Bệnh xoăn lá cà chua và cách phòng trừ bệnh
Bệnh xoăn lá cà chua xuất hiện phổ biến khi khí hậu trở nên ấm áp. Nhất là nhiệt độ vào khoảng 25 đến 28 độ C, đây được cho là môi trường lý tưởng để bệnh phát tán. Bệnh là mối bận tâm của không ít bà con nông dân. Vậy nguyên nhân từ đâu xuất hiện bệnh, giải pháp và biện pháp phòng trừ hiệu quả, đều có ở bài viết này.
1. Bệnh xoăn lá trên cây cà chua là gì?
Bệnh xoăn lá trên cây cà chua do Virus gây ra. Những cành nhiễm bệnh hầu như không có khả năng hồi phục. Bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây. Tuy nhiên, thời kỳ cà chua ra hoa bệnh phát triển mạnh nhất.
2. Biểu hiện bệnh xoăn lá cà chua
Giai đoạn đầu bệnh xoăn lá cà chua xuất hiện, lá cong lại và hướng vào phía bên trong. Nhưng đến giai đoạn tiếp theo của bệnh, lá không còn hình dạng bình thường, trở nên nhỏ hẹp và có vết vàng từ mép đến chót lá lan vào đến giữa gân. Lá bắt đầu uốn cong lên phía trên thành hình thuyền, những chiếc lá non biến dạng nhiều hơn, giòn và trở nên nhỏ hẹp.
Cây sinh trưởng và phát triển cực kỳ kém, thấp, phân nhiều cành nhưng không thể phát triển. Ở giai đoạn đầu mắc bệnh, cây yếu ớt, không ra quả khi cây còn nhỏ. Tình trạng nặng hơn cây có thể chết. Tuy nhiên, nếu cây bị nhiễm bệnh muộn hơn, có thể ra hoa, quả nhưng sẽ rụng nhiều. Nếu quả vẫn còn phát triển, thì lại nhỏ, không có chất lượng.
3. Tác nhân gây bệnh xoăn lá cây cà chua
Bệnh xoăn lá cà chua do Virus gây ra, khi cành đã nhiễm bệnh sẽ không có khả năng hồi phục như ban đầu. Vì vậy, trong quá trình khắc phục bệnh, nên chú ý phun vào những lá non, xem chúng có bị xoăn hay không. Những cành đã nhiễm bệnh không nên chú ý quá nhiều. Ở từng giai đoạn phát triển của cà chua đều có khả năng mắc phải bệnh này. Nhưng ở thời kỳ cây bắt đầu ra hoa, kết trái là lúc nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
4. Tác hại của bệnh xoăn lá ở cây cà chua
- Cây cà chua bị nhiễm bệnh xoăn lá thường bị lùn, còi cọc, ốm yếu, kém phát triển. Bệnh nặng sẽ gây chết cây.
- Cây con bị nhiễm bệnh sẽ không ra hoa và trái, nếu có trái thì trái rất nhỏ. Ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng của cây cà chua nếu không có biện pháp xử lý kịp thời bệnh sẽ lây lan khắp vườn với tốc độ chóng mặt.
- Bệnh lan khắp vườn sẽ dẫn đến tình trạng cây chết đồng loạt.
Xem thêm:
- Tìm hiểu bệnh trên cây cà chua hay thường gặp khi trồng cà chua
- Tác hại và biện pháp phòng trừ bệnh đốm vi khuẩn hại cà chua
5. Biện pháp phòng bệnh xoăn lá cà chua
-
Để phòng chống bệnh xoăn lá cà chua thì việc lựa chọn giống cà chua sạch để trồng là hết sức quan trọng. Nên lựa chọn mua giống tại những địa chỉ uy tín tại địa phương, để cây không quá khó khăn trong việc làm quen với môi trường.
-
Vườn ươm phải thật sự khô thoáng, không ẩm ướt. Nếu không đây là điều kiện lý tưởng cho sâu bệnh phát triển.
-
Trước khi trồng cà chua, đất cần được canh tác cẩn thận và sạch sẽ. Tránh những mầm bệnh ẩn sâu trong đất làm bệnh xoăn lá cà chua có môi trường thuận lợi để phát triển. Độ pH trong đất đảm bảo từ 5.5 đến 6.5 là ổn định nhất.
6. Biện pháp trị bệnh xoăn lá cà chua
6.1. Biện pháp hóa học
Bà con có thể sử dụng các loại thuốc hóa học như Sokupi 0,36AS, Actara 25WG, Oshin 20WP,...để trị bệnh xoăn lá trên cây cà chua. Tuy nhiên, biện pháp này nên hạn chế sử dụng bởi có ảnh hưởng đến cây trồng và người. Bởi đa số thành phần của thuốc là chất hóa học.
6.2. Biện pháp sinh học
Những cành đã nhiễm bệnh không có khả năng phục hồi, nên cắt tỉa đi hết những cành nhiễm bệnh. Những cây bị nhiễm nặng thì nhổ bỏ và đem đi đốt để tránh lây lan bệnh. Hoặc có thể đào hố chôn và rải vôi vào để diệt mầm bệnh.
Sử dụng thuốc đặc trị xoăn lá cà chua Tabi, có chứa thành phần Chitosan có nhiệm vụ tạo một lớp màn chắn sinh học, tác dụng là cô lập, ngăn chặn sự tấn công của virus trên cây cà chua. Ngoài ra, sản phẩm này có thể ngăn chặn các bệnh như xoăn ngọn, sượng trái,...
Tabi là sản phẩm chuyên phòng trừ và tiêu diệt bệnh xoăn lá, xoăn ngọn, sượng trái ở cây cà chua. Đây là sản phẩm sinh học nên hoàn toàn an toàn với con người và không gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.
6.3. Hướng dẫn sử dụng thuốc đặc trị bệnh xoăn lá cà chua
- Cây bệnh: Pha 25ml cho bình 20 - 25 lít nước, phun (tưới) trực tiếp lên thân, cành, mặt sau mặt trước của lá và xung quanh gốc cây. Phun từ 2 đến 3 lần và cách nhau từ 3 đến 5 ngày. Khi thấy bệnh dừng hẳn thì tiến hành phun định kỳ cho cây cà chua.
- Phòng bệnh: Phun phòng 15 - 30 ngày/lần cho cây cà chua, thời gian phun sẽ phụ thuộc trực tiếp vào thời tiết và chu kỳ bệnh của cây cà chua. Để gia tăng hiệu quả bà con có thể sử dụng kết hợp với sản phẩm Nano Cu VNFarm.
Thuốc đặc trị Tabi được nhiều vườn cà chua ở khu vực Đà Lạt, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh sử dụng và có phản hồi tốt về tác dụng sản phẩm. Đặc biệt, chúng tôi còn hoàn tiền 100% nếu khách hàng sử dụng sản phẩm nhưng đạt hiệu quả.
Bạn có thể mua trực tiếp sản phẩm bên dưới bài viết này.
Chắc hẳn qua bài viết này bạn đã biết được nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục bệnh xoăn lá cà chua. Hy vọng hữu ích với nhà nông. Đừng quên liên hệ với VNFarm nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh xoăn lá ở cà chua!Để cập nhật thêm nhiều thông tin liên quan đến bệnh hại cây trồng thì hãy luôn theo dõi VNFarm.