4 bệnh trên cây cà chua hay thường gặp phải

09:44:35 24/02/2023

Cây cà chua được trồng phổ biến bởi trong quả có hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn mang đến giá trị kinh tế người trồng trọt. Tuy nhiên, bệnh trên cây cà chua lại là vấn đề làm không ít bà con đau đầu. Bài viết này VNFarm tiết lộ 4 bệnh trên cây cà chua hay mắc phải và cách phòng trừ bệnh.

Xem nhanh

1. Bệnh mốc đen lá

1.1. Nguyên nhân


Nấm Pseudocercospora fuligena là nguyên nhân chính gây ra bệnh trên cây cà chua. Mà cụ thể là bệnh mốc lá đen.

1.2. Triệu chứng


Khi quan sát bên ngoài, giai đoạn đầu nhà nông sẽ nhận thấy vết bệnh mờ và nhỏ. Nhưng thời gian sau chuyển thành màu hơi vàng xám. Nấm gây hại ngay trên cả hai mặt của lá, trên và dưới. Tình trạng nặng hơn, lá có thể rụng.

Trên lá non, bệnh lúc đầu nhỏ, về sau lây lan cực nhanh, xuất hiện quầng vàng ở xung quanh. Vết lan rộng ở trên cả lá non, có thể làm rách lá dễ dàng. 

1.3. Đặc điểm làm bệnh phát sinh


Đặc điểm chính làm bệnh phát sinh, bệnh tồn dư vẫn còn xuất hiện trên cây bệnh của những vụ mùa trước đó. Hoặc là bệnh ẩn sâu bên trong đất. Các bào tử bắt đầu lan truyền trong không khí, rơi trên lá cà chua. Bệnh lan nhanh, nhưng triệu chứng chỉ biểu hiện ra bên ngoài sau 2 tuần phát bệnh. 

Bệnh xuất hiện chủ yếu ở phía gốc, đến khi thời tiết ấm bắt đầu xâm nhập đến các bộ phận khác.

1.4. Biện pháp phòng trừ


  • Lựa chọn và trồng các loại giống kháng bệnh, vệ sinh sạch đất trước khi canh tác.

  • Cắt tỉa hết đi những cành lá phía dưới gốc để làm thông thoáng cây. Giảm mức độ nhiễm bệnh xuống mức thấp nhất có thể. 

  • Sử dụng các chế phẩm sinh học an toàn, lành tính cho cây trồng và người dùng. Đảm bảo theo 4 nguyên tắc: đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng liều lượng, nồng độ và đúng cách.

  • Có thể sử dụng các loại thuốc Venri để diệt bệnh mốc là đen.

2. Bệnh héo vàng 

Nói đến bệnh trên cây cà chua, thì bệnh héo vàng là một trong những điển hình. 

2.1. Nguyên nhân


Nấm Fusarium oxysporum là nguyên nhân chính gây ra bệnh héo vàng trên cây cà chua. Các bào tử lớn cong và có hình lưỡi liềm, có từ 3 đến 5 vách ngăn, có màu vàng nhạt hoặc không màu, bào tử nhỏ hình elip,...được quan sát dưới kính hiển vi.

Xem thêm

2.2. Triệu chứng


Khi mắc bệnh, cây bị còi cọc, không phát triển và nặng hơn có thể chết. Khi quan sát bên ngoài, thấy các lá dưới phần gốc biến vàng, một bên cây biến vàng và chết. Nếu không xử lý kịp thời lan ra hết cây, lá héo bị rụng hết. 

Vết bệnh ở phía trên thân sát mặt đất hoặc cổ rễ màu nâu, từ từ vết bệnh lớn dần làm khô hết ở đoạn thân nằm gần phía dưới đất. Khi nhiệt độ chuyển sang ẩm, bề mặt vết bệnh xuất hiện một lớp màu hồng nhạt, chẻ dọc thân sẽ thấy mạch dẫn của cây có màu nâu. 

Một điều đáng lưu ý, cây bị bệnh ban ngày sẽ héo, đêm phục hồi, khả năng sinh trưởng kém. Sau một tuần như vậy, cây sẽ hoàn toàn chết.

2.3. Phòng chống và khắc phục


  • Chọn giống sạch bệnh tại địa chỉ uy tín, chất lượng. 

  • Tiêu hủy hết cây đã bị nhiễm bệnh, nếu đất nhiễm nặng thì phải trồng luân canh với cây khác, không cùng họ với cà chua từ 4 đến 5 năm. 

  • Cần để đất thông thoáng, không tưới quá ẩm. Trồng mật độ cây thích hợp, bón lượng phân cân đối, vừa đủ. Không quá dày cũng không quá thưa. 

  • Sử dụng các chế phẩm sinh học nấm đối kháng Trichoderma ủ với phân chuồng hoại mục 7 đến 10 ngày trước khi bón, thêm 3kg phân chuồng.

  • Sử dụng thêm các loại thuốc hóa học có chứa các hoạt chất Propiconazole, Difenoconazole, Hexaconazole,....

3. Bệnh sương mai cà chua

3.1. Nguyên nhân


Phytophthora infestans (Mont.) de Bary là loại nấm gây ra bệnh sương mai cà chua. Bào tử mọc thành cụm, phân thành nhiều nhánh khác nhau. Bọc động bào tử có hình quả chanh và không có màu.

3.2. Triệu chứng


Bệnh sương mai xuất hiện trên mép chóp lá tạo ra vết xám có màu xanh nhạt, sau đó lan rộng đến những phiến lá. Ở giữa vết bệnh chuyển sang màu nâu đen, xung quanh vết bệnh thường có lớp cành bào tử màu trắng, nhìn bên ngoài tương tự như lớp mốc.

Ở mặt dưới của lá, vết bệnh cũng có một lớp mốc trắng như sương. Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ thì hơi cháy, nhưng bệnh nặng thì toàn bộ phiến lá bị cháy khô và chết dần.

3.3. Biện pháp khắc phục


Hạn chế canh tác vào mùa mưa nếu không có điều kiện kiểm sát độ ẩm tốt như trong nhà kính.

Phơi đất, vệ sinh đồng ruộng thật kỹ trước khi trồng cây. Tạo điều kiện thông thoáng để cây cà chua phát triển. Không trồng liên tục nhiều vụ trên cùng một ruộng, nên luân canh với nhiều giống cây họ cà khác.

Sử dụng sản phẩm Venri để phòng trừ bệnh và tiêu diệt bệnh sương mai trên cây cà chua.

4. Bệnh thán thư trên cây cà chua

4.1. Nguyên nhân


Nấm Colletotrichum phomoides Sac là nguyên nhân chính gây ra bệnh thán thư trên cây cà chua. Đây là bào tử đơn bào, nhìn vào hơi cong, hình trụ hai đầu tròn và không có màu.

4.2. Triệu chứng


Bệnh thán thư có thể ảnh hưởng đến toàn bộ thân cây, nhưng có tác động mạnh nhất vào giai đoạn chín. Vết bệnh lúc ban đầu chỉ có một đốm nhỏ, lõm, ướt xuất hiện trên bề mặt của quả cà chua. Nhưng chỉ cần sau từ 1 đến 2 ngày, kích thước của vết bệnh đã có thể tăng đến 1cm đường kính. 

Bệnh có biểu hiện thường là hình tròn, phân ra ranh giới giữa mô bệnh là một đường có màu đen chạy dọc theo vết bệnh. Các vết bệnh này liên kết với nhau và tạo ra quả bị thối, khi vỏ khô lại có màu trắng vàng bẩn. 

Nấm dễ dàng gây hại đến các chồi non, tạo ra hiện tượng thối ngọn, cây có thể chết dần nếu bệnh phát triển nặng.

Khi độ ẩm không khí cao hoặc vào mùa mưa, bệnh thán thư càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

4.3. Biện pháp khắc phục


Nếu bệnh được phát hiện kịp thời, nên phun các loại thuốc có các hoạt chất sau: Metominostrobin, Azoxystrobin,…. Liều lượng sử dụng cần đúng theo hướng dẫn trên bao bì để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bệnh trên cây cà chua không có quá nhiều loại, nhưng để xử lý triệt để và không ảnh hưởng nhiều đến cây. Người trồng cần quan sát cẩn thận trong từng giai đoạn cây phát triển của cây để phát hiện được những dấu hiệu bất thường và có hướng xử lý kịp thời. VNFarm vẫn ở đây và mang đến những kiến thức bệnh hại cây trồng hữu ích nhất cho nhà nông.


Liên hệ