Hướng dẫn cách bẫy chuột siêu hiệu quả

08:41:02 15/05/2023

Đối với nhà nông hay một số ngôi nhà tại thành thị thì chuột là loài động vật vô cùng phiền phức. Làm ảnh hưởng đến mùa màng và quấy rối cuộc sống thường ngày của gia đình. Hãy cùng VNFarm tìm hiểu cách bẫy chuột hiệu quả nhất ngay trong bài viết dưới đây!

Xem nhanh

1. Chuột là con gì?


Chuột là loài động vật vú nhỏ, thường có chiều dài trung bình khoảng 10 cm ( không bao gồm đuôi. Chuột lùn châu Phi có chiều dài từ 4,5 đến 8cm. Chuột khổng lồ phía Nam châu Phi có chiều dài khoảng 48cm.

2. Tác hại của chuột đối với cây trồng


Xem thêm:

Chuột là một mối nguy hiểm đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp vì:

Chuột gây thiệt hại cho các loại cây trồng, đặc biệt là cây lương thực và rau màu. Chúng gặm phá các cây trồng, làm suy yếu và phá hủy mùa vụ. 

Chuột cắn phá các vật liệu xây dựng và thức ăn trong nhà. Chúng có thể gây hại cho các công trình xây dựng và làm hỏng các đồ dùng trong nhà. Ngoài ra, chuột còn gây thiệt hại cho hàng hóa được bảo quản trong kho.

Chuột là một môi trường truyền bệnh nguy hiểm cho con người. Chúng có thể truyền bệnh như dịch hạch và sốt vàng, gây hại đối với sức khỏe đối với con người và động vật khác.

Vì vậy, việc kiểm soát và tiêu diệt chuột rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.

3. Những cách bẫy chuột hiệu quả

Dưới đây là một số cách bẫy chuột hiệu quả mà bạn có thể áp dụng:

3.1. Thực hiện cách bẫy chuột trong nhà bằng giấy


Vật dụng mà bạn cần có như sau:

  • Kéo cắt giấy

  • Băng keo trong suốt không màu

  • 1 cái thùng sơn cũ hoặc thùng nhựa, tùy thuộc vào điều kiện bạn muốn

  • Mồi dụ chuột: lạc rang, bơ lạc, lúa, gạo, cá, bánh mì,....

  • Cần có 2 miếng giấy carton

  • Hồ dán giấy

Cách bẫy chuột cống trong nhà bằng giấy


  • Bước 1: Đầu tiên, bạn lấy 2 miếng carton, dùng kéo để cắt thành hình lăng trụ có kích thước giống với mệnh của thùng sơn hoặc thùng nhựa

  • Bước 2: Lấy 2 miếng bìa carton lồng vào nhau để tạo được độ cứng và dùng hồ dán lại, rồi đục 2 lỗ sao cho song song với miệng của thùng sơn (thùng nhựa). 

  • Bước 3: Bước này, bạn dùng một que sắt để xuyên qua 1 lỗ của thùng sơn theo chiều hướng vào trong. Xuyên que này tiếp qua giấy bìa carton, đầu que còn lại thì xuyên qua phía miệng thùng còn lại. 

  • Bước 4: Cuối cùng bạn cần tìm vị trí mà chuột thường hay chạy qua và đặt thùng vào đó.  

  • Bước 5: Bạn cho mồi nhử vào đầu của bìa carton. Như vậy là chỉ với các bước đơn giản, bạn đã có thể bẫy chuột thành công.

3.2. Cách bẫy chuột ngoài đồng


Chuột tấn công và phá hoại mùa màng, ảnh hưởng nặng nề đến năng suất của bà con nông dân. Do đó, để bẫy chuột ngoài đồng, đã có không ít các dạng bẫy được cung ứng ra thị trường. Điển hình như bẫy kẹp, bẫy lồng, bẫy dính,... Bà con chỉ cần mua bẫy về, đặt thức ăn vào trong và để ở địa điểm thích hợp trong vườn, đặc biệt là những nơi có dấu chân chuột đi qua. 

Một điểm mà bạn cần chú ý nữa, để diệt chuột trên những ruộng rộng, bạn nên tạo ra đám ruộng bẫy. Trước khi gieo sạ, bà con nên chọn đám ruộng ở ngay trung tâm của đồng rồi tiến hành gieo sạ trước 3 tuần. Bà con dùng tấm ni lông rào xung quanh ruộng lại. Mỗi bờ ruộng khoét lỗ trống để đặt bẫy chuột, khi thiếu thức ăn, chúng sẽ chui từ lỗ này sang lỗ khác.

3.3. Hun khói để đuổi chuột ngoài đồng


Đây là một trong những biện pháp thủ công được người nông dân áp dụng từ xưa đến nay. Người nông dân sẽ hun khói để diệt chuột. Đầu tiên cần xác định được hang chính, hang phụ của chuột. Bạn bịt 1 đầu còn 1 đầu để chuột tảng ra hết khỏi hang. 

Nếu muốn bắt chuột lại và thả đi nơi khác, bạn có thể bịt một đầu hang, đầu kia thì để bẫy chuột, cho chúng bị ngạt và chạy vào. 

3.4. Diệt chuột bằng biện pháp sinh học


  • Ngoài cách đặt bẫy chuột, bạn có thể nuôi chó, mèo để dạy chúng cách tìm và diệt chuột. Bên cạnh đó, thì vẫn có một số loài thiên địch như chim, rắn, cú lợn. 

  • Trong những năm trở lại đây, thì cách diệt chuột sinh học được nông dân sử dụng nhiều. Bởi hiệu quả mang lại cực kỳ cao. Bà con nên sử dụng lúc lúa vừa mới gieo sạ cho đến giai đoạn trổ bông.

Có một số cách bẫy chuột được chia sẻ qua nội dung bài viết phía trên. Nhưng bà con đừng nên diệt chuột tận gốc sẽ gây nên sự mất cân bằng trong tự nhiên. Do đó, bà con chỉ nên áp dụng cách để xua đuổi chúng, không nên giết. Đừng quên liên hệ VNFarm để được tư vấn về các loại chế phẩm sinh học uy tín, chất lượng!

Để xem thêm nhiều bài viết hay và hữu ích liên quan đến bệnh hại cây trồng thì hãy truy cập trực tiếp vào website VNFarm nhé!


Liên hệ