Rầy nhảy hại sầu riêng và cách phòng trị hiệu quả

01:36:52 14/07/2023

Côn trùng gây hại tấn công cây trồng là nỗi lo của không ít bà con trồng sầu. Dẫn đến thiệt hại về sự sinh trưởng và phát triển của cây. Điển hình, có thể nhắc đến rầy nhảy, nếu không phát hiện kịp thời, chúng sẽ sinh sản với số lượng lớn và khó khăn để diệt triệt để. Để hiểu hơn về rầy nhảy hại sầu riêng và những tác hại chúng mang đến, cũng như cách phòng trị. Cùng VNFarm khám phá ngay trong bài viết sau!

Xem nhanh

1. Rầy nhảy là gì?


Rầy nhảy (rầy xanh) có tên khoa học Allocaridara maleyensis gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó chủ yếu là cây sầu riêng. Chúng tác động đến tất cả các giai đoạn của cây sầu riêng, từ lúc cây ra đọt non, làm cho cháy lá, rụng lá non, khiến cho cành bị trơ trọi. Việt Nam là quốc gia xuất hiện loại rầy này nhiều nhất

2. Đặc điểm rầy nhảy hại sầu riêng

2.1. Đặc điểm hình thái


Rầy nhảy trưởng thành thường có kích thước khoảng từ 3 đến 4mm, cơ thể màu vàng nhạt, có cánh trong suốt.

Trứng có màu vàng nhạt, hình bầu dục và có một đầu hơi nhọn, kích thước rất nhỏ, khoảng 1mm. Trứng rầy nhảy đẻ thành từng ổ từ 12 đến 14 trứng ở trong mô lá non, có thể quan sát thấy trứng nếu đưa lá non ra ngoài ánh sáng.

Rẩy nhảy có 5 tuổi, tuổi một có màu vàng di chuyển chậm. Tuổi 2, cơ thể bắt đầu phủ một lớp sáp màu trắng và có một ít lông tơ màu trắng ở cuối bụng. Từ 3 tuổi trở đi cơ thể sẽ có các sợi sáp trắng giống như bông gòn rất sài ở cuối đuôi. Từ 2 đến 3 tuổi ấu trùng sẽ di chuyển rất là nhanh khi bị động.

2.2. Vòng đời rầy nhảy


  • Đối với giai đoạn rầy trưởng thành (2 - 21 ngày): thân của chúng có độ dài từ 2.5 - 4mm, màu xanh lá mạ đặc trưng. Khi nhìn kỹ bạn sẽ thấy đầu chúng có hình tam giác, hai bên sẽ có chấm đen nhỏ, giữa đỉnh đầu có đường vân trắng. Cánh trong thì mơ, xếp úp hình mái nhà. 

  • Giai đoạn trứng (5 - 8 ngày): hình dạng của chúng hơi cong lại, dài chỉ khoảng 0.8mm. Trứng lúc mới đẻ sẽ có màu trắng sữa, trứng khi sắp nở sẽ có màu lục nhạt hay hơi nâu một chút. 

  • Rầy non giai đoạn này có thời gian kéo dài phụ thuộc theo từng mùa: 9 - 11 ngày vào mùa xuân, 7 đến 8 ngày vào mùa hè, 14 - 16 ngày vào mùa đông. Rầy xanh non có 5 tuổi. Rầy mới nở sẽ có màu trắng trong suốt, độ dài 1mm.

  • Khi rầy càng lớn, thì màu sắc bên ngoài sẽ chuyển dần sang màu xanh, cuối tuổi 5 thì cơ thể dài 2mm.

2.3. Đặc điểm sinh thái của rầy nhảy


Những con rầy trưởng thành, nơi sinh sống chủ yếu của chúng là mặt dưới lá. Chúng sẽ đẻ trứng trong mô lá non, những con như vầy thường sống đến 6 tháng. Rầy non hay còn được hiểu là những con ấu trùng tập trung trong các lá non, xếp lại, chưa mở ra. Cả rầy trưởng thành hay rầy non cũng gây hại bằng cơ chế là hút nhựa lá non. Do đó, những lúc cây sầu ra lá non, chúng tập trung rất nhiều. Rầy di chuyển cực kỳ linh hoạt, nhảy từ lá này sang lá khác. Do đó mà không có hướng trị kịp thời, rầy sẽ tác động rất nặng nề.  

3. Biểu hiện rầy nhảy trên cây sầu riêng


Xem thêm:

Biểu hiện mà bạn có thể dễ dàng nhận biết khi rầy nhảy tấn công cây sầu riêng, lá sầu sẽ xuất hiện những chấm nhỏ có màu vàng, sau đó mép lá bị cháy xoăn, khô lại và cuối cùng là rụng. Đôi khi còn trơ lại duy nhất một cành khô chĩa lên trời.

Hiện tượng khô lá, rụng khi bị rầy nhảy chích tương tự như khi bị táp nắng, nhiễm mặn hay thán thư. Nên bà con cần cẩn thận xem xét để đưa ra hướng khắc phục thích hợp. 

4. Tác hại của rầy nhảy hại sầu riêng


Cây trồng bị rầy nhảy thường gây hại ở những lá kém, lá nhỏ, lá non, làm gây hiện tượng cháy mép, rụng hàng loạt. Đọt khô làm cho cành bị trơ trọi.

Những vết thương rầy nhảy gây ra sẽ tạo điều kiện cho nấm khuẩn phát triển và gây hại.

Nếu rầy nhảy phát triển trong thời điểm sầu riêng ra hoa sẽ làm cho hoa rụng, không thể đậu trái và làm ảnh hưởng đến năng suất của vụ mùa.

5. Cách phòng rầy nhảy trên cây sầu riêng


  • Vào giai đoạn cơi đọt, ra đọt non, nên phun phòng rầy nhảy trên cây sầu riêng, đây là yếu tố cực kỳ quan trọng cần được chú ý.  

  • Kiểm tra vườn định kỳ, kịp thời phát hiện ra rầy nhảy tấn công và có hướng xử lý kịp thời, không để chúng lây lan với tốc độ nhanh.

  • Sử dụng thiên địch như nhện, bọ rùa, ong ký sinh, bọ cánh lưới, nhện,... 

  • Dùng bẫy dính màu vàng để bắt rầy trưởng thành và hấp dẫn chúng

  • Phun phòng rầy nhảy bằng Vansi, phun định kỳ 15 - 30 ngày/lần khi phòng quản lý rầy nhảy trên cây sầu riêng.

6. Cách xử lý rầy nhảy trên cây sầu riêng

Đối với trường hợp rầy nhảy đã xuất hiện và tấn công cây sầu riêng. Bà con dùng lực của nước, phun lên cây để rửa sạch rầu non. Nếu biện pháp trên không mang lại nhiều tác dụng. Ưu tiên sử dụng chế phẩm Vansi trừ rầy nhảy. Cách sử dụng như sau: 

NaN VNĐ 
Thêm vào giỏ hàng
  • Pha 25 - 50g cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán sầu.

  • Pha 500g cho 300 - 400 lít nước quản lý và phòng ngừa rầy nhảy trên cây trồng sầu. Phun 5 - 10 ngày/lần khi rầy nhảy xuất hiện. 

Vansi với cơ chế sử dụng các vi nấm sẽ ký sinh, lây nhiễm vào côn trùng, mọc tơ và ăn sâu vào cơ thể qua đốt bụng, đốt bụng, đốt chân, làm cho rầy nhảy ngưng ăn, rồi chết. Bên cạnh đó là khống chế rầy nhảy trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng. 

Sản phẩm sẽ có hiệu quả nhanh, phổ rộng chỉ sau từ 2 đến 3 lần sử dụng. Đặc biệt, trong tháng này VNFarm còn có rất nhiều chương trình ưu đãi dùng thử Vansi dành cho khách hàng mới, chi tiết chương trình cũng như để được tư vấn sản phẩm vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số Hotline: 032 8866 088 - 035 946 0202

Rầy nhảy có ảnh hưởng nhất định đến cây sầu riêng nếu không có cách phòng trị thích hợp. Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã nắm được kiến thức chăm sóc và bảo vệ cây sầu riêng. Đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều bài viết mới nhất về bệnh hại cây trồng.


Liên hệ