Biện pháp phòng trừ sâu đục thân ngô
Sâu đục thân là một trong các loài sâu hại nguy hiểm nhất đối với cây ngô. Tỷ lệ cây ngô bị sâu đục thân tấn công lên đến 80-90%. Loài sâu này tấn công ảnh hưởng rất nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Quá trình phòng trừ sâu đục thân ngô còn nhiều khó khăn. Bài viết này sẽ giúp bà con nhận biết và xử lý sâu đục thân ngô một cách nhanh chóng, dễ dàng.
1. Dấu hiệu và tác hại của sâu đục thân ngô
Trong thời tiết mưa nhiều và độ ẩm cao, sâu đục thân ngô phát triển mạnh. Khi sâu còn nhỏ thường cắn các nõn lá và cuống hoa đực. Trên các nón lá ngô bị sâu tấn công sẽ có những lỗ thủng thẳng hàng, nặng hơn có thể làm rách lá. Khi sâu là sẽ đục thẳng vào thân và quả ngô. Làm cho cây ngô suy yếu, còi cọc và kém phát triển. Nếu gặp gió lớn, cây ngô sẽ bị gãy ngang. Cây ngô bị sâu đục thân tấn công hạt bị lép, năng suất và chất lượng thu hoạch sẽ giảm.
2. Đặc tính của sâu đục thân ngô
Con cái trưởng thành dài 13-15mm, có sải cánh rộng 30-35mm và cánh trước có màu vàng nhạt. Con đực trưởng thành có kích thước nhỏ hơn so với con cái. Chỉ hoạt động về đêm và ẩn nấp trong nõn lá và bẹ lá của cây ngô vào ban ngày.
Ở mặt sau của những là bánh tẻ ở gần gân chính là nơi con cái đẻ trứng. Chúng đẻ trứng thành ổ, mỗi ổ có vài chục đến vài trăm trứng. Trung bình mỗi con có thể đẻ 300-500 trứng, cao nhất có thể đẻ 1000 trứng. Khi mới đẻ, trứng của loài sâu này có màu trắng sữa.
Sau 1 tuần, trứng nở thành sâu non và chỉ nở vào buổi sáng. Sau một thời gian ngắn, sâu non sẽ nhanh chóng tấn công nõn, cờ, nách là, râu và quả ngô. Vào giai đoạn cây bắp trổ cờ, sâu sẽ tấn công bao cờ và đục cuống cờ làm cờ gãy gục, phấn hoa sẽ bị khô héo.
Sâu đục thân ngô thích nghi tốt trong môi trường có nhiệt độ khoảng 25-30°C, độ ẩm trên 80%. Sâu phá hoại mạng khi cây ngô lớn và có loa kèn, đặc biệt là khi cây ngô trổ cờ.
3. Vòng đời sâu đục thân ngô
Xem thêm:
- Cách trị sâu đục thân cây xoài
- Biện pháp xử lý sâu đục thân hại lúa
Vòng đời trung bình của sâu đục thân ngô là 35-40 ngày. Thời gian trứng 5-6 ngày, sâu non 20-25 ngày, nhộng 7-10 ngày và bướm đẻ trứng 1-2 ngày. Giai đoạn sâu non, chính là thời điểm ngô bị phá hoại mạnh nhất. Trong giai đoạn này sâu cần nhiều chất dinh dưỡng để chuẩn bị phát triển thành nhộng.
Trứng: Trứng có hình bầu dục, dẹt và có màu trắng kem. Các chùm trứng có kích thước không đều và nằm dưới mặt lá ngô. Theo thời gian, trứng sẽ chuyển dần sang màu nâu vàng. Sau 4-9 ngày trứng sẽ nở thành sâu.
Sâu non: Sâu non có màu nâu nhạt, một nang đầu màu nâu đen. Trên từng đoạn cơ thể sâu non có nhiều đốm đen tròn. Loài sâu non này thường hoạt động kiếm ăn vào ban đêm, đặc biệt là tấn công các thân cây và lá non.
Nhộng: Nhộng đực có chiều dài khoảng 13-14mm, nhộng cái có chiều dài khoảng 16-17mm. Nhộng có màu nâu vàng và được bao bọc trong một cái kén. Phần đầu bụng có 5-8 gai được sử để neo con nhộng vào kén.
Bướm: Bướm có kích nhỏ, có màu vàng nhạt hoặc màu vàng nâu. Kích thước sải cánh con cái 25-34cm, con đực có kích thước nhỏ hơn con cái. Kích thước sải cánh của con đực chỉ dài 20-26cm.
4. Biện pháp phòng trừ sâu đục thân hại ngô
Để phòng chống sự tấn công của sâu đục thân ngô, bà con phải áp dụng kết hợp nhiều biện pháp ngay từ đầu vụ. Một số biện pháp hiệu quả, được nhiều người áp dụng:
-
Luân canh trồng ngô với lúa nước hoặc các cây trồng nước. Đây là cách tốt nhất để cắt nguồn thức ăn trên đồng ruộng của sâu hại.
-
Đối với những vùng sâu đục thân ngô gây hại nặng nên chọn những giống ngô ít nhiễm bệnh sâu đục thân.
-
Thân cây ngô sau mỗi vụ thu hoạch nên nhanh chóng cho trâu bò ăn hoặc đem đốt. Để tiêu diệt hết những con sâu, con nhộng còn sống bên trong thân cây. Hạn chế sâu tồn tại đến các vụ sau.
-
Thường xuyên kiểm tra ruộng ngô để sớm phát hiện sâu đục thân. Để áp dụng các biện pháp tiêu diệt sâu non khi chúng chưa kịp đục vào bên trong thân cây ngô.
5. Biện pháp diệt trừ sâu đục thân hại ngô
5.1. Biện pháp sinh học
Nếu áp dụng biện pháp phòng trừ bệnh không đạt được hiệu quả thì bà con nên sử dụng chế phẩm sinh học Leven. Trong sản phẩm có chứa Metarhizium spp, Beauveria sp, Verticillium sp, Paecilomyces sp… có tác dụng kiểm soát côn trùng gây hại như sâu đục thân, sâu tơ, sâu xanh,... từ giai đoạn trứng đến giai đoạn trưởng thành.
Cách sử dụng Leven - thuốc diệt trừ sâu đục thân hại ngô
Pha 25 - 50ml Leven cho bình 16 - 25 lít nước. Phun ướt đẫm thân, cành, lá của cây ngô. Định kỳ phun 5 - 10 ngày/lần (tùy theo áp lực và mật độ sâu hại).
Phun phòng bệnh cũng pha theo dung tích như trên, từ 15 đến 30 ngày phun một lần cho cây.
Thuốc trừ sâu sinh học Leven sẽ có hiệu quả sau 2 đến 3 lần sử dụng, khoảng từ 10 đến 15 ngày. Do đây là chế phẩm sinh học nên rất an toàn, lành tính và không gây ô nhiễm môi trường. Vì thế bà con có thể an tâm khi sử dụng.
Đặc biệt, tháng này VNFarm đang có nhiều chương trình dùng thử cho khách hàng mới để trải nghiệm sản phẩm. Chi tiết chương trình khuyến mãi và tư vấn rõ hơn về sản phẩm vui lòng liên hệ trực tiếp với VNFarm qua số Hotline:
5.2. Biện pháp hóa học
Các chế phẩm dạng lỏng hoặc dạng hạt đều có thể sử dụng để tiêu diệt sâu đục thân. Để tiêu diệt sâu đục thân gỗ, cách tốt nhất là sử dụng các sản phẩm có chứa tiodicar và furatiocarb. Phun cho lá bằng các chế phẩm có chứa 2 loại này giúp kiểm soát tốt sự phá hoại của sâu đục thân trên cây ngô.
-
Sử dụng các loại thuốc Cyper 25EC; Vicarp 95BHN, Vibasu 40ND; Saivina 430SC,... để xịt nếu mật độ sâu quá cao.
-
Sử dụng phân bón Padan 4G; Vibasu 10H; Diaphos 10G; Vicarp 4H,... để diệt sâu đục thân ngô.
Những thông tin về sâu đục thân ngô và các phòng trừ hiệu quả được VNFarm chia sẻ trong bài viết sau. Hy vọng với những thông tin trên, có thể giúp bạn cải thiện được ruộng ngô nhà mình. Tiêu diệt được sâu đục thân, giúp ngô cho quả có chất lượng và năng suất cao. Mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân nông dân.
Để xem thêm nhiều thông tin hay về bệnh hại cây trồng thì hãy theo dõi các bài viết dưới nhất của VNFarm nhé!