Trồng chuối bao lâu thì thu hoạch? Cách trồng cây chuối ăn quả đúng kỹ thuật

09:29:53 20/04/2023

Chuối mang lại giá trị kinh tế cao bởi đây là loại cây ăn quả dễ trồng và dễ tiêu thụ. Với mong muốn giúp bà con có kết quả tốt trong vụ màu. VNFarm xin chia sẻ cách trồng cây chuối đúng kỹ thuật đảm bảo sai trĩu quả. 

Xem nhanh

>>>  Bên cạnh chia sẻ các thông tin về cách trồng/kỹ thuật trồng VNFarm còn chia sẻ các vấn đề liên quan đến bệnh hại cây trồng đặc biệt là bệnh phấn trăng như bệnh phấn trắng trên khổ qua, bệnh phấn trắng dưa leo, bệnh phấn trắng lá keo,...

1. Các bước chuẩn bị tiến hành trồng chuối

1.1. Đất trồng chuối


Đất phù sa tơi xốp, nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng, giữ ẩm và thoát nước tốt là điều kiện thích hợp nhất để thực hiện cách trồng cây chuối. Đất cần phải có lớp đất dày ít nhất là 0.7m để bộ rễ có thể phát triển tốt. Độ pH của đất phải đạt tiêu chuẩn trong khoảng 5 - 7. Nếu trồng chuối trên nền đất chua cần bón vôi bột cho đất thường xuyên nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. 

Lưu ý: Trong 2 - 3 vụ mùa trước, đất trồng chuối phải trồng các loại cây khác. Có như vậy việc trồng chuối sẽ mang lại hiệu quả hơn. 

1.2. Chọn giống chuối để trồng


Mời bà con tham khảo một số giống chuối phổ biến tại Việt Nam: 

  • Nhóm chuối già

Chuối già Lùn: Trái cong và khi chín có màu xanh, chóp trái hình cổ chai ngắn, đầu trái bằng phẳng hình nón cụt, cuống buồng còn sót nhiều lá mo chưa rụng hết. 

Chuối già Hương: Trái có hình dạng hơi cong và còn xanh khi chín, chóp trái lõm vô rõ rệt, đầu trái bằng phẳng. Đặc biệt, buồng dạng hình lăng trụ, cuống buồng không có lá mo vì rụng hết. 

Chuối già Cui: Trái hơi cong và còn xanh khi chín, đầu trái bằng phẳng hay hơi lõm vào, buồng có hình nón cụt, cuống buồng còn sót lá mo chưa rụng hết nhưng ít hơn giống chuối già Lùn. 

  • Nhóm chuối cao

Chuối cau Mẳn: Trái tròn nhưng thẳng, có vỏ láng bóng và khi chín có màu vàng, trái nhỏ và ngắn. 

Chuối cau Quảng: Giống với chuối cau Mẳn nhưng trái dài và lớn hơn. 

  • Nhóm chuối Xiêm

Chuối Xiêm Đen: Trái ít cạnh, đầu trái lồi, trái hơi ngắn, kích thước trung bình, chóp trái hình cổ chai, cuống hơi ngắn khoảng 2.5 cm, vỏ trái chín có đốm mốc. 

Chuối Xiêm Trắng: Trái ít cạnh, đầu trái lỗi, trái dài hơn chuối Xiêm Đen, kích thước trung bình, cuống dài khoảng 4 cm, chóp trái hình cổ chai. Vỏ trái chín có màu nhạt hơn Xiêm Đen, không đốm mốc. 

1.3. Thời vụ trồng chuối


Thực hiện cách trồng cây chuối ăn quả mùa mưa để có thể tận dụng được lượng nước tưới, vừa tiết kiệm được nước vừa không tốn công sức người dân. Nếu trồng ở những nơi thiếu nước thì không nên trồng muộn hơn 6 tuần trước khi mùa khô tới. 

2. Hướng dẫn cách trồng cây chuối ăn quả tại nhà

2.1. Làm đất trồng chuối


Xem thêm:

Trước khi tiến hành kỹ thuật trồng chuối, cần phải cày bừa đất 2 - 3 lần với độ sâu 0.5m. Mật độ trồng chuối thích hợp là 3000 cây/ha. Nếu mật trồng cây dày sẽ làm chậm thời gian buồng chuối ra quả, kích thước buồng chuối nhỏ do phải cạnh tranh ánh sáng, làm chậm sự phát triển của chồi bên, tăng tỷ lệ bệnh cho cây. 

Khoảng cách hay mật độ trồng chuối thường phụ thuộc vào giống, độ màu mỡ của đất, khí hậu và lượng nước. Vì thế, bà con cần quyết định mật độ trồng chuối thích hợp với điều kiện thực tế đất trồng. Khoảng cách trồng phù hợp là 2.0m x 2.0m. 

2.2. Cách trồng chuối ăn quả tại nhà

Hiện này, có 2 cách trồng cây chuối được nhiều áp dụng nhất đó là trồng bằng hạt hoặc trồng bằng cách nhân giống từ cây mẹ. Chi tiết từng cách sẽ được VNFarm bật mí nhanh qua bài viết bên dưới đây.

2.2.1. Cách trồng cây chuối theo phương pháp nhân giống từ hạt

Một số giống chuối trên thị trường thường được biến đổi di truyền để có bộ gen thay vì hai bộ và không có hạt. Tuy nhiên, có những giống chuối khác chứa hạt giống. Để thực hiện cách trồng cây chuối ra quả từ hạt giống, bà con cần ngâm hạt với nước ấm trong 1 - 2 ngày để làm mềm lớp lông của chúng, giúp phôi nảy mầm nhanh chóng. Hạt giống sẽ nảy mầm trong thời gian khoảng 2 đến 3 tháng tùy thuộc vào sự đa dạng của chuối.

2.2.2. Cách trồng cây chuối theo phương pháp nhân giống từ mẹ 


Bước 1: Phủ một lớp trấu dày khoảng 15 cm lên trên mặt đất và đốt để tránh các mầm bệnh hại, làm giảm mật độ các vi sinh vật gây hại, diệt cỏ dại, làm tăng dinh dưỡng cho cây, nhất là lân và kali, cải thiện điều kiện lý tính đất. Cần phải bón vôi cho cây trước khi trồng. 

Bước 2: Đào hố trồng chuối với kích thước hố: dài x rộng x cao là 40 cm x 40 cm x 40cm. 

Bước 3: Bón phân vào đáy hố, lấp phân bằng đất mặt trong vườn. 

Bước 4: Cắt túi bầu cây giống và từ từ đặt vào trông hố rồi lấp một phần đất để cây đứng vững sau đó nhẹ nhàng rút túi bầu lên. Lấp phần đất còn lại tránh để bộ rễ của cây giống bị thương. Nên thực hiện trồng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. 

Bước 5: Tưới nước cho cây chuối sau khi trồng. 

3. Hướng dẫn cách chăm sóc chuối sau khi trồng


Sau khi thực hiện cách trồng cây chuối ăn quả đúng các bước như trên, bà con cần tiến hành chăm sóc chuối kỹ lưỡng để đảm bảo chuối ra quả, cho năng suất cao: 

  • Trong 3 tháng sau khi trồng cần chú ý giữ cho đất luôn ẩm, làm sạch cỏ, che phủ đất.

  • Sau 15 ngày nếu cây giống nào bị chết nên tiến hành trồng cây thay thế và trồng những cây có kích thước tương đương. 

  • Cần tưới nước thường xuyên cho cây 2 ngày/lần trong suốt 1 tháng đầu tiên. Sau đó, mỗi tuần chỉ cần tưới 1 lần để duy trì độ ẩm 70 - 80%. 

  • Tiến hành bón lót và bón thúc cho cây để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng tốt nhất. Đối với bón lót cần bón mỗi hố 15 kg phân hữu cơ + 300g lân + 0/5 kg vôi bột. Bón thúc cho cây cần bón 520g đạm urê + 960g Kaliclorua. 

  • Mỗi cây chỉ nên để 1 - 2 chồi  khỏe mạnh, cân đối, cao dưới 1m và lá chưa xòe rộng cho vụ sau vì thế nên tỉa bớt chồi ở cây nhiều hơn 2 chồi để tránh cạnh tranh về dinh dưỡng. Nếu muốn chồi không mọc lại, cần tưới dung dịch 2.4 D nồng độ 0.5% chồi để tránh lây bệnh sang nhiều cây khác.

  • Cắt tỉa lá: Cắt bỏ những lá già và lá bị bệnh nếu không sâu bệnh sẽ cư trú tại đây, chúng phát triển mạnh làm lây lan sang nhiều cây khác. 

  • Bao buồng quả: Dùng túi nilon bao buồng quả giúp tăng kích thước quả và rút ngắn thời gian từ lúc ra buồng đến thu hoạch. 

  • Ngắt hoa đực (hay gọi là bắp chuối): Cắt bỏ ở vị trí khoảng 10 cm dưới nải quả cuối cùng và đồng thời bao buồng quả giúp tăng kích thước của những nải phí dưới và khối lượng buồng quả.

  • Phun Vansi, Leven để tiêu diệt các loại công trùng gây bệnh cho cây như rệp sáp, sâu đục chuối….

4. Trồng chuối bao lâu thì thu hoạch? Cách bảo quản chuối


Với từng giống chuối khác nhau sẽ có thời gian thu hoạch hoàn toàn khác nhau. Nhưng cách để dễ dàng nhận biết và thu hoạch chuối đúng thời gian thông qua một số đặc điểm sau: 

Thời gian từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoảng từ 12 đến 14 tháng, sau khi trồng từ 8 đến 10 tháng cây sẽ ra hoa, từ lúc bắp chuối trổ đến khi lúc chín khoảng 3,5 đến 4 tháng.

Căn cứ vào những chỉ số có trên quả: Chiều dài và trọng lượng của quả. 

Bạn có thể sờ vào bên ngoài để nhận biết độ chắc thịt của quả. 

Đối với những loại chuối bình thường, màu chuối khi chín sẽ ngã từ xanh sang vàng. 

Quá trình thu hoạch chuối cần đảm bảo không để quả bị trầy xước. Sẽ rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập làm thâm quả chuối và thối chuối. Ngoài ra, bà con có thể tách chuối ra từng nải để nhúng vào dung dịch Tecto 0.2% sau đó để ráo. Đặt vào thùng giấy nhẹ nhàng, tiếp đến là vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

ng chia sẻ về cách trồng cây chuối ăn quả cũng như cách chăm sóc chuối sau khi trồng được đúc kết từ kinh nghiệm làm vườn lâu năm của nhiều “lão nông”. Mong rằng bà con có thể tự trồng chuối cho năng suất như ý. Hãy ghé VNFarm để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến việc chăm sóc cây rau nhé!


Liên hệ