Lem lép hạt lúa: Nguyên nhân và thuốc đặc trị bệnh lem lép hạt
Lem lép hạt có nghĩa là bên trong ít hoặc rất ít gạo, một số trường hợp không có gạo ở trong. Nỗi sợ của bà con nông dân, nếu không có thuốc đặc trị bệnh lem lép hạt lúa hù hợp sẽ làm mùa màng thất thu, năng suất trở về bằng không, thiệt hại nặng nề. Hiểu được điều này, hôm nay VNFarm sẽ giới thiệu một số loại thuốc đặc trị lem lép hiệu quả.
1. Triệu chứng bệnh lem lép hạt
Bệnh lem lép hạt lúa là hiện tượng hạt lúa có vỏ trấu bên ngoài sậm màu lại, đổi từ nâu sang hẳn màu đen. Đầu tiên là đen lốm đốm đến đen toàn bộ vỏ trấu bao gồm cả trên hạt lúa có gạo, hạt lúa lép không có gạo. Bệnh này xuất hiện ở giai đoạn cây lúa còn trên đồng ruộng trước khi thu hoạch. Hạt lúa bị lép, lửng sẽ làm năng suất, chất lượng thiệt hại nặng nề.
2. Nguyên nhân lúa bị lem lép hạt
Xem thêm:
- Đạo ôn trên lúa và biện pháp xử lý bệnh
- Sâu cuốn lá lúa loại nhỏ sẽ gây tác hại gì và biện pháp xử lý bệnh
3 nguyên nhân chính gây ra bệnh lem lép hạt lúa bà con đã biết chưa, nếu chưa thì tham khảo bài viết dưới đây của VNFarm nhé:
-
Nhện gié tấn công lúa: chúng thường sống ẩn nấp bên trong các bẹ lá lúa. Nếu không được phát hiện và xử lý sớm thì mật độ sẽ tăng cao, chúng bò lên trên các bông lúa để chích hút lúa đang trong giai đoạn phát triển. Những bông lúa bị tấn công thường mọc thẳng đứng, phần lớn số hạt đều bị lép
-
Vi khuẩn Pseudomonas glumae (hay Bukhoderia glumae) tấn công, chúng làm thối đen hạt rồi gây vết bệnh trên vỏ hạt.
-
Nguyên nhân cuối cùng khiến lúa lem lép hạt có thể do nấm, điển hình Curvularia lunata, Microdochium oryzae, Phoma sp, Sarocladium oryzae, Septoria sp., Tilletia barclayana, Ustilagonoides virens,... Theo như nhiều nghiên cứu chỉ ra, hiện nay có đến tận 12 loại nấm khác nhau gây bệnh lép lép hạt.
3. Giai đoạn phát tán bệnh lem lép hạt lúa
Khi nắm được đặc điểm bệnh phát tán thì lựa chọn thuốc đặc trị lem lép hạt lúa cũng dễ dàng mà mang lại hiệu quả cao hơn.
-
Nấm có thể bám trên vỏ trấu hạt lúa sau khi ruộng đã thu hoạch, nấm lưu tồn và tiếp tục gây hại trên những vụ tiếp theo.
-
Cỏ dại trong ruộng lúa là cây ký chủ cho nấm bệnh phát triển, phát tán khắp ruộng lúa.
-
Các loại nấm, vi khuẩn tấn công làm lúa bị lem lép hạt vào giai đoạn đòng trổ như rầy nâu, bọ xít, đạo ôn,..
-
Thời kỳ mà cây lúa dễ dàng mẫn cảm với bệnh nhất là từ trổ bông đến chín sữa, rơi vào những lúc có nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, lượng mưa và số ngày mưa nhiều.
4. Taric thuốc đặc trị lem lép hạt lúa với dung tích 500ml
Taric là thuốc đặc trị lem lép hạt lúa với thành Lân hữu hiệu, Kali hữu hiệu, Axit humic, Mangan, Kẽm, Đồng, Bo. Với công dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa trong giai đoạn tạo hạt, lá đồng anh, làm tăng khả năng chuyển hoá dinh dưỡng để nuôi hạt, làm hạt no đây. Bên cạnh đó, Taric còn làm cây lúa trở nên cứng, tăng đề kháng sau khi bị sâu rầy gây hại.
Hướng dẫn sử dụng Taríc thuốc đặc trị lem lép hạt lúa
Pha khoảng 25 đến 50ml, cho bình từ 20 đến 25 lít nước, phun đều lên tán lá lúa 2 đến 3 lần trong giai đoạn làm đồng và ngậm sữa.
Đây là sản phẩm hòa tan nên có thể áp dụng kỹ thuật phun máy bay.
Đặc biệt tháng 7 này VNFarm có rất nhiều chương trình ưu đãi dùng thử sản phẩm Taric, để biết chính xác về thông tin mua hàng và được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm vui lòng liên hệ với VNFarm trực tiếp qua số Hotline: 032 8866 088 - 035 946 0202
5. Phương pháp phòng lúa bị lem lép hạt
Cùng VNFarm tìm hiểu những biện pháp phòng bệnh lúa bị lem lép hạt:
-
Không sử dụng lúa ở những ruộng đã bị lem lép hạt gây hại để làm giống cho những vụ tiếp theo.
-
Trước khi tiến hành xử lý ngâm ủ lúa, cần phơi khô, quạt sạch lúa giống để loại bỏ hết đi những hạt bị lép lửng, bởi những hạt này đã mang rất nhiều mầm bệnh, khả năng lây nhiễm cho mùa sau là cực kỳ cao.
-
Xử lý giống trước khi ngâm ủ bằng một số loại thuốc như: Carbenda supper 50SC, Biodazim 500SC,...
-
Cần phải cân đối lại lượng đạm, lân, kali, để cây lúa sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, tuyệt đối không bón quá nhiều đạm.
-
Phòng trừ tốt các bệnh vàng lá, khô vằn, tiêu lửa, vết nâu,... trước khi lúa trổ. Để hạn chế được những loại nấm, vi khuẩn tấn công tạo nên bệnh lem lép hạt lúa bằng cách pha 25ml Venri cho bình 20 - 25 lít nước, phun hoặc tưới.
-
Tiếp theo là sử dụng Vansi, pha 25 - 50g cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân cây và vùng dưới tán định kỳ 3 - 5 ngày một lần để tiêu diệt hết nhện gié, bọ xít hôi.
6. Những giống lúa kháng bệnh lem lép hạt
Hiện nay, đã có một số giống lúa được phát triển để kháng bệnh lem lép hạt, bao gồm:
Có một số giống lúa được phát triển để kháng bệnh lem lép hạt bao gồm IR64, TDK1, Nipponbare và Azucena.
Các giống lúa này đã được chứng minh là có khả năng kháng bệnh lem lép hạt và có thể giúp giảm thiểu tổn thất năng suất do bệnh gây ra.
Thuốc đặc trị lem lép hạt sẽ phát huy tác dụng nếu bà con sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm. Do đó, những thông tin phía trên đã cung cấp những kiến thức cần thiết để chọn lựa được loại thuốc phù hợp. Hy vọng bà con cảm thấy hữu ích với nội dung trên. Đừng quên liên hệ VNFarm để được tư vấn chi tiết các vấn đề liên quan đến bệnh hại cây trồng.