Bệnh đạo ôn trên lúa: Dấu hiệu, cách phòng, trừ bệnh hiệu quả

01:57:04 04/07/2023

Lúa là loại cây lương thực đã quá quen thuộc với bà con nông dân. Tại Việt Nam, lúa nước có thể coi là nghề truyền thống. Tuy nhiên, bà con nông dân cứ vất vả mãi, loay hoay quanh năm vì nhiều loại bệnh từ cây lúa. Đặc biệt là bệnh đạo ôn, hiểu được nỗi lo này, VNFarm sẽ chia sẻ tất tần tật những vấn đề xoay quanh bệnh đạo ôn trên lúa giúp bà con hiểu thêm về loại bệnh này nhé!

Xem nhanh

1. Bệnh đạo ôn là gì?


Bệnh đạo ôn là một trong các loại dịch hại nguy hiểm đối với cây lúa tại Việt Nam nói riêng và các quốc gia khác nói chung. Bệnh chủ yếu do nấm Pyricularia oryzae gây ra.

 Để biết được nguyên nhân và cách phòng bệnh, cùng VNFarm tìm hiểu trong nội dung tiếp theo. 

2. Nguyên nhân bệnh đạo ôn lá lúa

Như đã đề cập phía trên đạo ôn lá lúa do nấm gây ra. Loại nấm này tồn tại trên những tàn dư của cây trồng, lúa chét và cả cỏ dại. Bào tử nấm hại sẽ phát sinh chủ yếu vào ban đêm. Khả năng gây bệnh thì tùy thuộc vào từng vùng địa lý. Nếu độ ẩm cao thì khả năng bào tử mọc ra gấp nhiều lần bình thường. 

2.1. Quá trình gây hại của bệnh đạo ôn


Xem thêm:

Điều kiện thời tiết, độ ẩm lý tưởng nấm xâm nhập vào cây, nấm sẽ tiết ra các độc tố như axit,... các chất có khả năng kìm hãm lại sự hô hấp và khả năng phân hủy của enzyme chứa kim loại của cây, khống chế sự sinh trưởng của cây lúa. 

Nấm đạo ôn sẽ tồn tại ở dạng sợi nấm, bào tử trong rơm rạ và hạt giống lúa đã bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, nấm còn tồn tại trên ký chủ phụ mọc quanh ruộng như các loài cỏ đuôi phụng, lúa ma, lúa lộn,... sinh trưởng và phát triển quanh năm. Nếu gặp điều kiện khô ráo, bào tử sống hơn một năm, sợi nấm sống đến gần 3 năm. 

3. Biểu hiện bệnh đạo ôn trên lúa


Để phát hiện được bệnh đạo ôn trên lúa, thì ba bộ phận bạn có thể quan sát rõ nhất là lá, đốt thân và cổ bông: Cụ thể như sau: 

  • Đạo ôn trên lá lúa: ban đầu, vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ màu xanh hoặc xám nhạt. Nhưng về sau vết bệnh này sẽ lớn dần có dạng hình thoi, ở giữa sẽ rộng ra, nhọn ở 2 đầu. Bà con quan sát thấy giữa vết bệnh sẽ có màu xám tro, xung quanh thì nâu đậm, phần tiếp giáp với mô khỏe có màu nâu nhạt. 

  • Khi bệnh chuyển sang nặng hơn thì các vết bệnh sẽ nối liền nhau làm cho lá bị cháy, nơi bị nhiễm nặng có thể bị cháy hoàn toàn, rễ thì thối lúa không thể phục hồi lại bình thường. 

  • Bệnh đạo ôn xuất hiện trên đốt thân: vết bệnh có màu nâu bao quanh đốt thân làm cho đốt bị teo và khô lại. Các đốt thân ở gần gốc sẽ bị mục ra làm cho gốc bị gãy đổ. 

  • Cổ bông và cổ gié: vết bệnh lúc đầu chỉ là chấm nhỏ màu đen, đoạn cổ giáp tai lá về sau thì lớn dần lên làm cho cổ bông bị héo, bông lúa bị trắng hoặc lép lửng. 

  • Đạo ôn xuất hiện trên hạt: vết bệnh xuất hiện với hình dạng bất định, các vết có màu nâu xám. Nấm đen chủ yếu ký sinh ở vỏ trấu, hoặc có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị bệnh là nguồn chính truyền bệnh sang những vụ sau. 

5. Biện pháp phòng bệnh đạo ôn trên lúa


Một số cách phổ biến và hiệu quả bà con có thể sử dụng để phòng bệnh đạo ôn trên lúa:

  • Cần dọn sạch tàn dư của rơm rạ và các loại cỏ dại có mang mầm bệnh trên đồng ruộng. Gieo cấy các giống kháng hoặc có khả năng chống chọi lại với các bệnh đạo ôn. Lưu ý kiểm tra hạt giống và xử lý giống ở nhiệt độ hợp lý. Mật độ gieo và cấy phải vừa phải. 

  • Tỷ lệ phân chuồng và NPK bón hợp lý, bón tập trung nặng đầu, nhẹ cuối là hợp lý. Làm sao cho khi lúa trổ bông có được bộ lá đồng màu xanh hơi vàng, như vậy là đạt tiêu chuẩn. Nhất là khi bị nhiễm đạo ôn, không được để ruộng khô hạn, không bón phân đạm, không phun các loại thuốc kích thích sinh trưởng hay các loại phân bón lá. 

  • Nếu ruộng đã bị đạo ôn nặng thì sau khi phun 5 - 7 ngày còn vết trên lá non dạng cấp tính phải phun lại lần 2. 

  • Giữ mực nước trong ruộng đầy đủ theo nhu cầu của cây lúa qua các giai đoạn. Hạn chế thấp nhất việc để ruộng khô nước. 

  • Cần thăm đồng thường xuyên, để phát hiện bệnh một cách nhanh chóng, khi bệnh mới xuất hiện, không để tình trạng diễn ra nặng nề khó có thể trị. 

  • Đối bệnh đạo ôn xuất hiện trên cổ lá, cổ bông thì cần quan sát kỹ lúc lúa trổ bông. Nếu ruộng lúa bị bệnh đạo ôn cho dù đã chữa khỏi nhưng vẫn sẽ còn tồn tại bệnh, do đó, trước khi vào vụ mới cần phải phun thuốc cho ruộng. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh đạo ôn cổ bông phát triển cần phải phun cho các ruộng gieo, cấy giống.. 

  • Ngoài ra, thì những ruộng xanh tốt, thừa độ đạm khi trổ được khoảng 30%, gặp thêm gió mùa đông bắc muộn thì thường mang bệnh đạo ôn đến. Lúc này dùng thêm các loại thuốc đặc hiệu như Trium để phun cho ruộng. 

6. Trium 500g thuốc đặc trị bệnh đạo ôn trên lúa giai đoạn đẻ nhánh

Trium là thuốc đặc trị bệnh đạo ôn thiệu quả được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Sản phẩm này chứa bào tử nấm đối kháng kết hợp với các hoạt chất sinh học từ nấm Chaetomium Cupreum, giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh cho cây lúa.

Trium có khả năng ngăn chặn sự phát triển của bệnh đạo ôn, giúp tăng cường sức đề kháng cho cây và ngăn chặn sự tấn công của các tác nhân gây bệnh và điều kiện thời tiết. Sản phẩm này an toàn cho sức khoẻ con người, không chứa hoá chất độc hại và không gây ô nhiễm môi trường.

Trium được sản xuất từ nguồn gốc sinh học 100% và là một trong những sản phẩm đặc trị bệnh đạo ôn được ưa chuộng nhất hiện nay.

NaN VNĐ 
Thêm vào giỏ hàng

6.1. Cách sử dụng Trium thuốc trị bệnh đạo ôn trên lúa

  • Để trị bệnh: liều dùng từ 200 - 300 lít nước cho hũ 500g. Cách dùng, phun định kỳ 3 - 5 ngày/lần. 

  • Nếu chỉ sử dụng để phun phòng bệnh: liều dùng 400 - 600 lít nước, phun định kỳ 15 - 30 ngày/lần. 

Sử dụng thuốc trị bệnh đạo ôn trên lúa Trium để phòng trừ bệnh đạo ôn là biện pháp hữu hiệu, bà con sẽ được hiệu quả rõ rệt trên cây lúa chỉ sau 2 đến 3 lần sử dụng khoảng từ 6 đến 10 ngày.

Tháng 7 này, VNFarm có rất nhiều chương trình dùng thử Trium cho khách hàng vì vậy bà con còn chần chừ gì mà không liên hệ với VNFarm qua Hotline:  032 8866 088 - 035 946 0202 để nhận tư vấn.

Bệnh đạo ôn xuất hiện phổ biến trên cây lúa. Bà con nếu đã có kinh nghiệm trong việc trồng lúa sẽ biết được tác hại nặng nề mà loại bệnh này mang lại. Do đó cần chủ động phòng bệnh trước. Để biết thêm nhiều thông tin hay liên quan đến bệnh hại cây trồng thì đừng quên liên hệ VNFarm nhé!


Liên hệ