Sâu xanh hại cây ăn quả có múi và biện pháp phòng trừ hiệu quả
Khi trồng các loại cây có múi, nỗi lo lớn nhất của bà con nông dân hẳn là sâu xanh. Loại sâu hại này tấn công mạnh mẽ làm giảm năng suất, chất lượng cây có múi nặng nề. Nếu như không phát hiện và xử lý kịp thời thì cây có thể sẽ chết. Hiểu được điều này, VNFarm sẽ thông tin đến bạn về sâu xanh hại cây ăn quả có múi và biện pháp phòng trừ hiệu quả.
1. Đặc điểm sâu xanh
Về đặc điểm của loài sâu xanh, chúng thường đẻ trứng đơn lẻ, đôi khi thành từng chùm trên cả hai mặt của lá. Nhất là ở phần đọt non hay trái non. Kích thước rất nhỏ chỉ khoảng 0.5mm, trứng tròn và có màu trắng sữa khi nở. Trứng thường mất từ 4 - 5 ngày để ấp và nở thành sâu non.
Sâu xanh non thì thường có màu xanh lục, đối lúc có màu nhạt, đôi lúc lại đậm. Bên cạnh đó, sâu còn có hai sọc trắng rõ rệt chạy dọc trên cơ thể của chúng. Quá trình phát triển của ấu trùng thường mất từ 10 đến 20 ngày. Chỉ sau 5 năm và 4 lần lột xác thì kích thước của sâu xanh có thể lên đến 20 - 25mm, nếu chúng được phát triển trong những môi trường lý tưởng.
Nhộng thường đạt kích thước từ 12.6 cho đến 2.3mm. Lúc đầu nhộng cũng có màu nâu nhạt, sau vài ngày thì chuyển dần sang màu nâu đen.
Đối với sâu xanh trưởng thành thường hóa vũ, độ sải cánh của ngài 20 - 25mm, dài 10 - 12mm, đây là hình thái cuối cùng trong vòng đời của sâu xanh. Cánh trước sâu xanh có màu trắng bạc, thêm một đường viền màu nâu sẫm xung quanh bên ngoài của cánh trước và cánh sau. Ở cơ quan sinh sản có lông, nằm cuối đoạn bụng.
2. Vòng đời sâu xanh
Vòng đời sâu xanh trải qua 4 giai đoạn như sau:
-
Giai đoạn trứng: thời gian kéo dài từ 3 - 4 ngày
-
Giai đoạn sâu non: thời gian kéo dài từ 18 - 20 ngày
-
Giai đoạn nhộng từ 5 đến 6 ngày
-
Sâu trưởng thành hay còn gọi là ngài đêm: thời gian dài từ 4 - 10 ngày.
Có thể bạn chưa biết, tuổi thọ ngắn nhất của một con sâu xanh là khoảng 27 ngày, nhưng hiện nay, theo nghiên cứu thì hầu hết tuổi thọ sẽ kéo dài từ 30 đến 40 ngày
Những con trưởng thành sẽ đẻ trứng thành từng ổ ngay trên lá, mỗi ổ như vậy thì có từ 50 đến 150 trứng, chúng thường sẽ đẻ trứng vào ban đêm, vị trí thường là ở giữa lá hoặc ngọn lá.
3. Cách nhận biết sâu xanh hại cây ăn quả có múi
Cây ăn quả có múi là một trong những loại quả được ưa chuộng nhất trên thị trường. Những loại cây như: cam, chanh, bưởi, quýt,... được trồng phổ biến tại các tỉnh thành Việt Nam. Năng suất và chất lượng quả của mỗi mùa vụ là điều mà nhiều bà con quan tâm. Tuy nhiên, sự tấn công của sâu bệnh xảy ra thường xuyên và nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng quả. Điều này đã khiến nhiều bà con trồng cây ăn quả lo lắng.
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết sâu xanh hại cây ăn quả có múi:
-
Cánh hoa có màu nâu cam, gây rụng hoa để lại cuống và đài hoa.
-
Trên quả có múi xuất hiện các đốm nhỏ, tròn có màu từ vàng nhạt đến màu nâu đậm.
-
Trên quả cây có múi xuất hiện những vết lõm, vết nứt.
-
Trên lá cây xuất hiện những vết bệnh mờ màu và dần dần trở thành những vết mụn ghẻ.
-
Lá cây bị cong ngược về một phía, lá dần dần bị biến dạng.
-
Lá cây có màu vàng nhạt, phiến lá hơi ngả màu vàng cam và rụng sớm.
-
Rễ bị thối từ thóp, có màu nâu, rễ không còn có khả năng hấp thu nước, dinh dưỡng và nó dần lan vào bên trong thân cây khiến cành bị chết khô.
-
Quả xuất hiện nhiều nốt mụn sần sùi rời rạc hoặc thành từng mảng.
Tóm lại, trên đây là những dấu hiệu sâu xanh hại cây ăn quả có múi. Bạn nên tìm cách xử lý ngay từ đầu để ngăn chặn thiệt hại nghiêm trọng đến vụ mùa.
4. Tác hại sâu xanh trên cây có múi
Xem thêm:
- Rệp sáp hại cà phê nguyên nhân và cách phòng trị bệnh
- Các loại sâu ăn lá hay thường gặp nhất hiện nay
Tác hại của sâu xanh hại cây ăn quả có múi cũng còn tùy thuộc vào cây ký chủ, ấu trùng chúng sẽ ăn vào bất kỳ bộ phận nào của cây. Nhưng bộ phận mà chúng thích tấn công nhất là hoa và quả có hạt. Những con sâu non thì ít gây hại vào tán lá, bộ phận sinh trưởng hoặc bộ phận sinh ra quả.
Đối với những con ấu trùng chưa trưởng thành, thì chúng sẽ đục vào hoa, quả non. Làm rỗng các cơ quan bên trong và gây ảnh hưởng xấu đến hạt, khiến bộ phận này không còn tác dụng.
Có thể bạn chưa biết, thì phần lớn chất thải của sâu xanh có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đầu tiên là những tổn thương nhỏ trên thân cây, về sau sẽ phát triển thành các mầm bệnh thứ cấp, khiến cho các mô lân cận bị thối rữa.
Không chỉ dừng lại ở đó, sâu xanh còn gây hại cho lá cây có múi, chúng thường trú ngụ trên chồi, mặt dưới của lá non. Chúng sẽ thường cuốn lại hoặc gom lá thành từng chùm, nằm bên trong lá, từ từ ăn. Khi sâu tơ xuất hiện với mật độ cao, chỉ còn lại phần gân của lá. Các lá bị hại sẽ mất đi chất diệp lục, héo dần đi.
Đến khi trái cây có múi lớn lên, thì sâu sẽ thường ẩn náu ở mặt dưới và ăn vỏ ngoài, làm trái bị kém chất lượng, méo mó, da loang lổ, rất khó coi, hơn thế nữa có thể bị thối nhũn.
5. Biện pháp phòng trừ sâu xanh hại cây ăn quả có múi
5.1. Biện pháp phòng sâu xanh hại cây ăn quả có múi
-
Chọn giống cây trồng có múi khỏe mạnh, không nhiễm bệnh, xanh tốt được ưa tiên sử dụng làm cây giống.
-
Khi đào hố trồng cây có múi, phải bón lót bằng phân hữu cơ. Phun chế phẩm sinh học hoặc xử lý bằng vôi để diệt sạch mầm bệnh có trong đất.
-
Đồng thời, bón thêm bón thêm phân vi lượng, bón phân qua lá để hỗ trợ ngọn phát triển, cành mạnh cũng như kháng lại các loại sâu bệnh gây hại cho cây có múi.
-
Bà con định kỳ tạo tán, tỉa cành để cành được phân tán, tạo cảm giác thông thoáng, cây được cân đối, đủ lượng đạm để thúc chồi non được phát triển.
-
Bà con định kỳ kiểm tra vườn để kịp thời phát hiện những cây trồng bị sâu xanh tấn công. Chặt đi những cành bị nặng, sau đó mang đi tiêu hủy, rắc vôi bột lên trên để mầm bệnh được diệt sạch.
-
Bà con luân canh các loại cây trồng khác nhau từ 2 - 3 năm ở những nơi cây có múi bị ảnh hưởng nặng nề.
-
Nếu rầy, rệp, sâu xanh xuất hiện với mật độ nhiều trên cây có múi, nên đặt bẫy dính màu vàng để diệt côn trùng mang bệnh. Cứ cách 10 - 20m thì đặt một bẫy, cứ 1 tuần thì thay 1 lần.
5.2. Biện pháp trừ sâu xanh hại cây ăn quả có múi
Trong leven có chứa hoạt chất Axit Pyroligneous giúp xua đuổi sâu xanh hại cây ăn quả có múi và ngăn ngừa, làm chúng không sinh sản trong vườn. Bên cạnh đó là tăng cường sức đề kháng cho cây trồng, giúp cây trồng kháng tốt với các loại côn trùng gây hại như sâu xanh, sâu tơ, rệp sáp, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, nhện đỏ,... trong tất cả các giai đoạn từ trứng, ấu trùng đến trưởng thành. Đặc biệt, Leven an toàn hiệu quả cao với tất cả các loại cây trồng và con người.
Cách sử dụng Lenven phòng trừ sâu xanh hại cây ăn quả có múi:
-
Pha 25 - 50ml cho bình 16 - 25 lít nước.
-
Phun ướt đẫm thân, cành, lá và vùng dưới tán.
-
Định kỳ 5 - 10 ngày/lần (tùy theo áp lực và mật độ sâu hại).
6. VNFarm đơn vị chuyên cung cấp thuốc đặc trị sâu xanh hại cây ăn quả có múi
Sản phẩm thuốc đặc trị sâu xanh hại cây ăn quả có múi, được chúng tôi phân phối trực tiếp tại Website VNFarm.com.vn. Theo mô hình đưa sản phẩm trực tiếp từ nhà máy đến tay khách hàng. Đảm bảo hàng chính hãng, không bị làm giả, làm nhái, và để bà con được mua sản phẩm với giá tốt nhất.
Ngoài ra khi mua hàng tại VNFarm, bà con sẽ được được chúng tôi đồng hành. Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật chăm sóc cây trồng trong suốt quá trình canh tác. Đặc biệt, VNFarm còn hoàn tiền 100% nếu khách hàng sử dụng sản phẩm không thấy hiệu quả.
Sâu xanh hại cây ăn quả có múi là nội dung được VNFarm chia sẻ trong bài viết phía trên. Hy vọng qua đây, bà con đã có kiến thức về cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng. Đừng quên liên hệ VNFarm để được cung cấp các loại chế phẩm sinh học an toàn, hiệu quả, chất lượng.