Cây lúa bị thối thân (thối bẹ, thối gốc, rễ) - Nguyên nhân và cách phòng trị

01:39:09 04/07/2023

Thối thân, thối bẹ, thối gốc, rễ là bệnh phổ biến thường gặp ở cây lúa. Khi lúa gặp phải điều kiện thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao thì bệnh sẽ phát triển mạnh, gây chết cây. Nguyên nhân cây lúa bị thối thân, thối bẹ, thối gốc, rễ là gì và các phòng trị như thế nào cho hiệu quả. Hãy cùng VNFarm tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây

Xem nhanh

1. Nguyên nhân cây lúa bị bệnh thối thân


Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thối thân cây lúa là do tác nhân gây bệnh vẫn còn ẩn sâu trong đất làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất cây. Sự lan truyền bệnh có thể do nước tưới, thoát nước kém, cây trồng không có khả năng kháng bệnh, cây nhiễm bệnh hoặc điều kiện thời tiết thay đổi thất thường tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công và lây lan diện rộng. 

Ngoài ra thì nấm Sclerotinia sclerotiorum, vi khuẩn Erwinia sp cũng là nguyên nhân dẫn đến thối thân, bà con có thể thấy dấu hiệu thông qua hạch nấm lớn có trong đất. 

2. Điều kiện bệnh phát sinh bệnh thối thân trên cây lúa


Cây lúa bị thối thân gây hại nhiều trên diện rộng khi đến vụ đông xuân, bởi thời tiết ẩm ướt, có nhiều sương, độ ẩm không khí cao. Lúc này vi khuẩn lưu tồn trong đất, nước sẽ xâm nhập vào lúa qua các vết thương, làm cho cây lúa héo, nghẽn mạch. Nếu không phát hiện sớm, bệnh lan truyền cực kỳ nhanh, làm chết từng chòm, những trường hợp nặng làm thiệt hại nặng nề, chết cả ruộng lúa. 

Thêm nữa, bệnh thối thân lúa có thể phát sinh lây lan thành dịch nếu như ruộng lúa bị ngộ độc hữu cơ, rầy nâu tấn công, nhiễm mặn hoặc nhiễm bệnh đạo ôn. 

3. Triệu chứng của bệnh thối thân cây lúa


Nếu cây lúa bị nhiễm bệnh thối thân, đầu tiên cây bị héo nhưng lá vẫn giữ màu xanh, bẹ mọng nước. Sau đó chết vàng từng chồi lúa, nặng hơn sẽ rụi lá ở từng chòm. Lúc nhổ bụi lúa lên thì cây bị đứt ngang gốc thân, rễ, bị thối đen và có mùi hôi. 

Vào giai đoạn lúa trổ, cây lúa bị bệnh sẽ không hút được chất dinh dưỡng nuôi thân, vô gạo. Bởi toàn bộ thân cây khô lại làm bông hư, hạt lép, ảnh hưởng năng suất nặng. 

4. Phương pháp phòng bệnh thối thân trên cây lúa


Xem thêm:

Để phòng bệnh thối thân trên cây lúa, bà con có thể nắm những biện pháp dưới đây và thực hiện:

  • Lượng phân bón cho lúa cân đối, không bón dư thừa đạm cho ruộng 

  • Thực hiện tháo cạn nước trên ruộng, tiến hành xả nước trong ruộng từ 1 - 2 lần để có thể xả bỏ hết những chất độc còn tồn đọng hoặc mầm bệnh, trứng sâu hại còn ẩn nấp bên dưới. Đồng thời, tạo điều kiện cho đất được thông thoáng, cây lúa ra rễ mới dễ dàng phát triển hơn.

  • Lúc phát hiện bệnh cây lúa bị thối thân phải dừng lại việc bón phân đạm ngay lập tức, không phun phân bón lá khi đang phun thuốc trừ bệnh cho cây. Chỉ bón phân khi bệnh đã được kiểm soát. 

  • Tùy vào bệnh trên cây lúa mà sử dụng những loại thuốc khác nhau. Trong đó, rải vôi là biện pháp thường hay được sử dụng để xử lý mầm bệnh. 

  • Tỷ lệ bệnh thối thân khoảng 5 - 10%, bà con tiến hành rải vôi bột với liều lượng từ 20 - 25kg/1000m2. 

5. Venri chế phẩm sinh học đặc trị bệnh thối thân cây lúa

Khi phát hiện cây lúa bị thối thân lúc này hãy ưu tiên sử dụng Venri để xử lý bệnh. Ưu tiên sử dụng Venri pha 25ml cho bình 20 - 25 lít nước, phun hoặc tưới đều cho đồng ruộng. Tùy vào diện tích mà thay đổi dung tích Venri cho phù hợp. Khi cây lúa bị yếu phun 2 - 3 lần, cách nhau 3 - 5 ngày/lần. Nếu với mục đích phòng bệnh phun 15 - 30 ngày/lần tùy vào tình trạng thời tiết và chu kỳ bệnh hại trên cây lúa. 

NaN VNĐ 
Thêm vào giỏ hàng

Venri có khả năng tuyệt vời trong việc  

  • Đối kháng nấm bệnh gây hại. 

  • Giúp lúa khỏe, tăng tính kháng lại bệnh của ruộng lúa. 

  • Cải tạo đất, tăng độ tơi xốp, giúp rễ phát triển tốt.

  • Phòng trừ hữu hiệu thối thân nói riêng và vàng lá thối rễ, thối quả, thối nhũn, xì mủ, héo dây, chết chậm, lở cổ rễ, thán thư, nấm hồng, sương mai, mốc sương, đốm lá, phấn trắng,... trên nhiều loại cây trồng khác nhau. 

Venri sẽ có hiệu quả chỉ sau 2 đến 3 lần sử dụng, mất khoảng từ 6 đến 10 ngày.

Đặc biệt, tháng 7 này VNFarm có rất nhiều chương trình dùng thử Venri cho khách hàng mới. Để biết thêm chi tiết chương trình và chương trình ưu đãi thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline: 032 8866 088 - 035 946 0202

6. Những câu hỏi thường gặp về bệnh thối thân


Không phải cây lúa mắc bệnh thối thân, mà cây trồng cạn mắc bệnh thối thân, tôi phải phòng bằng cách nào?

Trả lời: 

  • Bón lót phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh để đất trồng được tơi xốp, cung cấp nhiều vi sinh vật có ích.

  • Không lạm dụng phân bón hóa học khi bổ sung dinh dưỡng cho cây. Bởi khi cung cấp quá nhiều phân bón hóa học sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm, chất lượng quả lại không cao, làm đất ngày càng bị bạc màu, chua, kim loại nặng tăng dẫn đến vi sinh vật có hại có điều kiện tích lũy, gia tăng số lượng, dễ dàng gây hại cho cây trồng.

  • Luân canh cây trồng với lúa là biện pháp được áp dụng và mang đến hiệu quả cao. Vì khi đất đã trồng lúa trong thời gian dài sẽ làm cho hạch nấm trong đất bị tiêu diệt, vi khuẩn, tuyến trùng bị hạn chế phát sinh và lây lan. 

  • Ưu tiên xử lý hạt, rễ cây con bằng thuốc trừ nấm trước khi gieo trồng.

  • Làm đất trước khi trồng cây, cày bừa, xới, lên luống cao để tầng canh tác được thông thoáng, rễ phát triển tối đa. Môi trường đất được thông thoáng thì vi sinh vật có hại không có điều kiện phát sinh gây hại rễ, thân cây trồng. 

Bổ sung nấm có ích cho đất bằng cách sử dụng Nemon có tác dụng hiệu quả trong việc: 

  • Tăng pH sau 5-7 ngày

  • Cải tạo đất nhiễm mặn, phục hồi đất bạc màu, cằn cỗi, đất chuyên canh sử dụng phân bón vô cơ, thuốc hóa học lâu ngày.

  • Ức chế và tiêu diệt nguồn bệnh trong đất.

  • Tăng độ phì cho đất, giúp đất tơi xốp.

  • Tăng cường hệ vi sinh vật có lợi cho đất.

  • Chống stress cho cây do đất bị ngập úng, đất bị nhiễm phèn, mặn.

  • Giảm tối đa chi phí và số lần sử dụng phân bón vô cơ, thuốc hóa học.

Cây lúa bị thối thân nếu không được xử lý kịp thời sẽ mang đến những thiệt hại vô cùng lớn, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng mùa vụ. Nên trước khi bắt tay vào trồng lúa hoặc bất cứ loại cây trồng nào khác, nên nắm vững kiến thức được chia sẻ phía trên, để quá trình trồng cây đỡ nhọc nhằn hơn. Đừng quên liên hệ VNFarm để được tư vấn các vấn đề liên quan đến bệnh hại cây trồng và chọn mua những loại chế phẩm sinh học uy tín, chất lượng. 


Liên hệ