. Rễ nhiều và tỏa ra, thuận tiện để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Đặc điểm nổi bật của hoa lan vanda là có đài hoa lớn hơn hoặc bằng với cánh hoa, chồi hoa dài mang nhiều hoa to.

2. Lan vanda ra hoa tháng mấy?


 Lan vanda ra hoa quanh năm

Rất nhiều người thắc mắc rằng lan vanda ra hoa tháng mấy. Hầu hết các loài hoa lan vanda có thể trổ hoa hoa quanh năm. Hoa chỉ nở nhiều nhất vào mùa nắng, khi nhiệt độ không khí cao.

3. Các bước chuẩn bị trồng lan vanda tại nhà

Để thực cách trồng lan vanda tại nhà bạn cần chuẩn bị những gì? Chi tiết sẽ được bật mí dưới bài viết này.


Các bước chuẩn bị trồng lan vanda

3.1. Chuẩn bị giá thể trồng lan vanda

Nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, không cần giá thể lan vanda vẫn có thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Để cây có điều kiện sinh trưởng tốt và ra hoa nhiều hơn thì nên trồng trên than củi hoặc vỏ dừa. Giá thể trồng phải thông thoáng vì cây lan vanda có rễ ưa ẩm, nhưng không chịu úng.

3.2. Chuẩn bị chậu trồng lan vanda

Có thể lựa chọn chậu trồng dựa trên sở thích của mỗi người. Thay vì sử dụng chậu nhựa, nên lựa chọn dùng giỏ hoặc chậu gỗ để trồng lan vanda. Vì những loại chậu này có thể đảm bảo được độ thông thoáng, giúp cây phát triển được tối đa bộ rễ.

3.3. Độ ẩm thích hợp để trồng lan vanda

Độ ẩm môi trường không quá cao sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Do đó, cần phải thường xuyên tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho cây lan vanda. Độ ẩm thích hợp để lan vanda phát triển là khoảng 60-70% vào ban ngày và 90% vào ban đêm. Bộ rễ của cây sẽ phát triển tốt trong môi trường có độ ẩm thích hợp. Nếu độ ẩm quá thấp, cây lan sẽ chậm phát triển.

3.4. Ánh sáng thích hợp để trồng lan vanda


Nhiệt độ ánh sáng thích hợp để lan vanda phát triển

Đây là loài lan ưa sáng nên có thể để chậu lan vanda ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, vẫn phải tránh ánh nắng trực tiếp vì sẽ gây hại cho bộ lá. Lá bị hư sẽ làm cây phát triển yếu ớt. 

Trong quá trình thực hiện cách trồng lan vanda cần chú ý đến vị trí trồng phải đảm bảo đủ 50% ánh sáng để cung cấp cho cây. Nếu môi trường quá nhiều ánh sáng, lá cây hoa lan vanda sẽ chuyển sang màu vàng. Nếu không đủ ánh sáng, lá cây có màu xanh đậm và không ra hoa.

3.5. Nhiệt độ thích hợp để trồng lan vanda

Ở những nơi nhiệt độ vừa phải, không quá nắng nóng cây sẽ phát triển khỏe mạnh. Nhiệt độ trong khoảng 20-30°C, sẽ thích hợp nhất để trồng cây lan vanda. Phải có biện pháp hạ nhiệt độ xung quanh xuống khi trời quá nóng để cây có thể phát triển ổn định.

3.6. Cách nhân giống lan vanda


Nhân giống lan vanda

Khi chọn cây lan vanda làm giống nên chọn những cây có thân mọc thẳng và nhiều hoa to. Trên thân phải có nhiều rễ, để đảm bảo có thể hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cách trồng lan vanda cũng rất đơn giản. Khi cây hoa lan vanda trưởng thành sẽ mọc nhiều chồi con. Người trồng phải tiến hành dưỡng cây mẹ đến khi cây con có ít nhất 2 rễ. Đồng thời, thân lá cây con phát triển khỏe mạnh thì có thể tiến hành tách chồi và đem trồng.

4. Cách trồng lan vanda tại nhà đúng kỹ thuật


Cách trồng lan vanda

Xem thêm:

Cách trồng lan vanda tại nhà không khó nhưng yêu cầu 1 số kỹ thuật nhất định để cây lan vanda ra chồi và hoa đẹp hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể trồng bằng cây giống mua tại các cửa hàng cây giống.

Đầu tiên cần tìm cho lan vanda một nền móng cố định và vững chãi. Ưu tiên dùng vỏ cây vụn cùng với rêu để cây hoa hút nhiều dinh dưỡng hơn. Sẽ tốt hơn nếu có thêm một vài mảnh đất sét hoặc than củi để giúp lan vanda thoát nước hơn..

Tiến hành cách trồng lan vanda vào chậu, cho thêm một ít cây dương xỉ có độ dài gần bằng cây lan vào để trồng chung, mục đích giúp rễ ở trên không phát triển. Bước kế tiếp là đặt cây vào hộp chứa và lưu ý không để thân và gốc cây không ngập trong hỗn hợp.

Khi cây lớn hơn sẽ tiến hành chuyển sang chậu to hơn để trồng. Đối với cách trồng lan vanda tại nhà thì ưu tiên sử dụng chậu đất sét để thoát nước tốt và giúp cây tiếp xúc không khí nhiều hơn. 

6. Cách chăm sóc lan vanda tại nhà nhanh ra hoa

Để hoa lan vanda nhanh lớn và nhanh nở hoa bạn cần áp dụng tốt một số kỹ thuật chăm sóc cây như sau:


Chăm sóc lan vanda sau khi trồng

6.1. Tưới nước lan vanda

Hoa lan vanda là loại cây ưa nước. Cây sẽ phát triển nhanh vào mùa hè nên cần rất nhiều nước vào thời điểm này. Đối với cách trồng lan vanda trong rổ không có giá thể trồng, có thể tưới nước một ngày 2 lần hoặc mỗi ngày 1 lần mà không sợ bị úng rễ. Giảm bớt lượng nước cung cấp cho lan vào mùa đông, trong 1 tuần chỉ cần tưới 2 lần là đủ. 

Cây lan vanda bị thiếu nước, lá sẽ mềm tức và nhăn, khi đó cần tưới nhiều nước hơn. Không cung cấp đủ nước cũng là một nguyên nhân khiến lan vanda khó ra hoa.

6.2. Bón phân cho cây hoa lan vanda

Tiến hành tưới NPK 3-10-10 nồng độ 1 muỗng cà phê pha với 4 lít nước. Cứ cách 2 ngày nên tưới hỗn hợp này cho lan vanda một lần. Sẽ cung cấp đủ chất dinh dưỡng để cây lan vanda có thể sinh trưởng tốt và ra nhiều hoa. 

Tiến hành bón phân cho lan vanda dưới dạng phun sương vì cây hoa lan vanda có nhiều rễ, không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Giá thể trồng lan vanda thông thoáng nên cũng không lưu lại được dưỡng chất để nuôi cây. 

6.3. Kiểm soát côn trùng gây hại lan vanda


Kiểm soát sâu bệnh hại trên cây lan vanda

Rệp dính màu vàng là loài côn trùng thường thấy khi thực hiện cách trồng lan vanda tại nhà. Đây là một loại côn trùng chuyên hút nhựa trên các lá. 

Nếu phát hiện loại rệp gây hại này trên cây hoa lan, cần tiến hành diệt trừ ngay. Tiến hành phun sương các loại thuốc sát trùng lên về mặt lá. Cắt bỏ những là bị hại nặng để tránh lây lan bệnh cho các lá khác trên cây lan vanda. Hay sử dụng Vansi để tiêu diệt và phòng trừ bệnh.

6.4. Thay chậu cho lan vanda

Nếu cây lan vanda phát triển quá lớn nên tiến hành thay chậu. Việc thay chậu có thể thực hiện bất cứ thời gian nào trong năm. Những thời điểm thích hợp nhất là vào mùa đầu mùa mưa. Vào thời điểm này, cây sẽ phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn sau khi được thay chậu.

Chắc hẳn qua bài viết này của VNFarm bạn đã nắm được cách trồng lan vanda tại nhà. Để xem thêm nhiều thông tin hay và hữu ích liên quan đến đến cách trồng và chăm sóc các loại hoa thì đừng quên theo dõi website VNFarm hàng ngay nhé!


Liên hệ