Cách nhận biết rệp sáp hại cà phê và cách phòng ngừa hiệu quả

09:24:55 12/05/2023

Từ lâu rệp sáp hại cà phê đã khiến không ít bà con phải khổ sở, gây mất mùa và ảnh hưởng đến kinh tế. Vậy làm thế nào để nhận biết được rệp sáp cũng như cách phòng ngừa bệnh sao cho hợp lý? Cùng VNFarm tìm hiểu ngay nhé! 

Xem nhanh

1. Rệp sáp hại cà phê là gì?


Rệp sáp hại cà phê là loài rệp sáp mềm tua ngắn Planococcus kraunhiae Kwana và rệp sáp hai đuôi Ferrisia virgata. 

Rệp sáp trưởng thành có hình bầu dục, phủ một lớp sáp màu trắng. Con đực trưởng thành không có sáp, mình thon dài, râu và chân có nhiều lông tơ trắng, trứng có hình bầu dục. 

Con non chưa có sáp, màu hồng nhạt, chân phát triển mạnh và hoạt động nhiều. Không giống như con trưởng thành, con non chỉ nằm một chỗ để chích hút nhựa cây và sinh sản. 

Vòng đời của rệp sáp từ 26 - 40 ngày, trong đó giai đoạn trứng kéo dài từ 5 - 7 ngày. Rệp thường đẻ trứng vào các kẽ lá, chùm nụ - hoa, chùm quả non. Một con rệp mẹ có thể đẻ trứng theo từng lứa. Rệp non sau khi nở 2 - 3 ngày sẽ bò ra và nhanh chóng tìm nơi sống cố định.

2. Điều kiện rệp sáp phát triển


Rệp sáp xuất hiện trong suốt giai đoạn cây cà phê nở hoa đến khi thu hoạch. Sau khi thu hoạch, rệp sáp vẫn tồn tại và đẻ trứng vào những bông hoa chưa nở ở đầu cành.

Rệp sáp gây hại suốt cả các mùa vụ, nhưng chúng sẽ tấn công mạnh vào chồi non và chùm trái trong mùa khô và đầu mùa mưa, đặc biệt sau những cơn mưa đầu mùa khô. Khi có nhiều mưa và độ ẩm không khí cao lên thì sức tấn công của rệp sáp giảm đi. Đối với rệp sáp gây hại rễ, mùa mưa với độ ẩm đất cao thì đây thời điểm để rệp sáp phát triển mạnh mạnh.

Được biết rệp sáp có mối quan hệ cộng sinh với các loài kiến. Kiến có nhiệm vụ là làm lây lan và bảo vệ rệp sáp. Khi có nguy hiểm, kiến mang rệp đi trốn, khi không có nguy hiểm, kiến đưa rệp trở lại nơi cũ hoặc đến nơi thuận lợi hơn, từ đó lan rộng sang nhiều cây trồng khác.

3. Triệu chứng rệp sáp hại cà phê


Xem thêm:

Ở rễ: Rệp sáp sống trong đất, bám xung quanh rễ, chúng dùng miệng hút chích nhựa cây để lấy dinh dưỡng. Trong quá trình sinh trưởng chúng thường tiết ra một lớp sáp phủ lấy rễ cây, làm cho cây không thể lấy được nước và chất dinh dưỡng. Vì vậy, cây sẽ vàng úa, suy kiệt rồi chết dần. Bên cạnh đó, ở những nơi rệp sống và các vết thương do chúng tạo ra là môi trường thuận lợi cho các nấm bệnh tấn công.

Ở chồi non, chùm quả: Rệp sẽ phát triển mạnh vào đầu mùa mưa, chúng đẻ trứng vào các nách lá, chùm quả, chùm bông. Con non sau khi nở sẽ tìm đến những vị trí thích hợp và bắt đầu hút nhựa cây. Thường làm cho chồi non, cành lá bị héo, rụng bông, rụng quả non. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như quá trình sinh trưởng của cây. Tại những nơi rệp sinh sống thường bị phủ bởi sáp. Đồng thời, phát sinh thêm nhiều bệnh như nấm bồ hóng, nấm hồng. Khiến cây quang hợp kém, gặp thời tiết thuận lợi bệnh sẽ lây lan nhanh. 

4. Cách phòng trị rệp sáp hại cà phê

4.1. Biện pháp phòng ngừa rệp sáp hại cà phê


  • Sử dụng hạt giống cà phê ghép từ các cây khỏe mạnh hoặc có nguồn gốc rõ ràng. 

  • Thường xuyên thăm vườn cà phê để phát hiện các dấu hiệu của bệnh. 

  • Loại bỏ hoặc tiêu hủy những cây hay bộ phận đã bị nhiễm rệp. 

  • Dọn sạch cỏ dại bên trong và xung quanh ruộng vườn. 

  • Tuyệt đối không trồng các loại cây khác mẫn cảm với rệp trong vườn cà phê. 

  • Không để cây bị ngập nước trong mùa gieo trồng. 

  • Bón phân cân đối và đúng theo lịch trình chi tiết. 

  • Tạo điều kiện cho quần thể các loài thiên địch ăn rệp phát triển bằng cách thực hiện canh tác phù hợp. 

  • Hạn chế số lượng kiến trên ruộng bằng cách sử dụng các loại băng dính bẫy trên thân cây và cành nhánh. 

  • Vệ sinh các dụng cụ và trang thiết bị canh tác một cách cẩn thận. 

  • Trồng luân canh các loại cây không nhạy cảm với rệp. 

4.2. Phòng trị rệp sáp hại cà phê


4.3.1. Biện pháp hóa học 

Tiêu diệt rệp sáp hại cà phê rất khó thực hiện vì lớp sáp và sợi sẽ bảo vệ chúng trước những điều kiện gây bất lợi. Tuy nhiên, bà con có thể sử dụng các sản phẩm hóa học chứa các hợp chất như deltamethrin, chlorpyriphos và pyrethroids để phun trên lá. 

4.3.2. Biện pháp sinh học 

NaN VNĐ 
Thêm vào giỏ hàng

 

  • Khi thấy rệp xuất hiện với mật độ thấp, bà con có thể dùng miếng bông nhúng cồn hay dầu quét lên các đốm rệp sáp. Bà con cũng có thể rửa sạch cây với nước ấm hoài với một ít thuốc tẩy, xà phòng diệt côn trùng hay dầu hỏa. Những cây xung quanh cũng cần được phun pyrethrins hoặc dầu sầu đâu để ngăn ngừa rệp sáp lây lan. 

  • Sử dụng các loại thiên địch như bọ cánh gân xanh, ruồi giả ong, cánh cam, bọ rùa, ong bắp cày ký sinh hoặc bướm ăn thịt để tiêu diệt rệp sáp. 

  • Bà con có thể xử lý rệp sáp hại cà phê bằng cách sử dụng Vansi. Chế phẩm chứa nấm xanh, nấm trắng,... có  khả năng xâm nhập, ký sinh và hút hết dưỡng chất trên cơ thể rệp, khiến chúng yếu dần và chết đi. Sau khi, rệp chết những sợi nấm mọc lên từ xác rệp sẽ tiếp tục phát tán và tiêu diệt các côn trùng gây hại ở cây cà phê.

4.3.2.1. Hướng dẫn sử dụng Vansi để trừ rệp sáp hại cà phê

Xử lý

Pha 25 - 50g cho bình 20 - 25 lít nước phun đều ướt cả 2 mặt lá, thân, hoa của cây cà phê và vùng dưới tán. Phun 5 - 10 ngày/lần khi rệp sáp xuất hiện.

Phòng ngừa bệnh

Pha 500g cho 300 - 400 lít nước quản lý và phòng ngừa rệp trắng hại hoa mười giờ. Phun định kỳ 15 - 30 ngày/lần khi phòng quản lý rệp trắng. 

5. Hình ảnh vườn cà phê chú Quý trước và sau khi sử dụng Vansi để điều trị rệp sáp

Dưới đây là hình ảnh vườn cà phê nhà chú Quý trước và sau khi sử dụng chế phẩm sinh học Vansi điều trị rệp sáp. 


 


6. Mua thuốc đặc trị rệp sáp hại cà phê ở đâu


Mua thuốc đặc trị rệp sáp hại cà phê tại website VNFarm.com.vn. VNFarm đang áp dụng mô hình giao hàng từ nhà máy trực tiếp đến tay khách hàng nhằm đảm bảo đây là sản phẩm chính hãng, không làm giả, làm nhái và có thể giúp bà con nông dân mua hàng với giá thành tốt nhất.

Ngoài ra, khi bạn mua hàng tại VNFarm, nhân viên kỹ thuật  sẽ luôn đồng hành cùng với bà con và hỗ trợ tư vấn trong suốt quá trình canh tác. 

6.1. Lợi ích khi mua hàng tại website VNFarm

  • Tư vấn, hỗ trợ miễn phí cho bà con khi gặp thắc mắc về sản phẩm Vansi của VNFarm

  • Nhận ưu đãi giảm giá cực sốc khi mua hàng với số lượng lớn.

  • Giao hàng tại 63 tỉnh thành, thời gian nhận hàng sẽ từ 3 đến 5 ngày. Đối với khu vực TPHCM sẽ từ 1 đến 2 ngày.

  • Cơ hội trở thành đại lý chính thức của VNFarm.

Trên đây là thông tin chi tiết liên quan đến rệp sáp hại cà phê. Hi vọng, qua những kiến thức mà chúng tôi cung cấp có thể phần nào giúp được bà con phòng trừ rệp gây hại trên cà phê. Nếu muốn biết thêm nhiều kiến thức về cách phòng trừ bệnh hại trên cây trồng thì hãy ghé VNFarm thường xuyên nhé!


Liên hệ